Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2194/BTC-NSNN | Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2022 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.
Trên cơ sở báo cáo của tỉnh Lạng Sơn tại các văn bản có liên quan1 (địa phương chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo); Bộ Tài chính có ý kiến về nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội của tỉnh Lạng Sơn năm 2020 như sau:
A. Về nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương (CCTL) năm 2020 của tỉnh Lạng Sơn:
I. Nhu cầu kinh phí tăng thêm thực hiện mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng và các loại phụ cấp năm 2020 là 991.921 triệu đồng, gồm:
1. Nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định số 47/2017/NĐ-CP và Nghị định số 76/2017/NĐ-CP tính đủ 12 tháng là 284.434 triệu đồng.
2. Nhu cầu kinh phí tăng thêm để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP và Nghị định số 88/2018/NĐ-CP tính đủ 12 tháng là 284.206 triệu đồng.
3. Nhu cầu thực hiện mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP và Nghị định số 44/2019/NĐ-CP là 302.662 triệu đồng, gồm:
- Quỹ tiền lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức khu vực hành chính, sự nghiệp là 250.896 triệu đồng.
- Quỹ tiền lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ chuyên trách, công chức xã là 28.108 triệu đồng.
- Hoạt động phí tăng thêm đối với Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là 2.121 triệu đồng.
- Quỹ trợ cấp tăng thêm đối với cán bộ xã nghỉ việc hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 44/2019/NĐ-CP là 2.586 triệu đồng.
- Kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn và tổ dân phố năm 2019 là 6.091 triệu đồng.
- Kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn và tổ dân phố năm 2020 là 11.362 triệu đồng.
- Kinh phí tăng thêm theo quy định để thực hiện chế độ phụ cấp cấp ủy các cấp theo Quy định số 169-QĐ/TW ngày 24/6/2008 của Ban Bí thư là 1.403 triệu đồng.
- Kinh phí tăng thêm thực hiện chế độ bồi dưỡng phục vụ hoạt động cấp ủy thuộc cấp tỉnh theo Quy định số 09-QĐ/VPTW ngày 22/9/2017 là 95 triệu đồng.
* Số thông báo chênh lệch giảm 19.835 triệu đồng so với số địa phương đề nghị (322.497 triệu đồng) do: giảm 14.200 triệu đồng quỹ tiền lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức khu vực hành chính sự nghiệp; giảm 5.635 triệu đồng quỹ tiền lương, phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ chuyên trách và công chức xã.
4. Nhu cầu kinh phí thực hiện một số loại phụ cấp, trợ cấp theo quy định là 120.619 triệu đồng, gồm:
- Kinh phí tăng do điều chỉnh địa bàn vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 131/QĐ-TTg và Quyết định số 582/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ2 tính đủ 12 tháng là 124.029 triệu đồng.
- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm 2020 theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ là 64.945 triệu đồng3.
- Kinh phí thực hiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2020 theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP là 8.445 triệu đồng.
- Kinh phí thực hiện chính sách nghỉ chờ nghỉ hưu năm 2020 theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP là 978 triệu đồng.
- Kinh phí phụ cấp dân quân tự vệ tăng thêm năm 2020 là 16.830 triệu đồng.
- Kinh phí tăng thêm thực hiện chế độ thù lao chức vụ lãnh đạo Hội đặc thù năm 2020 theo Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg là 3.028 triệu đồng.
- Kinh phí giảm do điều chỉnh số lượng cán bộ, công chức cấp xã; mức khoán phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ là -97.636 triệu đồng, trong đó: năm 2019 tính 06 tháng là -32.545 triệu đồng, năm 2020 tính 12 tháng là -65.091 triệu đồng.
II. Nguồn kinh phí NSĐP thực hiện CCTL năm 2020 của tỉnh Lạng Sơn là 611.139 triệu đồng, gồm:
- Nguồn 70% tăng thu ngân sách địa phương (không kể tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết; các khoản loại trừ theo Nghị quyết số 86/2019/QH14 ngày 12/11/2019 của Quốc hội) thực hiện 2019 so dự toán Thủ tướng Chính phủ giao năm 2019 là 249.003 triệu đồng (Văn bản số 14152/BTC-NSNN ngày 13/12/2021 của Bộ Tài chính).
- Nguồn 50% tăng thu ngân sách địa phương (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết) dự toán 2020 so dự toán 2017 Thủ tướng Chính phủ giao là 152.350 triệu đồng.
- Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên là 139.609 triệu đồng (năm 2017 là 116.931 triệu đồng, phần tăng thêm năm 2020 là 22.678 triệu đồng).
- Nguồn thu sự nghiệp được dành để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định năm 2020 là 14.422 triệu đồng (gồm: học phí 5.236 triệu đồng, viện phí 6.665 triệu đồng, nguồn thu khác 2.521 triệu đồng).
- Nguồn 50% phần NSNN giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 18,19-NQ/TW là 18.186 triệu đồng.
- Nguồn thực hiện CCTL năm 2019 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2020 là 37.569 triệu đồng (Văn bản số 12216/BTC-NSNN ngày 06/10/2020 của Bộ Tài chính).
Như vậy, nguồn kinh phí thực hiện CCTL năm 2020 của Tỉnh còn thiếu là 380.782 triệu đồng (991.921 triệu đồng - 611.139 triệu đồng).
Dự toán năm 2020, NSTW đã bổ sung cho Tỉnh 713.618 triệu đồng để thực hiện cải cách tiền lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng (tại Quyết định số 2503/QĐ-BTC ngày 29/11/2019). Như vậy, nguồn kinh phí NSTW bổ sung cho Tỉnh còn dư là 332.836 triệu đồng (713.618 triệu đồng - 380.782 triệu đồng).
B. Về tình hình thực hiện các chính sách ASXH trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2020:
I. Nguyên tắc hỗ trợ từ NSTW cho ngân sách tỉnh Lạng Sơn để thực hiện các chính sách ASXH trên địa bàn Tỉnh năm 2020:
Theo quy định tại Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 28/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ4, tỉnh Lạng Sơn thuộc diện được NSTW hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí tăng thêm thực hiện các chính sách ASXH do Trung ương ban hành. Hằng năm, trường hợp địa phương còn dư nguồn thực hiện CCTL, sau khi đã đảm bảo đủ nhu cầu CCTL trong năm thì sử dụng để thực hiện các chính sách ASXH do Trung ương ban hành; trường hợp sau khi sử dụng hết nguồn CCTL còn dư mà địa phương vẫn còn thiếu nguồn thì NSTW sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu.
II. Về nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện một số chính sách ASXH năm 2020:
Căn cứ nguyên tắc hỗ trợ nêu tại Mục I, căn cứ chế độ quy định và trên cơ sở báo cáo của tỉnh Lạng Sơn (địa phương chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo), Bộ Tài chính thông báo nguồn và nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách ASXH do Trung ương ban hành năm 2020 của Tỉnh như sau:
1. Các chính sách thuộc sự nghiệp y tế:
Tỉnh báo cáo tổng kinh phí NSNN thực hiện chính sách mua thẻ BHYT là 445.910 triệu đồng.
Bộ Tài chính xác định:
- Tổng kinh phí NSNN thực hiện chính sách mua thẻ BHYT xác định theo chế độ là 445.285 triệu đồng5, giảm 625 triệu đồng so với số địa phương đề nghị do không xác định kinh phí thực hiện chính sách BHYT đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng (theo quy định của Luật BHYT, đối tượng này do BHXH chi trả).
- Nguồn kinh phí đã bố trí trong dự toán chi cân đối NSĐP năm 2017 (và được ổn định trong giai đoạn 2017-2020) để thực hiện các chính sách ASXH thuộc sự nghiệp y tế là 325.864 triệu đồng6.
- Kinh phí NSNN hỗ trợ còn thiếu là 119.421 triệu đồng (445.285 triệu đồng - 325.864 triệu đồng).
2. Các chính sách thuộc sự nghiệp đảm bảo xã hội:
Tỉnh báo cáo tổng kinh phí thực hiện một số chính sách thuộc sự nghiệp đảm bảo xã hội là 148.591 triệu đồng.
Bộ Tài chính xác định:
- Tổng kinh phí NSNN thực hiện một số chính sách thuộc sự nghiệp đảm bảo xã hội xác định theo chế độ là 148.591 triệu đồng7, bằng số kinh phí địa phương đề nghị.
- Nguồn kinh phí NSNN đã bố trí trong dự toán chi cân đối NSĐP năm 2017 (và được ổn định trong giai đoạn 2017-2020) để thực hiện các chính sách ASXH thuộc sự nghiệp đảm bảo xã hội là 118.997 triệu đồng8.
- Kinh phí NSNN hỗ trợ còn thiếu là 29.594 triệu đồng (148.591 triệu đồng - 118.997 triệu đồng).
3. Các chính sách thuộc sự nghiệp giáo dục - đào tạo:
Tỉnh báo cáo tổng nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách thuộc sự nghiệp giáo dục và đào tạo là 399.209 triệu đồng9.
Bộ Tài chính xác định:
- Tổng kinh phí NSNN hỗ trợ thực hiện một số chính sách thuộc sự nghiệp giáo dục và đào tạo xác định theo chế độ là 399.169 triệu đồng10, giảm 40 triệu đồng so với số kinh phí địa phương đề nghị do xác định lại kinh phí mua tủ thuốc dùng chung của chính sách đối với học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
- Nguồn kinh phí NSNN đã bố trí trong dự toán chi cân đối NSĐP năm 2017 (và được ổn định trong giai đoạn 2017-2020) để thực hiện các chính sách ASXH thuộc sự nghiệp giáo dục - đào tạo là 233.949 triệu đồng11.
- Như vậy, số kinh phí NSNN hỗ trợ còn thiếu là 165.220 triệu đồng (399.169 triệu đồng - 233.949 triệu đồng).
4. Các chính sách thuộc sự nghiệp kinh tế:
Tỉnh báo cáo kinh phí NSNN thực hiện chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa là 31.629 triệu đồng.
Bộ Tài chính xác định:
- Tổng kinh phí NSNN thực hiện chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa là 31.629 triệu đồng, bằng số kinh phí địa phương đề nghị.
- Nguồn kinh phí NSNN đã bố trí trong dự toán chi cân đối NSĐP năm 2017 (và được ổn định trong giai đoạn 2017-2020) để thực hiện chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa là 32.690 triệu đồng.
- Kinh phí NSNN hỗ trợ còn dư là 1.061 triệu đồng (32.690 triệu đồng - 31.629 triệu đồng).
Như vậy, tổng kinh phí NSTW hỗ trợ cho Tỉnh để thực hiện các chính sách ASXH năm 2020 còn thiếu là 313.174 triệu đồng (119.421 triệu đồng + 29.594 triệu đồng + 165.220 triệu đồng - 1.061 triệu đồng). Tại Quyết định số 2503/QĐ-BTC ngày 29/11/2019, Bộ Tài chính đã bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho ngân sách tỉnh Lạng Sơn kinh phí để thực hiện các chính sách ASXH năm 2020 là 345.807 triệu đồng12. Như vậy, NSTW hỗ trợ cho Tỉnh thực hiện các chính sách ASXH trong dự toán năm 2020 còn dư là 32.633 triệu đồng (345.807 triệu đồng - 313.174 triệu đồng).
Tóm lại:
(1) Về nguồn thực hiện CCTL: Kinh phí NSTW bổ sung cho Tỉnh để thực hiện CCTL năm 2020 còn dư là 332.836 triệu đồng.
(2) Về nguồn thực hiện chính sách ASXH: Kinh phí NSTW hỗ trợ cho Tỉnh để thực hiện các chính sách ASXH năm 2020 còn dư là 32.633 triệu đồng.
Như vậy, kinh phí NSTW bổ sung cho Tỉnh để thực hiện CCTL và ASXH năm 2020 còn dư là 365.469 triệu đồng (332.836 triệu đồng + 32.633 triệu đồng).
Tại Văn bản số 6428/BTC-NSNN ngày 16/6/2021, Bộ Tài chính đã xác định nguồn NSTW bổ sung cho NSĐP để thực hiện CCTL năm 2020 còn dư là 254.000 triệu đồng; đồng thời đề nghị địa phương có báo cáo chính thức nhu cầu, nguồn CCTL và kết quả thực hiện các chính sách ASXH trước ngày 25/6/2021. Đến ngày 30/6/2021, trường hợp địa phương chưa báo cáo, Bộ Tài chính giao KBNN thực hiện trích tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh của địa phương để hoàn trả NSTW.
Ngày 20/7/2021, Bộ Tài chính có Văn bản số 7992/BTC-KBNN đã giao KBNN trích tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn số tiền 254.000 triệu đồng để hoàn trả NSTW (KBNN đã trích tồn quỹ số tiền này).
Nay, trên cơ sở báo cáo của địa phương về việc thực hiện chính sách tiền lương và các chính sách ASXH (địa phương chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo), Bộ Tài chính xác định nguồn NSTW bổ sung cho NSĐP để thực hiện CCTL và các chính sách ASXH năm 2020 còn dư là 365.469 triệu đồng, tăng 111.469 triệu đồng so với Văn bản số 6428/BTC-NSNN ngày 16/6/2021 của Bộ Tài chính. Đề nghị tỉnh Lạng Sơn hoàn trả NSTW số kinh phí 111.469 triệu đồng trước ngày 31/3/2022. Trường hợp đến thời hạn trên, địa phương chưa hoàn trả NSTW, Bộ Tài chính giao KBNN trích tồn quỹ ngân sách cấp tỉnh của tỉnh Lạng Sơn số tiền 111.469 triệu đồng để hoàn trả NSTW.
C. Về một số chính sách khác:
Đối với kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi năm 2020 theo Nghị định số 96/2018/NĐ-CP ngày 30/06/2018 của Chính phủ và kinh phí thực hiện các chính sách Đề án đào tạo cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn năm 2020 theo Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ: Bộ Tài chính sẽ xem xét, xử lý sau.
Bộ Tài chính thông báo để Ủy ban nhân dân Tỉnh biết và chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp tổ chức thực hiện./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
1 Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn có Văn bản số 850/UBND-KT ngày 28/6/2021 báo cáo nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2020; Văn bản số 125/BC-UBND ngày 30/3/2021 báo cáo kết quả thực hiện chính chính sách an sinh xã hội năm 2020; Văn bản số 870/UBND-KT ngày 30/6/2021 báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm 2020. Sở Tài chính tỉnh Lạng Sơn có Văn bản số 3909/STC-QLNS ngày 31/12/2021 rà soát lại và báo cáo nguồn và nhu cầu kinh phí thực hiện CCTL năm 2020; Văn bản số 1948/STC-QLNS ngày 12/7/2021 bổ sung báo cáo kết quả thực hiện chính chính sách an sinh xã hội năm 2020.
2 Tỉnh Lạng Sơn có 38 xã mới vào vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và 04 xã ra khỏi vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 99 thôn mới vào vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và 81 thôn ra khỏi vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Kết quả thẩm định nguồn và nhu cầu thực hiện CCTL năm 2018 đã xác định khoản kinh phí này là 124.029 triệu đồng, kinh phí này ổn định sang năm 2019 và năm 2020 tính đủ 12 tháng theo đúng quy định tại Thông tư số 46/2019/TT-BTC ngày 23/7/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định nhu cầu và nguồn thực hiện CCTL năm 2019 và năm 2020 (theo hướng dẫn tại Văn bản số 14846/BTC-NSNN ngày 02/12/2020 của Bộ Tài chính).
3 Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn báo cáo kết quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm 2020 theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP của Chính phủ tại Văn bản số 870/UBND-KT ngày 30/6/2021.
4 Về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP thực hiện các chính sách ASXH do Trung ương ban hành giai đoạn 2017 - 2020.
5 Gồm: Kinh phí mua thẻ BHYT cho (1) người nghèo, người dân tộc thiểu số, người sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn là 333.890 triệu đồng; (2) trẻ em dưới 6 tuổi là 72.170 triệu đồng; (3) hộ cận nghèo, hộ nông, lâm, diêm nghiệp có mức sống trung bình là 1.941 triệu đồng; (4) học sinh, sinh viên là 10.734 triệu đồng; (5) cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tiến là 13.692 triệu đồng; (6) người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội là 10.475 triệu đồng; (8) kinh phí hỗ trợ BHXH tự nguyện là 2.383 triệu đồng.
6 Gồm: Kinh phí mua thẻ BHYT cho (1) người nghèo, người dân tộc thiểu số, người sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn là 240.917 triệu đồng; (2) trẻ em dưới 6 tuổi là 53.334 triệu đồng; (3) học sinh, sinh viên là 8.581 triệu đồng; (4) cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tiến là 8.933 triệu đồng; (5) người thuộc đối tượng bảo trợ xã hội là 14.099 triệu đồng.
7 Gồm: (1) Kinh phí thực hiện chính sách BTXH là 114.328 triệu đồng; (2) Kinh phí thực hiện chính sách mai táng phí cho các đối tượng tham gia kháng chiến (bao gồm cả các đối tượng đã mất năm 2017, 2018 nhưng chưa chi được) là 16.023 triệu đồng; (3) Kinh phí hỗ trợ người có uy tín trong đồng bào DTTS là 2.965 triệu đồng; (4) Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo, hộ chính sách là 15.275 triệu đồng.
8 Gồm: (1) Kinh phí thực hiện chính sách BTXH là 107.707 triệu đồng; (2) Kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg là 11.290 triệu đồng.
9 Chưa bao gồm kinh phí đào tạo cán bộ quân sự cấp xã theo Quyết định số 799/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
10 Gồm: (1) Hỗ trợ học bổng học sinh nội trú là 49.716 triệu đồng; (2) Chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ 3-5 tuổi là 31.015 triệu đồng; (3) Hỗ trợ GVMN dạy lớp ghép 3.353 triệu đồng; (4) Hỗ trợ học bổng và phương tiện học tập cho học sinh khuyết tật là 9.097 triệu đồng; (5) Chính sách hỗ trợ sinh viên là người DTTS thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg là 322 triệu đồng; (6) Chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp là 9.762 triệu đồng; (7) Hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí là 65.572 triệu đồng; (8) Hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn ĐBKK là 230.113 triệu đồng; (9) Hỗ trợ kinh phí thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS là 219 triệu đồng.
11 Gồm: (1) Hỗ trợ học bổng học sinh nội trú là 35.917 triệu đồng; (2) Chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ 3-5 tuổi là 28.288 triệu đồng; (3) Hỗ trợ học bổng và phương tiện học tập cho học sinh khuyết tật là 6.109 triệu đồng; (4) Chính sách hỗ trợ sinh viên là người DTTS thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg là 2.309 triệu đồng; (5) Hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn ĐBKK là 161.326 triệu đồng.
12 Gồm: kinh phí thực hiện các chính sách thuộc sự nghiệp giáo dục là 195.474 triệu đồng, kinh phí thực hiện các chính sách thuộc sự nghiệp y tế là 135.635 triệu đồng, kinh phí thực hiện các chính sách thuộc sự nghiệp đảm bảo xã hội là 14.698 triệu đồng.
- 1Quyết định 387/QĐ-UBDT năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 107/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 2Công văn 857/VPCP-KTTH năm 2021 về sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương còn dư năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 62/QĐ-BCĐCCTLBHXH năm 2021 về Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công
- 4Công văn 437/VPCP-QHĐP năm 2022 xử lý kiến nghị về chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 5234/LĐTBXH-BTTTT năm 2022 hướng dẫn chi trả không dùng tiền mặt đến đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Công văn 11825/BTC-NSNN năm 2023 tăng thu năm 2021 dành nguồn cải cách tiền lương năm 2022, thông báo nhu cầu, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 14424/BTC-NSNN nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 của tỉnh Lạng Sơn do Bộ Tài chính ban hành
- 8Công văn 1058/BTC-KBNN năm 2024 phân bổ kinh phí được sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương do Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật bảo hiểm y tế 2008
- 2Quyết định 102/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quy định 169-QĐ/TW năm 2008 về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên các cấp do Ban Bí thư ban hành
- 4Quyết định 30/2011/QĐ-TTg về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 799/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án đào tạo cán bộ quân sự Ban Chỉ huy quân sự xã phường, thị trấn trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở đến năm 2020 và những năm tiếp theo do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 66/2013/QĐ-TTg quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại cơ sở giáo dục đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 8Nghị định 26/2015/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội
- 9Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 10Nghị định 116/2016/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn
- 11Quyết định 131/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Nghị định 88/2018/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng
- 13Quyết định 582/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 579/QĐ-TTg năm 2017 về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Nghị định 76/2017/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng
- 16Quy định 09-QĐ/VPTW năm 2017 về chế độ chi tiêu hoạt động của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương do Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 17Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 18Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 19Nghị định 72/2018/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 20Nghị định 96/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
- 21Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 22Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 23Nghị định 34/2019/NĐ-CP sửa đổi quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
- 24Nghị định 44/2019/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng
- 25Quyết định 387/QĐ-UBDT năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 107/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 26Thông tư 46/2019/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 44/2019/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 27Nghị quyết 86/2019/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 do Quốc hội ban hành
- 28Quyết định 2503/QĐ-BTC năm 2019 về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 29Công văn 857/VPCP-KTTH năm 2021 về sử dụng nguồn kinh phí cải cách tiền lương còn dư năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 30Quyết định 62/QĐ-BCĐCCTLBHXH năm 2021 về Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công
- 31Công văn 437/VPCP-QHĐP năm 2022 xử lý kiến nghị về chính sách an sinh xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 32Công văn 5234/LĐTBXH-BTTTT năm 2022 hướng dẫn chi trả không dùng tiền mặt đến đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 33Công văn 11825/BTC-NSNN năm 2023 tăng thu năm 2021 dành nguồn cải cách tiền lương năm 2022, thông báo nhu cầu, nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2022 do Bộ Tài chính ban hành
- 34Công văn 14424/BTC-NSNN nhu cầu và nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 của tỉnh Lạng Sơn do Bộ Tài chính ban hành
- 35Công văn 1058/BTC-KBNN năm 2024 phân bổ kinh phí được sử dụng từ nguồn cải cách tiền lương do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 2194/BTC-NSNN năm 2022 về nhu cầu và nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội năm 2020 do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 2194/BTC-NSNN
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 08/03/2022
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Võ Thành Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra