- 1Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 5619/TCT-CS năm 2015 về dấu bán hàng qua điện thoại tại tiêu thức chữ ký người mua hàng do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 2402/BTC-TCT năm 2016 hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử do Bộ Tài chính ban hành
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14478/CT-TTHT | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 12 năm 2019 |
Kính gửi: Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản
Địa chỉ: 420 Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Mã số thuế: 0300105356
Trả lời văn bản số 3237/CTY-TCKT ngày 10/08/2019 của Công ty về chính sách thuế, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa đơn, cung ứng dịch vụ;
Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT:
Tại Khoản 5 Điều 5 quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:
“5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.”
Tại Điều 10 quy định thuế suất 5%:
“...
5. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ.
...”
Căn cứ Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT:
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
1. Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác.
Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức Công ty B giao cho Công ty A con giống, thức ăn, thuốc thú y, Công ty A giao, bán cho Công ty B sản phẩm heo thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo Công ty A giao, bán cho Công ty B thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Sản phẩm heo Công ty B nhận lại từ Công ty A: nếu Công ty B bán ra heo (nguyên con) hoặc thịt heo tươi sống thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, nếu Công ty B đưa heo vào chế biến thành sản phẩm như xúc xích, thịt hun khói, giò hoặc thành các sản phẩm chế biến khác thì sản phẩm bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định.
...”
Căn cứ Khoản đ, Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ:
“đ) Tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”
Riêng đối với việc mua hàng không trực tiếp như: Mua hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn. Khi lập hóa đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX.
Khi lập hóa đơn cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký của người mua nước ngoài”.
Căn cứ công văn số 5619/TCT-CS ngày 28/12/2015 của Tổng Cục Thuế về thuế GTGT;
Căn cứ Công văn số 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử:
“...Trường hợp người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu,... thì người bán lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.”
Căn cứ Khoản 2.6 Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
“...
Trường hợp các đơn vị trực thuộc của cơ sở kinh doanh nông, lâm, thủy sản đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có thu mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản để điều chuyển, xuất bán về trụ sở chính của cơ sở kinh doanh thì khi điều chuyển, xuất bán, đơn vị trực thuộc sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn GTGT”.
1) Trường hợp Xí Nghiệp chăn nuôi Bình Thuận là đơn vị trực thuộc, hạch toán phụ thuộc đã đăng ký, thực hiện kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trực tiếp chăn nuôi heo, khi điều chuyển, xuất bán heo hơi về Công ty theo mô hình khép kín về để giết mổ sử dụng phiếu xuất kho kiêm luân chuyển nội bộ, không sử dụng hóa đơn GTGT; Công ty giết mổ (phá lóc thành nhiều mảnh, chưa qua chế biến thành sản phẩm khác) thì khi bán cho khách hàng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
2) Trường hợp của Công ty có ký hợp đồng nguyên tắc mua nguyên liệu, phụ liệu, công cụ ...với các nhà cung cấp do Công ty ở xa không đến mua hàng trực tiếp từng lần mà thực hiện đặt hàng qua mail, điện thoại, fax người bán xuất hóa cho Công ty trên hóa đơn tại tiêu thức “người mua hàng” người bán đóng dấu bán hàng qua điện thoại là phù hợp theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
3) Về các tiêu thức bắt buộc trên hóa đơn điện tử đề nghị Công ty nghiên cứu và thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư số 32/2011/TT-BTC nêu trên.
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 8080/CT-TTHT năm 2017 về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt mới qua sơ chế do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 78212/CT-TTHT năm 2017 về thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 14480/CTHN-TTHT năm 2022 về hỏi đáp thuế suất thuế giá trị gia tăng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 1Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 5619/TCT-CS năm 2015 về dấu bán hàng qua điện thoại tại tiêu thức chữ ký người mua hàng do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Công văn 2402/BTC-TCT năm 2016 hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử do Bộ Tài chính ban hành
- 7Công văn 8080/CT-TTHT năm 2017 về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt mới qua sơ chế do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 8Công văn 78212/CT-TTHT năm 2017 về thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 9Công văn 14480/CTHN-TTHT năm 2022 về hỏi đáp thuế suất thuế giá trị gia tăng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 14478/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm chăn nuôi do Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 14478/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 03/12/2019
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Nam Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực