Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12342/BTC-QLG | Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2020 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trong thời gian vừa qua, thanh tra tỉnh/thành tại một số địa phương đã phát hiện ra các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thẩm định giá cần phải xử phạt vi phạm hành chính. Để kịp thời chấn chỉnh hoạt động thẩm định giá và xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, Bộ Tài chính đề nghị các địa phương thực hiện các nội dung sau:
1. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực thẩm định giá
Điều 5 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 6/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá (gọi tắt là Nghị định số 89/2013/NĐ-CP) đã xác định thẩm quyền quản lý nhà nước về thẩm định giá ở Trung ương và địa phương, trong đó thẩm quyền quản lý nhà nước về thẩm định giá tại địa phương được quy định rõ tại Điểm c Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP: “4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
b) Phân công và tổ chức thực hiện thẩm định giá tài sản nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 31 và Điều 44 của Luật Giá thuộc địa phương quản lý theo quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan;
c) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thẩm định giá thuộc phạm vi quản lý của địa phương.”
Ngoài ra, Khoản 3, Khoản 6 Điều 42 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn (gọi tắt là Nghị định số 109/2013/NĐ-CP) giao thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thẩm định giá tại địa phương như sau:
“Điều 42. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá
3. Chánh Thanh tra Sở Tài chính có thẩm quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá quy định tại Nghị định này;
b) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả về giá quy định tại Nghị định này theo quy định hiện hành của pháp luật.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về giá theo quy định tại Nghị định này.”
Vi vậy, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xem xét, chỉ đạo việc xử lý vi phạm hành chính đối với những sai phạm trong lĩnh vực thẩm định giá theo đúng thẩm quyền quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thông báo kết quả xử lý vi phạm
Để tiếp tục theo dõi và xử lý theo quy định của pháp luật, cũng như thực hiện kiểm soát, đánh giá chất lượng thẩm định giá và chấn chỉnh kịp thời đối với các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá trong cả nước; Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc xử lý vi phạm và gửi kết quả xử lý vi phạm hành chính về Bộ Tài chính theo địa chỉ: Cục Quản lý giá- Bộ Tài chính, số 28 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp thực hiện theo thẩm quyền và quy định của pháp luật./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 9225/BTC-QLCS năm 2019 thực hiện Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 87/2019/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 29/2020/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 462/BTC-QLG năm 2022 về tăng cường hoạt động thẩm định giá của nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 5Công văn 13873/BTC-QLG năm 2019 về điều kiện để thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá do Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật giá 2012
- 2Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 3Nghị định 89/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giá về thẩm định giá
- 4Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
- 5Công văn 9225/BTC-QLCS năm 2019 thực hiện Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6Thông tư 87/2019/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kho bạc nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 29/2020/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Công văn 462/BTC-QLG năm 2022 về tăng cường hoạt động thẩm định giá của nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 9Công văn 13873/BTC-QLG năm 2019 về điều kiện để thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề thẩm định giá do Bộ Tài chính ban hành
Công văn 12342/BTC-QLG năm 2020 về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động thẩm định giá do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 12342/BTC-QLG
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/10/2020
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Tạ Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra