- 1Quyết định 4524/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Thông tư 06/2012/TT-BXD quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ngành Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 3Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 4Luật Quy hoạch 2017
- 5Luật Chuyển giao công nghệ 2017
- 6Thông tư 10/2017/TT-BXD về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và hướng dẫn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Công văn 8616/VPCP-CN năm 2018 thực hiện lộ trình chấm dứt hoạt động của lò gạch đất sét nung sử dụng công nghệ lạc hậu và thực hiện dự án sản xuất gạch đất sét nung do Văn phòng Chính phủ ban hành
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2313/BXD-VLXD | Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2019 |
Kính gửi: Sở Xây dựng thành phố Hà Nội
Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 5805/SXD-KTXD ngày 04/7/2019 của Sở Xây dựng thành phố Hà Nội về những vướng mắc trong công tác quản lý vật liệu xây dựng. Về vấn đề này Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
1. Về vấn đề Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng
Tại điểm d, khoản 1, Điều 59 của Luật Quy hoạch Số 21/2017/QH14 ban hành ngày 24/11/2017 quy định: “Các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ đã được quyết định hoặc phê duyệt hết hiệu lực chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2018”. Theo nội dung quy định nêu trên, Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 4524/QĐ-UBND ngày 29/9/2011 của UBND thành phố Hà Nội không còn hiệu lực.
Do vậy, đối với việc xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt các dự án phát triển sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu, UBND thành phố Hà nội cần căn cứ vào chương trình phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng của địa phương, nhu cầu của thị trường, năng lực của chủ đầu tư và các quy định pháp luật về đầu tư và pháp luật liên quan để xem xét quyết định, đồng thời lấy ý kiến tham vấn của Bộ Xây dựng theo quy định tại Điều 29, Nghị định 24a/2016/NĐ- CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng.
2. Chuyển đổi công nghệ trong sản xuất gạch đất sét nung
Tại văn bản số 8616/VPCP-CN ngày 10/9/2018 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng có ý kiến chỉ đạo về việc thực hiện các dự án sản xuất gạch đất sét nung: “Trên cơ sở Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được phê duyệt, vùng nguyên liệu đã được quy hoạch, phù hợp với các chỉ tiêu tại Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và tình hình tiêu thụ vật liệu xây trên thị trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, chấp thuận đầu tư các dự án cải tạo, chuyển đổi công nghệ tiên tiến đối với gạch đất sét nung đảm bảo (lò tuy nen sản xuất theo công nghệ tiên tiến; mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao; tăng năng suất lao động; giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu; đảm bảo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường theo quy định)”.
Như vậy, các cơ sở sản xuất gạch thủ công, thủ công cải tiến có hệ thống xử lý khói thải, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch nằm trên địa bàn thành phố Hà nội cần phải chuyển đổi công nghệ theo hướng tiên tiến như nội dung trên.
Theo điều 2 của Luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017: “Công nghệ tiên tiến là công nghệ có trình độ công nghệ cao hơn trình độ công nghệ cùng loại hiện có tại Việt Nam, đã được ứng dụng trong thực tiễn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm vượt trội và thân thiện với môi trường”.
Những yêu cầu cụ thể đối với các dự án chuyển đổi công nghệ:
- Quy mô công suất: Các dây chuyền đầu tư phải có công suất không nhỏ hơn 20 triệu viên sản phẩm QTC/năm
- Dây chuyền gia công nguyên liệu, tạo hình sản phẩm: Phải đồng bộ, từ hệ thống cấp liệu đầu vào đến máy đùn ép, máy cắt gạch phải được cơ giới hóa, từng bước tiến tới tự động hóa.
- Công nghệ nung: Các dự án đầu tư, chuyển đổi phải áp dụng công nghệ lò tuy nen,
- Tiêu hao nhiên liệu, năng lượng: Yêu cầu về tiêu hao nhiệt năng ≤ 360 kCal/kg; điện năng ≤ 0,022 kWh/kg sản phẩm.
- Các tiêu chuẩn về môi trường: Phải đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với nước thải và khí thải theo quy định: QCVN 40:2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
3. Công tác hợp quy sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
3.1. Về nơi đăng ký kinh doanh của Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy
Theo điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư 10/2017/TT-BXD ngày 29/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, mã số QCVN 16:2017/BXD và hướng dẫn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, quy định: “Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ công bố hợp quy qua đường bưu điện theo quy định tại khoản 2 Điều này tới Sở Xây dựng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân công bố hợp quy đăng ký kinh doanh.”.
Do vậy, tổ chức, cá nhân chỉ đăng ký công bố hợp quy tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi mà tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp cần phải xác minh nơi đăng ký kinh doanh, Sở Xây dựng có thể đề nghị tổ chức, cá nhân công bố hợp quy cung cấp, bổ sung giấy đăng ký kinh doanh hoặc tra cứu thông tin trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia.
3.2. Về nhãn hiệu sản phẩm
Theo Điều 1 Thông tư 10/2017/TT-BXD thì Phạm vi điều chỉnh gồm:
“1. Thông tư này ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, mã số QCVN 16:2017/BXD.
2. Thông tư này hướng dẫn hoạt động chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng quy định tại QCVN 16:2017/BXD được sản xuất trong nước, nhập khẩu trước khi lưu thông trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng.”.
Như vậy, việc xem xét tính hợp pháp của nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư.
4. Chế độ báo cáo, cung cấp thông tin
Về hệ thống các biểu mẫu báo cáo định kỳ đối với các nhóm vật liệu xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành thông tư số 06/2012/TT-BXD ngày 10/10/2012 quy định về chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ngành Xây dựng, trong đó có biểu mẫu số 17/BCĐP về một số sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu. Ngoài ra, với những báo cáo đột xuất để phục vụ công tác quản lý nhà nước, trong văn bản đề nghị địa phương báo cáo Bộ Xây dựng đều gửi kèm theo các nội dung và biểu mẫu thống kê.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng, đề nghị Sở Xây dựng thành phố Hà Nội nghiên cứu, thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 1452/BXD-GĐ năm 2016 về tăng cường công tác quản lý đối với lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng trên phạm vi toàn quốc do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Thông tư 05/2019/TT-BXD về sửa đổi Phụ lục Thông tư 05/2018/TT-BXD hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 3Quyết định 836/QĐ-BXD năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 4Nghị định 95/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 09/2021/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 6Công văn 1466/BXD-KHCN năm 2021 về kiến nghị hướng dẫn thực hiện tiếp nhận Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Công văn 1482/BXD-KHCN năm 2021 vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện QCVN 16:2019/BXD do Bộ Xây dựng ban hành
- 1Quyết định 4524/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Thông tư 06/2012/TT-BXD quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ngành Xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 3Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 4Công văn 1452/BXD-GĐ năm 2016 về tăng cường công tác quản lý đối với lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng trên phạm vi toàn quốc do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Luật Quy hoạch 2017
- 6Luật Chuyển giao công nghệ 2017
- 7Thông tư 10/2017/TT-BXD về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và hướng dẫn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8Công văn 8616/VPCP-CN năm 2018 thực hiện lộ trình chấm dứt hoạt động của lò gạch đất sét nung sử dụng công nghệ lạc hậu và thực hiện dự án sản xuất gạch đất sét nung do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 05/2019/TT-BXD về sửa đổi Phụ lục Thông tư 05/2018/TT-BXD hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 10Quyết định 836/QĐ-BXD năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 11Nghị định 95/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị định 09/2021/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng
- 13Công văn 1466/BXD-KHCN năm 2021 về kiến nghị hướng dẫn thực hiện tiếp nhận Hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu do Bộ Xây dựng ban hành
- 14Công văn 1482/BXD-KHCN năm 2021 vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện QCVN 16:2019/BXD do Bộ Xây dựng ban hành
Công văn 2313/BXD-VLXD năm 2019 về trả lời vướng mắc trong công tác quản lý vật liệu xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 2313/BXD-VLXD
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 01/10/2019
- Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
- Người ký: Nguyễn Văn Sinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/10/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực