Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19850/SLĐTBXH-LĐ | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2014 |
Kính gửi: | - Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp; |
Thực hiện Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (sau đây gọi chung là doanh nghiệp);
Nay Sở Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:
I. Về mức lương tối thiểu vùng:
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 như sau:
- Mức 3.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
- Mức 2.750.000 đồng/tháng áp dụng đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp trên địa bàn nào thì thực hiện mức lương tối thiểu vùng trên địa bàn đó. Đối với doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
II. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015:
1. Mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định tại Mục I nêu trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề. Người lao động đã qua học nghề bao gồm các trường hợp sau:
- Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học nghề theo quy định tại Nghị định số 90/CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
- Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998, Luật Giáo dục năm 2005 và chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Luật Việc làm;
- Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
- Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ nghề của cơ sở đào tạo nước ngoài;
- Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.
2. Căn cứ vào mức tiền lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định và các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động với người lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của doanh nghiệp, doanh nghiệp phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động để thỏa thuận, xác định việc điều chỉnh các mức tiền lương trong thang lương, bảng lương, bảo đảm các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
Trên cơ sở thang lương, bảng lương đã được điều chỉnh theo mức lương tối thiểu vùng nêu trên, doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận điều chỉnh mức lương ghi trên hợp đồng lao động và mức lương trả cho người lao động cho phù hợp, bảo đảm các quy định pháp luật lao động và tương quan hợp lý tiền lương giữa lao động chưa qua đào tạo và lao động đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, giữa lao động mới tuyển dụng và lao động có thâm niên làm việc tại doanh nghiệp.
3. Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại Mục I nêu trên, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại; chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
III. Triển khai thực hiện:
1. Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn:
- Doanh nghiệp xây dựng phương án triển khai áp dụng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định và sớm công bố công khai kết quả cho người lao động biết. Quá trình thực hiện, doanh nghiệp cần tổ chức trao đổi, thỏa thuận với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở và người lao động các mức điều chỉnh cụ thể.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát tất cả các hợp đồng lao động, thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, thỏa ước lao động tập thể, quy chế trả lương, quy chế thưởng và các quy chế khác của doanh nghiệp đang áp dụng. Trường hợp có nội dung chưa phù hợp quy định pháp luật lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm điều chỉnh, bổ sung đảm bảo phù hợp quy định hiện hành. Thang lương, bảng lương, định mức lao động sau khi điều chỉnh phải gửi Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp.
2. Đối với Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghệ cao, Ủy ban nhân dân 24 quận, huyện (Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội):
- Tăng cường tổ chức tập huấn, tuyên truyền, hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định pháp luật lao động về mức lương tối thiểu vùng. Tiếp nhận thang lương, bảng lương, định mức lao động do doanh nghiệp gửi để rà soát, kiểm tra. Trường hợp phát hiện nội dung không đúng quy định thì phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung theo đúng quy định của pháp luật lao động.
- Tăng cường theo dõi, giám sát các doanh nghiệp trong tổ chức thực hiện các quy định pháp luật lao động về tiền lương tối thiểu vùng, bảo đảm các doanh nghiệp thực hiện việc trả lương và các chế độ khác đối với người lao động theo quy định Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp nhanh chóng triển khai thực hiện mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ. Quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp phản ánh kịp thời về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công) số 159 Pasteur, quận 3, điện thoại số 38.295.900 để cùng phối hợp giải quyết./.
Nơi nhận: | KT.GIÁM ĐỐC |
- 1Công văn 13344/SLĐTBXH-LĐ năm 2012 triển khai quy định mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Công văn 17142/SLĐTBXH-LĐ năm 2013 triển khai Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Công văn 25416/SLĐTBXH-LĐ năm 2015 thực hiện Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Công văn 696/LĐLĐ năm 2019 thực hiện Nghị định 90/2019/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng do Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội ban hành
- 5Công văn 294/LĐLĐ năm 2022 thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ban hành
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Luật Dạy nghề 2006
- 3Nghị định 90-CP năm 1993 quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo của Việt Nam
- 4Luật Giáo dục 1998
- 5Bộ Luật lao động 2012
- 6Công văn 13344/SLĐTBXH-LĐ năm 2012 triển khai quy định mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 103/2012/NĐ-CP do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương
- 8Luật việc làm 2013
- 9Công văn 17142/SLĐTBXH-LĐ năm 2013 triển khai Nghị định 182/2013/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Nghị định 103/2014/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động
- 11Công văn 25416/SLĐTBXH-LĐ năm 2015 thực hiện Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Công văn 696/LĐLĐ năm 2019 thực hiện Nghị định 90/2019/NĐ-CP về lương tối thiểu vùng do Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội ban hành
- 13Công văn 294/LĐLĐ năm 2022 thực hiện Nghị định 38/2022/NĐ-CP về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 19850/SLĐTBXH-LĐ năm 2014 triển khai Nghị định 103/2014/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 19850/SLĐTBXH-LĐ
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 08/12/2014
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Huỳnh Thanh Khiết
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/12/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra