BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1333/LĐTBXH-VP | Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2013 |
Kính gửi: Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ
Bệnh cúm A(H7N9) đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam và có thể bùng phát thành dịch lớn nếu không chủ động phòng ngừa. Ngày 15 tháng 4 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 528/CĐ-TTg gửi các Bộ, ngành, địa phương về việc phòng, chống dịch cúm gia cầm A(H7N9) và A(H5N1).
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; nhằm chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do cúm A(H7N9) và A(H5N1) có thể gây ra, Bộ yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ triển khai các hoạt động phòng, chống dịch như sau:
1. Tổ chức quán triệt cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên trong đơn vị nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của dịch cúm A nói chung và cúm A(H7N9) nói riêng, từ đó chấp hành nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tập trung chỉ đạo kiên quyết, nghiêm túc công tác phòng chống dịch trong toàn đơn vị.
2. Tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở địa bàn đơn vị đóng trụ sở. Khi phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh phải báo cáo ngay về bộ phận y tế Văn phòng Bộ và báo cáo trung tâm Y tế dự phòng trên địa bàn.
3. Đối với các đơn vị ăn ở tập trung đông người (các trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ) hoặc các đơn vị có chăn nuôi gia cầm cần thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo về phòng chống dịch của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Các đơn vị thực hiện công tác điều trị bao gồm các bệnh viện, trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng, trung tâm điều dưỡng thương binh, cơ sở bảo trợ xã hội… cần có phương án đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ y tế kiến thức cần thiết để có thể phát hiện sớm các trường hợp mắc hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính; chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, khu vực cách ly, điều trị người bệnh và chuyển bệnh nhân lên tuyến trên kịp thời khi vượt quá khả năng điều trị.
5. Các cơ quan báo chí, truyền thông của ngành cần phải thông tin thường xuyên, cập nhật về tác hại của việc buôn lậu, vận chuyển và tiêu thụ gia cầm, các sản phẩm gia cầm tới sức khỏe của bản thân của người tham gia vào việc này, sức khỏe của cộng đồng dân cư nơi họ sinh sống cũng như sức khỏe của nhân dân cả nước; tác hại việc làm của họ tới cuộc sống của hàng vạn người nuôi gia cầm cả nước; tạo không khí xã hội lên án, tẩy chay mạnh mẽ người nhập lậu gia cầm, vận chuyển tiêu thụ gia cầm nhập lậu vì lợi nhuận cao mà đồng thời nhập khẩu, phát tán cúm gia cầm cho hàng chục triệu dân và hàng triệu gia cầm; cổ vũ, biểu dương các tập thể, cá nhân làm tốt công tác phòng chống dịch, các mô hình kinh nghiệm làm tốt công tác này.
6. Đề nghị Công đoàn, Đoàn TNCSHCM Bộ tuyên truyền trong đoàn viên của tổ chức mình tích cực tham gia có hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch cúm gia cầm A(H7N9) và A(H5N1)./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công điện 04/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 2Công điện 07/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại tỉnh biên giới giáp với Cam-Pu-Chia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công điện 10/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên chim yến do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 4Công văn 7426/BGDĐT-CTHSSV năm 2013 phòng, chống dịch cúm A(H7N9) và dịch đau mắt đỏ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Công văn 1806/BYT-DP năm 2013 chỉ đạo triển khai phòng chống cúm A(H7N9) do Bộ Y tế ban hành
- 6Công điện 1475/CĐ-BNN-TY năm 2017 về tăng cường biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 567/QĐ-BYT năm 2017 phê duyệt “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Công điện 04/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 2Công điện 07/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại tỉnh biên giới giáp với Cam-Pu-Chia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công điện 528/CĐ-TTg về phòng, chống dịch cúm gia cầm A(H7N9) và A(H5N1) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công điện 10/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên chim yến do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 5Công văn 7426/BGDĐT-CTHSSV năm 2013 phòng, chống dịch cúm A(H7N9) và dịch đau mắt đỏ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Công văn 1806/BYT-DP năm 2013 chỉ đạo triển khai phòng chống cúm A(H7N9) do Bộ Y tế ban hành
- 7Công điện 1475/CĐ-BNN-TY năm 2017 về tăng cường biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 567/QĐ-BYT năm 2017 phê duyệt “Kế hoạch hành động phòng chống dịch cúm A(H7N9) tại Việt Nam” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Công văn 1333/LĐTBXH-VP về phòng chống dịch cúm gia cầm A(H7N9) và A(H5N1) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 1333/LĐTBXH-VP
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/04/2013
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Nguyễn Trọng Đàm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/04/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực