Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 114/LĐLĐ | Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 2019 |
Kính gửi: | Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã; |
Thực hiện Nghị định số 149/2018/NĐ - CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ, quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Để giúp các Công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ban hành biểu mẫu hướng dẫn xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để các doanh nghiệp và Công đoàn cơ sở tham khảo thực hiện.
1. Mẫu xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc (áp dụng đối với doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên; các doanh nghiệp dưới 10 lao động được miễn xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở bằng văn bản), (Mẫu 01);
2. Mẫu Biên bản Hội nghị đối thoại tại nơi làm việc, (Mẫu 02);
3. Mẫu Nghị quyết Hội nghị Người lao động (áp dụng đối với doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên; Doanh nghiệp dưới 10 lao động được miễn tổ chức Hội nghị người lao động hàng năm), (Mẫu 03).
4. Phạm vi điều chỉnh: Áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn sử dụng lao động theo hợp đồng lao động (đã thành lập Công đoàn hoặc chưa thành lập tổ chức Công đoàn), trừ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập có sử dụng lao động.
Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội đề nghị các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, CĐ ngành, CĐ cấp trên cơ sở triển khai hướng dẫn CĐCS thực hiện, báo cáo kết quả về LĐLĐ Thành phố theo quy định ./.
| TM. BAN THƯỜNG VỤ |
Mẫu 01 |
CÔNG TY | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …… /QĐ-…… | Hà Nội , ngày…… tháng……năm …… |
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
GIÁM ĐỐC CÔNG TY …………………………
Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
Căn cứ Điều lệ (Quy chế hoạt động) của Công ty…………..
Xét đề nghị của …………………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế dân chủ ở cơ sở” tại Công ty ……………………………………….
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các ông (bà): Giám đốc, BCH Công đoàn, trưởng các phòng, ban, phân xưởng thuộc công ty và tập thể người lao động công ty chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC….. |
(Kèm theo văn bản số: /LĐLĐ ngày /3/2019 của Liên đoàn lao động TP Hà Nội)
CÔNG TY | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY CHẾ
DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TẠI NƠI LÀM VIỆC
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-…… ngày … tháng … năm …… của Giám đốc công ty …………)
Chương I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định về quyền và trách nhiệm của Người sử dụng lao động, người lao động và đại diện tập thể NLĐ (BCH Công đoàn cơ sở) trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở tại Công ty ...................................theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đang làm việc tại Công ty (Sau đây gọi chung là người lao động viết tắt là NLĐ).
2. Chủ tịch, Giám đốc Công ty………… (sau đây gọi chung là người sử dụng lao động viết tắt là NSDLĐ).
3. Ban chấp hành Công đoàn Công ty…………..(Sau đây gọi chung là Công đoàn cơ sở viết tắt là CĐCS)
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc
1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai, minh bạch;
2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ và NLĐ;
3. Không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.
Điều 4. Những hành vi cấm khi thực hiện dân chủ tại nơi làm việc.
1. Thực hiện trái các quy định của pháp luật
2. Xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi ích của nhà nước.
3. Xâm phạm và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ và NLĐ.
4. Trù dập, phân biệt đối xử với người tham gia đối thoại, người khiếu nại, tố cáo.
Chương II
NỘI DUNG QUY CHẾ DÂN CHỦ TẠI NƠI LÀM VIỆC
Điều 5. Nội dung NSDLĐ phải công khai cho NLĐ biết.
1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ, sản xuất, kinh doanh, gồm:….
2. Nội quy, quy chế có liên quan đến người lao động, gồm:……..
3. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;
4. Nghị quyết Hội nghị người lao động;
5. Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có).
6. Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
7. Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến người lao động.
Điều 6. Hình thức Công khai.
(Hàng năm Doanh nghiệp có thể lựa chọn một, một số hoặc tất cả hình thức công khai phù hợp với đặc thù của cơ sở để đưa vào Quy chế này):
1. Niêm yết tại DN (Bảng tin, Nhà ăn, Nhà nghỉ giữa ca…)
2. Thông báo tại hội nghị NLĐ;
3. Thông báo bằng văn bản gửi toàn thể CNLĐ;
4. Thông báo cho người phụ trách các bộ phận;
5. Thông báo bằng văn bản đến BCH Công đoàn;
6. Đăng trên trang thông tin nội bộ của DN;
7. Thời hạn công khai niêm yết: ít nhất…ngày liên tục.
Điều 7. Nội dung NLĐ phải được tham gia ý kiến.
1. Nội dung lấy ý kiến tham gia của NLĐ.
a. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích NLĐ:…..
b. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; nội dung thương lượng tập thể.
c. Đề xuất, thực hiện tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, An toàn vệ sinh lao động.
d. Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NLĐ theo quy định của pháp luật…
2. Hình thức lấy ý kiến tham gia của NLĐ.
a. Lấy ý kiến trực tiếp NLĐ
b. Lấy ý kiến thông qua BCH Công đoàn cơ sở;
c. Lấy ý kiến thông qua hội nghị NLĐ;
d. Phát phiếu hỏi ý kiến trực tiếp, gửi dự thảo văn bản để NLĐ tham gia ý kiến;
e. Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến NLĐ…
(Doanh nghiệp có thể lựa chọn một, một số hoặc các hình thức lấy ý kiến tham gia của NLĐ trên, phù hợp với đặc thù cơ sở và số lượng NLĐ để đưa vào Quy chế)
Điều 8. Những nội dung NLĐ trong công ty được quyết định.
1. Giao kết hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, sửa đổi bổ sung, chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật.
2. Biểu quyết nội dung thương lượng thỏa ước lao động tập thể của Công ty.
3. Biểu quyết thông qua nghị quyết hội nghị NLĐ.
4. Tham gia hoặc không tham gia các tổ chức đoàn thể, hội nghề nghiệp…
5. Tham gia hoặc không tham gia đình công theo quy định của pháp luật.
6. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Công ty nghiêm cấm các hành vi cưỡng ép người lao động, vi phạm quyền được quyết định của NLĐ theo quy định pháp luật.
Điều 9. Nội dung NLĐ được kiểm tra, giám sát.
1. Nội dung NLĐ được giám sát.
a. Thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty.
b. Thực hiện hợp đồng lao động và các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật.
c. Thực hiện các nội quy, quy chế, quy định phải công khai của Công ty.
d. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể của Công ty (nếu có); thực hiện nghị quyết hội nghị NLĐ cấp Công ty, nghị quyết hội nghị Công đoàn Công ty.
e. Trích lập và sử dụng quỹ khen thưởng, phúc lợi, các quỹ do NLĐ đóng góp; trích nộp kinh phí Công đoàn, đóng BHXH, BHYT, BHTN.
f. Tình hình thi đua, khen thưởng, kỷ luật, khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Công ty; kết quả giải quyết việc tranh chấp lao động; kết luận của thanh tra, kiểm toán và thực hiện các kiến nghị của thanh tra, kiểm toán liên quan đến quyền và lợi ích của NLĐ thuộc trách nhiệm của Công ty.
g. Thực hiện điều lệ của Công ty, các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Hình thức NLĐ giám sát.
a. Người lao động thực hiện quyền giám sát thông qua chức năng kiểm tra giám sát của BCH Công đoàn cơ sở;
b. Giám sát thông qua Hội nghị người lao động hàng năm;
c. Giám sát thông qua hình thức công khai, dân chủ;
d. Giám sát thông qua các hoạt động đối thoại tại nơi làm việc…
Người lao động được quyền giám sát các nội dung theo khoản 1, Điều 9 Quy chế chế này (Trừ nội dung thuộc bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh theo quy định trong Nội quy lao động Công ty)
Điều 10. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa đại diện NLĐ và BCH Công đoàn cơ sở với NSDLĐ. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện tại Công ty định kỳ ít nhất 03 tháng/01 lần, hoặc khi một bên có yêu cầu. Nếu trùng vào thời gian tổ chức Hội nghị NLĐ thì không phải tổ chức đối thoại định kỳ.
1. Nội dung đối thoại định kỳ tại công ty.
Người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở thực hiện đối thoại định kỳ tại nơi làm việc để trao đổi, thảo luận các nội dung sau:
a. Tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty.
b. Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc.
c. Điều kiện làm việc.
d. Yêu cầu của NLĐ, CĐCS đối với NSDLĐ.
e. Yêu cầu của NSDLĐ đối với NLĐ và CĐCS.
f. Nội dung khác mà hai bên quan tâm.
2. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
a. Mỗi bên tham gia đối thoại quyết định thành viên đại diện của mình tham gia đối thoại (mỗi bên phải có ít nhất là 03 người, nhiều nhất không quá 11 người).
b. Thành phần bắt buộc tham gia đối thoại gồm:
- Phía Người sử dụng lao động: NSDLĐ (hoặc người được ủy quyền bằng văn bản), trưởng phòng nhân sự, kế toán trưởng công ty (do NSDLĐ chọn cử và ra quyết định thành lập, trên cơ sở nội dung đề nghị đối thoại của tổ chức Công đoàn cơ sở);
- Phía tập thể Người lao động: Chủ tịch Công đoàn hoặc phó chủ tịch Công đoàn (là tổ trưởng), đại diện Ủy viên BCH Công đoàn cơ sở, đại diện Người lao động ở một số bộ phận (do ban chấp hành Công đoàn chọn cử và ra quyết định thành lập tổ đối thoại);
- Thư ký Hội nghị đối thoại: Do NSDLĐ và CĐCS thống nhất chọn cử, thư ký Hội nghị đối thoại không thuộc thành phần tham gia đối thoại của 2 bên. Thư ký có nhiệm vụ In ấn tài liệu, chuẩn bị điều kiện vật chất, địa điểm tổ chức đối thoại, ghi chép nội dung biên bản đối thoại.
3. Thời gian tổ chức đối thoại
a. Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 03 tháng một lần vào tuần thứ hai của tháng cuối Quý. Khi có việc đột xuất bất khả kháng phải thay đổi thời gian đối thoại, NSDLĐ và BCH Công đoàn phải thống nhất nhưng không quá 15 ngày.
Quý I hàng năm là thời điểm tổ chức Hội nghị người lao động Công ty thì Công ty không phải tổ chức đối thoại định kỳ.
b. Đối thoại đột xuất:
- Trường hợp một bên có yêu cầu tổ chức đối thoại đột xuất thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức đối thoại.
- Số lượng, thành phần tham gia đối thoại và trách nhiệm của các bên trong tổ chức đối thoại được thực hiện tương tự như đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.
4. Quy trình đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.
a. Quy trình đối thoại tại Công ty thực hiện theo các bước sau:
B1. Tổng hợp nội dung yêu cầu đối thoại (Căn cứ ý kiến, kiến nghị của NLĐ và tình hình SXKD của DN);
B2. Thống nhất nội dung đối thoại (Gửi các bên);
B3. NSDLĐ ban hành Quyết định, kế hoạch đối thoại gồm: Chương trình, Thời gian, địa điểm, thành phần, phân công nhiệm vụ chuẩn bị.
B4. Đối thoại (Lập biên bản);
- Nội dung thống nhất: Công khai cho NLĐ biết và tổ chức thực hiện;
- Nội dung không thống nhất: Đưa vào Hội nghị đối thoại tiếp theo hoặc giải quyết tranh chấp lao động.
b. Chuẩn bị nội dung, thời gian, địa điểm và thành phần tham gia đối thoại:
- Sau 60 ngày kể từ ngày kết thúc lần đối thoại trước liền kề, Chủ tịch Công đoàn cơ sở gửi văn bản đề nghị NSDLĐ tổ chức đối thoại định kỳ. CĐCS và NSDLĐ tổng hợp và gửi nội dung yêu cầu đối thoại cho bên đối thoại;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, NSDLĐ và Chủ tịch Công đoàn cơ sở thống nhất nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc;
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày hai bên thống nhất nội dung, thời gian, địa điểm, thành phần tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc, người sử dụng lao động ra quyết định bằng văn bản tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc. Quyết định tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc phải được gửi đến Chủ tịch Công đoàn cơ sở ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức đối thoại;
- Người sử dụng lao động và Chủ tịch Công đoàn cơ sở phân công các thành viên tham gia đối thoại của mỗi bên chuẩn bị nội dung, số liệu, tài liệu liên quan cho buổi đối thoại.
- Nội dung đối thoại phía tập thể NLĐ, phải được tổng hợp, lấy ý kiến từ NLĐ ở các bộ phận (Có thể lấy ý kiến thông qua cuộc họp BCH Công đoàn và các tổ trưởng Công đoàn hoặc lấy ý kiến trực tiếp từ NLĐ ở các bộ phận SXKD tùy vào đặc thù của cơ sở và số lượng NLĐ).
c. Tổ chức đối thoại.
- Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được tiến hành với sự có mặt ít nhất 2/3 số thành viên đại diện cho mỗi bên, theo khoản 2, Điều 9 quy chế này. Trường hợp Hội nghị đối thoại không đủ 2/3 số thành viên đại diện cho mỗi bên, NSDLĐ quyết định hoãn cuộc đối thoại vào thời gian sau đó, song thời gian hoãn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc đối thoại bị hoãn;
- Trong quá trình đối thoại, các thành viên tham gia đối thoại có trách nhiệm phân tích, giải trình, phản biện, cung cấp thông tin, số liệu, tư liệu, trao đổi, thảo luận trên tinh thần xây dựng, đoàn kết, dân chủ.
d. Chương trình Hội nghị đối thoại.
Người sử dụng lao động và Chủ tịch CĐCS đồng chủ trì.
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
- Báo cáo kết quả thực hiện biên bản đối thoại lần trước;
- Đại diện mỗi bên trình bày nội dung mỗi bên đưa ra đối thoại;
- NSDLĐ và chủ tịch CĐCS điều hành thảo luận, trả lời thống nhất từng nội dung đối thoại của mỗi bên (trường hợp cần thiết các bên có thể xin hội ý để thống nhất ý kiến, sau đó trở lại đối thoại tiếp);
- Thống nhất các bên, kết luận từng nội dung đối thoại;
- Thông qua biên bản đối thoại;
- Kết thúc.
Nội dung Biên bản đối thoại phải ghi rõ những nội dung đã thống nhất, biện pháp tiến độ thực hiện, nội dung chưa thống nhất và cách thức giải quyết tiếp.
e. Kết thúc đối thoại:
- Đại diện hai bên ký tên, đóng dấu xác nhận nội dung biên bản.
- Biên bản cuộc đối thoại định kỳ tại nơi làm việc được lập thành 04 bản, mỗi bên tham gia đối thoại giữ một bản , 01 bản niêm yết thông báo trong nội bộ Công ty, 01 bản lưu tại phòng hành chính nhân sự;
5. Đối thoại khi một bên có yêu cầu (Đối thoại đột xuất)
a. Trường hợp một bên có yêu cầu tổ chức đối thoại bằng văn bản, thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được nội dung yêu cầu đối thoại, NSDLĐ có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức đối thoại.
b. Số lượng, thành phần, chương trình đối thoại và trách nhiệm của các bên thực hiện như đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.
Điều 11. Tổ chức Hội nghị người lao động.
Là cuộc họp do NSDLĐ chủ trì tổ chức hàng năm có sự tham gia của người lao động và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở nhằm trao đổi thông tin và thực hiện các quyền dân chủ cho người lao động của công ty.
1. Thời gian, hình thức tổ chức hội nghị người lao động
a. Thời gian: Hội nghị người lao động Công ty được tổ chức ít nhất 1 năm một lần, vào quý I hàng năm.
b. Hình thức tổ chức: (Hình thức Hội nghị toàn thể hay Hội nghị đại biểu do NSDLĐ và BCH Công đoàn thống nhất quyết định cho phù hợp với đặc thù SXKD và số CNLĐ tại doanh nghiệp để đưa vào Quy chế).
VD: Dưới 100 CNLĐ thì tổ chức Hội nghị toàn thể; trên 100 CNLĐ hoặc do đặc thù của sản xuất phân tán thì tổ chức Hội nghị đại biểu;
2. Thành phần tham gia hội nghị người lao động
a. Thành phần tham gia hội nghị toàn thể gồm: Toàn thể NLĐ trong công ty.
b. Thành phần tham gia hội nghị đại biểu: NSDLĐ thống nhất với BCH CĐCS phân bổ số lượng, cơ cấu cho các bộ phận. Căn cứ vào số lượng phân bổ, các Tổ công đoàn chọn cử đại diện NLĐ tham gia Hội nghị, gửi BCH Công đoàn Công ty tổng hợp danh sách triệu tập dự Hội nghị.
c. Đại biểu đương nhiên bao gồm: Giám đốc, PGĐ, Kế toán trưởng, trưởng phòng nhân sự và BCH Công đoàn cơ sở.
3. Nội dung hội nghị người lao động
Hội nghị người lao động Công ty tập trung thảo luận các nội dung sau:
- Tình hình sản xuất kinh doanh của NSDLĐ;
- Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
- Điều kiện làm việc;
- Yêu cầu của NLĐ, CĐCS đối với NSDLĐ;
- Yêu cầu của NSDLĐ với NLĐ và CĐCS;
- Nội dung khác mà hai bên quan tâm.
4. Chuẩn bị Hội nghị Người lao động
a. Trước thời gian dự kiến tổ chức Hội nghị NLĐ 15 ngày, Giám đốc công ty sẽ chủ trì triệu tập cuộc họp chuẩn bị Hội nghị, tham gia cuộc họp chuẩn bị gồm có: Giám đốc, Chủ tịch công đoàn, một số người có liên quan…..
b. Nội dung cuộc họp chuẩn bị sẽ thống nhất về kế hoạch, nội dung, thời gian, địa điểm; số lượng, cơ cấu phân bổ đại biểu (nếu là Hội nghị đại biểu), phân công chuẩn bị, điều hành Hội nghị.
c. Phân công trách nhiệm chuẩn bị:
- Giám đốc Công ty chuẩn bị:
Báo cáo thực hiện các nội dung như: Tình hình SXKD, việc thực hiện HĐLĐ, TƯLĐTT, nội quy, quy chế công ty, điều kiện làm việc, ATVSLĐ, kết quả giải quyết những kiến nghị của CNLĐ, việc thực hiện nghị quyết hội nghị NLĐ lần trước...
- Ban chấp hành công đoàn chuẩn bị:
Báo cáo tổng kết phong trào thi đua, hoạt động của CĐCS, tổng hợp kiến nghị đề xuất của CNLĐ…
d. NSDLĐ và Chủ tịch CĐCS thống nhất các nội dung công khai, các nội dung lấy ý kiến tại hội nghị, sửa đổi quy chế của Công ty.
5. Chương trình của Hội nghị Người lao động.
Hội nghị Người lao động Công ty chỉ tổ chức khi có từ 2/3 đại biểu triệu tập tham dự. Chương trình Hội nghị diễn ra cụ thể như sau:
- Chào cờ (Nếu có)
- Bầu đoàn chủ tịch, Đoàn chủ tịch cử Thư ký Hội nghị (Đoàn chủ tịch là NSDLĐ và Chủ tịch CĐCS);
- Thông qua Chương trình HN;
- Trình bày các văn bản, báo cáo:
+ Báo cáo của NSDLĐ (Theo nội dung chuẩn bị);
+ Báo cáo của Công đoàn cơ sở: Hoạt động công đoàn và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của NLĐ;
- NLĐ Thảo luận, kiến nghị đề xuất;
- NSDLĐ: Giải đáp thắc mắc; bàn biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống CNLĐ.
- Ký kết, sửa đổi, bổ sung Thỏa ước lao động tập thể (nếu có)
- Tổ chức khen thưởng, phát động thi đua, ký giao ước thi đua;
- Thông qua Nghị quyết (Kết thúc).
6. Phổ biến, triển khai, giám sát thực hiện nghị quyết hội nghị:
a. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở tổ chức phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết Hội nghị Người lao động Công ty đến toàn thể NLĐ.
b. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động.
c. Định kỳ 6 tháng một lần, NSDLĐ phối hợp với CĐCS tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị; kết quả thực hiện kiến nghị của CNLĐ.
Điều 12. Các hình thức thực hiện dân chủ khác tại Công ty.
1. Cung cấp và trao đổi thông tin tại các cuộc họp lãnh đạo chủ chốt hoặc tại các cuộc họp từ tổ, đội đến toàn đơn vị hoặc tại các cuộc họp chuyên môn của các phòng, ban, bộ phận, tổ, đội sản xuất kinh doanh.
2. Niêm yết công khai ở những địa điểm thuận lợi tại đơn vị.
3. Cung cấp thông tin qua hệ thống thông tin nội bộ, mạng internet hoặc bằng văn bản, các ấn phẩm sách, báo gửi đến từng người lao động, phòng, ban, bộ phận, tổ, đội sản xuất kinh doanh.
4. Đặt hộp thư góp ý kiến.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
1. Các đơn vị trực thuộc, NLĐ Công ty căn cứ Quy chế này và các văn bản pháp luật hiện hành của Nhà nước để thực hiện, phát huy quyền dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, góp phần xây dựng phát triển Công ty và bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của tập thể NLĐ.
2. Trưởng các đơn vị trực thuộc Công ty có trách nhiệm phối hợp với Công đoàn phổ biến đến toàn thể NLĐ công ty để triển khai thực hiện quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh Giám đốc và BCH Công đoàn Công ty sẽ xem xét sửa đổi, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./.
| GIÁM ĐỐC |
Mẫu 02 |
CÔNG TY | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN
ĐỐI THOẠI ĐỊNH KỲ TẠI NƠI LÀM VIỆC
LẦN THỨ ….. NĂM 20…
Căn cứ Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
Căn cứ quyết định số:.../QĐ-QCDC, ngày …/…/20…của Tổng giám đốc Công ty…………..về việc ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
- Hôm nay, ngày…….. tháng …….. năm 20……… vào lúc……giờ….phút.
- Địa điểm: Tại:.……………………………………………………
Công ty ………đã tổ chức : ĐỐI THOẠI ĐỊNH KỲ LẦN THỨ … NĂM 20…
- Thành phần tham dự :
+ Đại diện phía NSDLĐ:
- Ông/Bà ……………………………..………………………………….
- Ông/Bà ……………………………..………………………………….
- Ông/Bà ……………………………..………………………………….
- Ông/Bà ……………………………..………………………………….
+ Đại diện tập thể NLĐ:
- Ông/Bà ……………………………..……Chủ tịch CĐCS (Tổ trưởng);
- Ông/Bà ……………………………..………………………………….
- Ông/Bà ……………………………..………………………………….
+ Đại diện Công đoàn cấp trên (Nếu có):…………………………
+ Thư ký Hội nghị:
- Ông/Bà ……………………………..………………………………….
I- NỘI DUNG ĐỐI THOẠI :
1.Nội dung đối thoại phía tập thể NLĐ đưa ra:
+ …………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………..
+ …………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………..…………………………………………………………………….
+ …………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
1.Nội dung đối thoại phía NSDLĐ đưa ra:
+ …………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………..
+ …………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………..…………………………………………………………………….
+ …………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
II- KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI:
Sau khi trao đổi, đối thoại thẳng thắn, dân chủ, đúng trình tự, nội dung theo quy định pháp luật và quy chế dân chủ của Công ty. NSDLĐ và tập thể NLĐ đã thống nhất các nội dung đối thoại, như sau;
1. Các nội dung đã thống nhất và biện pháp thực hiện:
+ …………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………..
+ …………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………..…………………………………………………………………….
+ …………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
+ …………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
2. Các nội dung còn ý kiến khác nhau chưa thống nhất, cách thức giải quyết tiếp theo.
+ …………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
+ …………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
+ …………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Hội nghị đối thoại kết thúc vào lúc: … giờ …phút, cùng ngày. Biên bản này được lập thành 04 bản và có giá trị như nhau, mỗi bên tham gia đối thoại giữ một bản, 01 bản niêm yết thông báo trong nội bộ Công ty, 01 bản lưu tại phòng hành chính nhân sự./.
THƯ KÝ | ĐẠI DIỆN TẬP THỂ NLĐ | ĐẠI DIỆN NSDLĐ |
Mẫu 03 |
CÔNG TY | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
NGHỊ QUYẾT
HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 20….
Thực hiện Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
Thực hiện quyết định số:.../QĐ-QCDC, ngày …/…/20…của Tổng giám đốc Công ty…………..về việc ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
Hôm nay, ngày ….. tháng ….. năm 20.……
Tại:…………………………………………………………
Công ty ……………….phối hợp với BCH Công đoàn, tổ chức Hội nghị Người lao động năm 20...
Thành phần tham dự Hội nghị, Hội nghị vinh dự được đón tiếp :
* Về phía Công đoàn cấp trên:
- Ông/Bà …………………………………………………………………..
* Về phía Lãnh đạo công ty :
1- Ông/Bà …………………………………………………………………..
2- Ông/Bà …………………………………………………………………..
* Về phía BCH Công đoàn công ty :
1- Ông/Bà …………………………………………………………………..
2- Ông/Bà …………………………………………………………………..
Và với sự có mặt của ………. đại biểu Công nhân lao động của Công ty
Hội nghị thông qua:
- Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty;
- Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
- Báo cáo về điều kiện làm việc của CNLĐ;
- Báo cáo hoạt động của CĐCS; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của NLĐ và CĐCS đối với NSDLĐ;
- Hội nghị đã thảo luận, kiến nghị đề xuất;
- NSDLĐ đã giải đáp thắc mắc, kết luận; bàn biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống CNLĐ.
- Một số nội dung khác……
HỘI NGHỊ NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 20….
CÔNG TY ……………………………………………………………………
QUYẾT NGHỊ:
1. Nhất trí thông qua Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh Công ty năm 20… và Phương hướng sản xuất, kinh doanh năm 20….;
2. Nhất trí thông qua Báo cáo tình hình hoạt động Công đoàn cơ sở năm 20…. và phương hướng hoạt động năm 20…
3. Hội nghị người lao động Công ty đã biểu quyết nhất trí với các giải pháp, biện pháp đã thảo luận thống nhất tại Hội nghị; các nội dung (sửa đổi) hoặc (dự thảo mới) có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người lao động.
4. Hội nghị giao cho……………..và Ban chấp hành CĐCS Công ty, tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp của tập thể người lao động tham dự.
5. Hội nghị giao cho …………phối hợp với Ban chấp hành CĐCS Công ty chịu trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị người lao động của Công ty đã thông qua.
6. Hội nghị Người lao động Công ty kêu gọi toàn thể CNLĐ và Đoàn viên Công đoàn phát huy vai trò trách nhiệm của mình, hưởng ứng tích cực các hoạt động, phong trào thi đua Giám đốc và Ban chấp hành Công đoàn Công ty phát động góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 20….
Nghị quyết Hội nghị Người lao động năm 20… được Hội nghị thông qua và có hiệu lực kể từ ngày ký./.
CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN | GIÁM ĐỐC |
THƯ KÝ HỘI NGHỊ
Mẫu 04 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------
BIÊN BẢN
Hội nghị Người lao động năm …………
Hôm nay, vào lúc …. giờ … ngày …. tháng …. năm …. tại Công ty …………………… tiến hành tổ chức Hội nghị người lao động năm 20….
A. PHẦN NGHI THỨC:
Bầu Đoàn chủ tịch và thư ký hội nghị
+ Đoàn chủ tịch
Ông (Bà):………………………………….Chức vụ: ……………………..
Ông (Bà):………………………………….Chức vụ:………………………
Ông (Bà):………………………………….Chức vụ: ……………………..
+ Thư ký
Ông (Bà): …………………………………Chức vụ: ……………………..
Ông (Bà): …………………………………Chức vụ: ……………………..
B. NỘI DUNG HỘI NGHỊ:
1. Ông (Bà)……………………………………… Giám đốc Công ty báo cáo tình hình việc thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh; thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động tại công ty năm 20… và phương hướng, nhiệm vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 20….
2. Ông (Bà)…………………………………... Chủ tịch Công đoàn cơ sở: báo cáo hoạt động công đoàn và tổng hợp ý kiến, kiến nghị của NLĐ.
3. Phần đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến kiến nghị đề xuất: (ghi ý kiến phát biểu từng người).
……………………..…………………………………………………………
4. Khen thưởng, phát động thi đua, ký giao ước thi đua:
………………………………………………………………………………
5/ Biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị người lao động tỷ lệ ……%
Biên bản kết thúc lúc………..cùng ngày.
Thư ký | TM. Đoàn Chủ tịch |
- 1Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2017 tổ chức quán triệt, thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP về quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2018 về đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận chính quyền do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 3Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2018 về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, xã, phường, thị trấn và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4Quyết định 118/QĐ-UBDT về Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc năm 2020
- 1Bộ Luật lao động 2012
- 2Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2017 tổ chức quán triệt, thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP về quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Nghị định 149/2018/NĐ-CP hướng dẫn khoản 3 Điều 63 Bộ luật lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- 4Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2018 về đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận chính quyền do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 5Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2018 về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, xã, phường, thị trấn và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 118/QĐ-UBDT về Kế hoạch thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc năm 2020
Công văn 114/LĐLĐ năm 2019 về biểu mẫu hướng dẫn thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc do Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 114/LĐLĐ
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 07/03/2019
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Lê Đình Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/03/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra