Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ THÔNG TIN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1956/BTTTT-CNTT | Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2016 |
Kính gửi: Quý Hiệp hội, doanh nghiệp
Triển khai Kế hoạch hành động Quốc gia về IPv6, trong thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính chính sách nhằm thúc đẩy việc sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6 và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6. Để tạo Điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc áp dụng các cơ chế chính sách này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổng hợp, hướng dẫn một số ưu đãi trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất thiết bị, phần mềm, nội dung hỗ trợ IPv6, cụ thể như sau:
I. Về chính sách đầu tư:
- Theo quy định tại Điều 16 Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, hoạt động sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm, dịch vụ phần mềm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin, bảo vệ an toàn thông tin là ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư (bao gồm thiết bị, phần mềm, nội dung hỗ trợ công nghệ Internet IPv6).
- Theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng thì công nghệ IPv6 thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển. Hoạt động nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu các thiết bị, phần mềm và hoạt động ứng dụng công nghệ IPv6 khác được hưởng các mức ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Luật công nghệ cao.
- Bên cạnh đó, cũng theo Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, thì các thiết bị, phần mềm, dịch vụ hỗ trợ công nghệ Internet IPv6 thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
Theo đó, các dự án đầu tư sản xuất trong lĩnh vực các thiết bị, phần mềm, nội dung hỗ trợ công nghệ Internet IPv6 được hưởng các chính sách để khuyến khích phát triển như: chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định, thuế nguyên liệu, vật tư linh kiện; miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất. Các cơ chế chính sách ưu đãi được nêu cụ thể trong phần sau.
II. Về chính sách thuế:
2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12; Luật số 32/2013/QH13 và Luật số 71/2014/QH13 đã quy định cụ thể về lĩnh vực được hưởng ưu đãi thuế. Hướng dẫn thực hiện quy định của Luật, tại Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin như sau:
* Về đối tượng được hưởng ưu đãi liên quan đến sản xuất thiết bị, phần mềm, nội dung hỗ trợ công nghệ Internet IPv6 gồm:
(i) Dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP), khu kinh tế, khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(ii) Dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm phần mềm.
(iii) Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
(iv) Dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, dự án khai thác khoáng sản) đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và có tổng doanh thu tối thiểu đạt mười nghìn tỷ đồng/năm, chậm nhất sau ba năm kể từ năm có doanh thu; Dự án có quy mô vốn đầu tư tối thiểu sáu nghìn tỷ đồng, thực hiện giải ngân không quá ba năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và sử dụng trên ba nghìn lao động.
(v) Dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 (mười hai nghìn) tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật Công nghệ cao, Luật Khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
(vi) Phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường đáp ứng tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; Phần thu nhập từ hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản theo quy định của Luật Xuất bản; Phần thu nhập từ hoạt động báo in (kể cả quảng cáo trên báo in) của cơ quan báo chí theo quy định của Luật báo chí.
(vii) Dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
(viii) Dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi).
* Về mức ưu đãi:
- Áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng tiêu chí tại các điểm (i), (ii), (iii), (iv) và (v) nêu trên.
- Áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian thực hiện, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo đối với dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng tiêu chí tại điểm (vi) nêu trên; trường hợp thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được miễn thuế 04 năm và giảm thuế trong 09 năm.
- Áp dụng thuế suất 20% trong 10 năm, miễn thuế 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng tiêu chí tại điểm (vii) nêu trên.
- Miễn thuế 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với dự án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin đáp ứng tiêu chí tại điểm (viii) nêu trên.
Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, thu nhập từ bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm và thu nhập từ sản xuất sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam được miễn thuế tối đa không quá 01 năm, kể từ ngày bắt đầu có doanh thu từ bán sản phẩm theo hợp đồng nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, sản xuất thử nghiệm hoặc sản xuất theo công nghệ mới.
Kể từ kỳ tính thuế TNDN năm 2014, thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, được miễn thuế trong thời gian thực hiện hợp đồng và tối đa không quá 03 năm kể từ ngày bắt đầu có doanh thu từ thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; thu nhập từ bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, được miễn thuế tối đa không quá 05 năm kể từ ngày có doanh thu từ bán sản phẩm; thu nhập từ bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm trong thời gian sản xuất thử nghiệm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất thiết bị, phần mềm và nội dung, công nghệ IPv6 là lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt ưu đãi đầu tư, được áp dụng chính sách ưu đãi thuế TNDN ở mức cao nhất. Các doanh nghiệp căn cứ vào các quy định nên trên để áp dụng cho phù hợp.
2.2. Thuế nhập khẩu
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 12 Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu thì hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định được miễn thuế nhập khẩu, bao gồm:
a) Thiết bị, máy móc;
b) Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy;
c) Linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng quy định tại điểm a và điểm b;
d) Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi Tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc quy định tại điểm a;
Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của các dự án đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 (năm) năm, kể từ ngày bắt đầu sản xuất.
Theo đó, đối với lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất thiết bị phần mềm và nội dung, công nghệ IPv6 là ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư thì các loại hàng hóa nêu trên sẽ được miễn thuế nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư (bao gồm sản xuất chất bán dẫn và linh kiện điện tử kỹ thuật cao; sản phẩm phần mềm, sản phẩm CNTT trọng điểm, nội dung thông tin số).
2.3. Về thuế giá trị gia tăng (GTGT):
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12, Luật số 31/2013/QH13, các Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ và Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì:
Các loại hàng hóa, dịch vụ liên quan đến lĩnh vực CNTT thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, bao gồm: Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và Internet phổ cập theo chương trình của Chính phủ; Dịch vụ bưu chính, viễn thông từ nước ngoài vào Việt Nam (chiều đến); Máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; phần mềm máy tính (bao gồm sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm).
Theo đó, các sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm IPv6 thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
III. Về tiền thuê đất, thuê mặt nước:
Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định:
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê đối với: Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Đất xây dựng công trình sự nghiệp của các tổ chức sự nghiệp công; đất xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp khoa học và công nghệ nếu đáp ứng được các điều kiện liên quan (nếu có) bao gồm: Đất xây dựng phòng thí nghiệm, đất xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đất xây dựng cơ sở thực nghiệm, đất xây dựng cơ sở sản xuất thử nghiệm.
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng tối đa không quá 03 năm kể từ ngày có quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước.
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước của thời gian xây dựng cơ bản, như sau:
+ Ba (3) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư; đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường.
+ Bảy (7) năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
+ Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
+ Mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.
Căn cứ nội dung trên, các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất thiết bị, phần mềm và nội dung; công nghệ IPv6 đối chiếu, áp dụng các chính sách ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước phù hợp các quy định của pháp luật
IV. Về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu:
Theo quy định tại Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu, căn cứ Khoản VI Phụ lục 2 về Danh mục mặt hàng được vay vốn tín dụng xuất khẩu thì phần mềm tin học (phần mềm, nội dung cho IPv6) thuộc Danh mục được mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu.
Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất các thiết bị, phần mềm, dịch vụ hỗ trợ công nghệ Internet IPv6 còn được hưởng các ưu đãi khác của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia.
V. Ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu CNTT tập trung
Theo quy định của Luật Công nghệ thông tin thì khu công nghệ thông tin tập trung là loại hình khu công nghệ cao, tập trung hoặc liên kết cơ sở nghiên cứu - phát triển, sản xuất, kinh doanh, đào tạo về công nghệ thông tin. Tổ chức, cá nhân đầu tư và hoạt động trong khu công nghệ thông tin tập trung được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước áp dụng đối với khu công nghệ cao.
Theo đó, các dự án đầu tư sản xuất thiết bị, phần mềm, nội dung hỗ trợ công nghệ Internet IPv6 đầu tư vào khu công nghệ thông tin tập trung được hưởng ưu đãi quy định tại Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 với các chính sách ưu đãi như đối với dự án đầu tư vào khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.
Trên đây là hướng dẫn về các cơ chế, chính sách ưu đãi đối với hoạt động nghiên cứu, sản xuất thiết bị, phần mềm, nội dung hỗ trợ công nghệ IPv6 để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan áp dụng, thực hiện.
Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng thông báo./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 360/QĐ-BTTTT về Kế hoạch hoạt động thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2015 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Thông tư 19/2015/TT-BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về IPv6 đối với thiết bị nút do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Thông tư 20/2015/TT-BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về IPv6 đối với thiết bị định tuyến biên khách hàng do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Công văn 2220/BTTTT-KHCN năm 2016 hướng dẫn áp dụng, thực hiện QCVN 101:2016/BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Công văn 14971/BTC-CST năm 2017 về thực hiện chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực công nghệ thông tin theo Nghị quyết 41/NQ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 1509/QĐ-BTTTT năm 2014 sửa đổi Quyết định 433/QĐ-BTTTT về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Công văn 3977/BTTTT-CNTT năm 2019 về xác nhận ngành nghề sản xuất phần mềm, dịch vụ phần mềm do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Quyết định 38/QĐ-BTTTT năm 2021 về phê duyệt "Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đối IPv6 cho cơ quan nhà nước giai đoạn 2021-2025" do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Quyết định 671/QĐ-BTTTT năm 2024 hướng dẫn xác định chi phí phần mềm nội bộ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Luật Chuyển giao công nghệ 2006
- 3Luật Báo chí 1989
- 4Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- 5Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
- 6Luật Công nghệ cao 2008
- 7Nghị định 123/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng
- 8Nghị định 124/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 9Nghị định 87/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 10Nghị định 75/2011/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và xuất khẩu của nhà nước
- 11Luật xuất bản 2012
- 12Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013
- 13Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013
- 14Luật khoa học và công nghệ năm 2013
- 15Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 16Nghị định 154/2013/NĐ-CP quy định về khu công nghệ thông tin tập trung
- 17Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng
- 18Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
- 19Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 20Nghị định 46/2014/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
- 21Quyết định 66/2014/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
- 23Luật Đầu tư 2014
- 24Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế
- 25Quyết định 360/QĐ-BTTTT về Kế hoạch hoạt động thúc đẩy phát triển IPv6 năm 2015 của Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 26Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư
- 27Thông tư 19/2015/TT-BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về IPv6 đối với thiết bị nút do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 28Thông tư 20/2015/TT-BTTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về IPv6 đối với thiết bị định tuyến biên khách hàng do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 29Công văn 2220/BTTTT-KHCN năm 2016 hướng dẫn áp dụng, thực hiện QCVN 101:2016/BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 30Công văn 14971/BTC-CST năm 2017 về thực hiện chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực công nghệ thông tin theo Nghị quyết 41/NQ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 31Quyết định 1509/QĐ-BTTTT năm 2014 sửa đổi Quyết định 433/QĐ-BTTTT về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 32Công văn 3977/BTTTT-CNTT năm 2019 về xác nhận ngành nghề sản xuất phần mềm, dịch vụ phần mềm do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 33Quyết định 38/QĐ-BTTTT năm 2021 về phê duyệt "Chương trình thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đối IPv6 cho cơ quan nhà nước giai đoạn 2021-2025" do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 34Quyết định 671/QĐ-BTTTT năm 2024 hướng dẫn xác định chi phí phần mềm nội bộ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Công văn 1956/BTTTT-CNTT năm 2016 hướng dẫn ưu đãi trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất thiết bị, phần mềm, nội dung hỗ trợ công nghệ IPv6 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- Số hiệu: 1956/BTTTT-CNTT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 13/06/2016
- Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Người ký: Tô Thị Thu Hương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/06/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra