Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BÔ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/CĐ-BNN-TY | Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2013 |
CÔNG ĐIỆN KHẨN
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Điện: | - Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; |
Từ ngày 22/01 đến ngày 31/01/2013, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 02 hộ chăn nuôi gia cầm thuộc tỉnh Tây Ninh giáp với biên giới Căm-pu-chia, số gia cầm mắc bệnh và chết là 1.210 con và tổng số gia cầm phải tiêu hủy là 2.228 con. Đồng thời, theo thông báo của Bộ Y tế Căm-pu-chia và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong tháng 01/2013 tại Căm-pu-chia đã xuất hiện 05 ca bệnh cúm A/H5N1 trên người, trong đó 04 trường hợp tử vong. Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, tất cả các bệnh nhân đều có tiền sử tiếp xúc với gia cầm. Các mẫu bệnh phẩm được lấy trên gà và vịt tại nơi có một bệnh nhân tử vong do cúm A/H5N1 (tại tỉnh Takeo, chỉ cách biên giới Việt Nam khoảng 30 km) có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm H5N1. Ngày 29/01/2013, Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo thế giới vẫn đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm (A/H5N1) như năm 2006 nếu như chính phủ các nước không tăng cường giám sát bệnh này trên động vật. Đặc biệt FAO cảnh báo vẫn còn nhiều ổ vi rút cúm đang tồn tại ở châu Á và Trung Đông. Do vậy, nguy cơ dịch cúm gia cầm lây lan cho đàn gia cầm và lây sang người ở Việt Nam là rất cao.
Để chủ động giám sát, phát hiện, khống chế khẩn cấp các ổ dịch, ngăn chặn có hiệu quả dịch cúm gia cầm không lây lan từ các ổ dịch mới xuất hiện và từ Căm-pu-chia vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm khẩn trương chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:
1. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phát hiện sớm ổ dịch cúm gia cầm và xử lý kịp thời, đặc biệt cần tập trung vào những khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, khu vực giáp biên giới với Căm-pu-chia; tổ chức lấy mẫu kiểm tra và xử lý đàn gia cầm nghi mắc bệnh cúm, hỗ trợ chủ chăn nuôi theo quy định; phân công rõ trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ban ngành có liên quan trong việc chủ động giám sát, phát hiện và báo cáo, xử lý ổ dịch kịp thời; tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại tuyến cơ sở.
2. Chủ động xây dựng kế hoạch nhân lực, kinh phí, phương tiện, dụng cụ, hóa chất để phòng, chống kịp thời khi có ổ dịch xảy ra; chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trên toàn địa bàn và hoàn thành trước 20/3/2013.
3. Chỉ đạo các Ban, ngành liên quan nhất là Bộ đội biên phòng, Hải quan, Quản lý thị trường, Công an phối hợp chặt chẽ với lực lượng thú y tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn triệt để gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; chỉ đạo toàn bộ hệ thống thú y của địa phương tăng cường công tác kiểm dịch tại gốc, kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trong nước, kiên quyết xử lý cán bộ thú y vi phạm trong công tác kiểm dịch (không thực hiện kiểm dịch nhưng vẫn cấp giấy chứng nhận, không thực hiện việc kiểm dịch theo quy định).
4. Đối với địa phương có dịch: Tổ chức tiêu hủy ngay đàn gia cầm nghi mắc bệnh, tiêu độc khử trùng và quản lý chặt ổ dịch, nghiêm cấm việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ra ngoài vùng dịch; trong trường hợp bắt buộc phải vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm qua vùng dịch thì phải đi theo tuyến đường do Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm của tỉnh quy định, khử trùng tiêu độc ngay phương tiện vận chuyển sau khi đi qua vùng có dịch.
Tổ chức tiêm phòng triệt để cho đàn vịt, khuyến khích tiêm phòng cho đàn gà; địa phương cần xác định cụ thể các địa bàn có nguy cơ cao để ưu tiên tiêm phòng (khu vực giáp biên giới Căm-pu-chia, có ổ dịch cũ, xung quanh khu vực có ổ dịch mới, nơi có mật độ chăn nuôi gia cầm cao,...) và áp dụng các biện pháp chủ động phòng dịch khác theo tinh thần công văn số 192/BNN-TY ngày 15/01/2013 về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục và sâu rộng trong cộng đồng về tác hại, nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm; vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh; quy định vận chuyển, giết mổ, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm; hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh trên gia cầm và lây cho người, khai báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc nhân viên thú y khi phát hiện gia cầm mắc bệnh, chết bất thường; đặc biệt cần tuyên truyền cho người dân không ăn tiết canh gia cầm, thịt và trứng gia cầm chưa nấu chín.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành trong Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm chỉ đạo thực hiện nghiêm các nội dung trên. Trong quá trình chỉ đạo, nếu có vướng mắc, đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp, xử lý kịp thời./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 3087/QĐ-BNN-TCCB năm 2012 thành lập Văn phòng Đối tác phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm ở người giai đoạn 2012-2015 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 422/BNN-HTQT bổ sung tăng nguồn kinh phí thực hiện dự án phòng chống dịch cúm gia cầm do FAO quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công điện 528/CĐ-TTg về phòng, chống dịch cúm gia cầm A(H7N9) và A(H5N1) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 1333/LĐTBXH-VP về phòng chống dịch cúm gia cầm A(H7N9) và A(H5N1) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Công điện 10/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên chim yến do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 6Công điện 11/CĐ-BNN-TY năm 2013 tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên chim cút do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Công điện 13/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng chống bệnh dại trên động vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 1Quyết định 3087/QĐ-BNN-TCCB năm 2012 thành lập Văn phòng Đối tác phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm ở người giai đoạn 2012-2015 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 422/BNN-HTQT bổ sung tăng nguồn kinh phí thực hiện dự án phòng chống dịch cúm gia cầm do FAO quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công văn 192/BNN-TY tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Công điện 528/CĐ-TTg về phòng, chống dịch cúm gia cầm A(H7N9) và A(H5N1) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 1333/LĐTBXH-VP về phòng chống dịch cúm gia cầm A(H7N9) và A(H5N1) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Công điện 10/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên chim yến do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 7Công điện 11/CĐ-BNN-TY năm 2013 tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên chim cút do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Công điện 13/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng chống bệnh dại trên động vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
Công điện 04/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- Số hiệu: 04/CĐ-BNN-TY
- Loại văn bản: Công điện
- Ngày ban hành: 05/02/2013
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra