Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 106/TCDN-DNCQ
V/v Hướng dẫn xây dựng, chuyn đổi chương trình đào tạo theo Luật Giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 2017

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan Trung ương của tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội;
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các trường trung cấp, trường cao đẳng và các trường đại học có đăng ký đào tạo trình độ cao đẳng.

 

Thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27/11/2014, Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 03/9/2016 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2016 và nội dung Biên bản bàn giao công tác quản lý nhà nước giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; kể từ ngày 01/01/2017 các trường cao đẳng, trung cấp và các trường đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (gọi tắt là các trường) sẽ tuyển sinh và tổ chức đào tạo theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Tổng cục Dạy nghề hướng dẫn việc xây dựng, chuyển đổi các chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp sang chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo Luật giáo dục nghề nghiệp; khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và chuẩn đầu ra theo từng ngành nghề thì các trường sẽ thực hiện điều chỉnh lại chương trình đào tạo theo quy định. Việc xây dựng, chuyển đổi chương trình đào tạo được thực hiện như sau:

1. Căn cứ xây dựng chương trình đào tạo

- Luật Giáo dục nghề nghiệp;

- Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;

- Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

- Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;

- Chương trình khung, chương trình đào tạo các trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề đã xây dựng, ban hành;

- Căn cứ nhu cầu thực tế của thị trường lao động.

2. Nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo

- Chương trình phải đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Giáo dục nghề nghiệp;

- Đáp ứng được các yêu cầu và quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu và năng lực mà người học phải đạt được đối với mỗi cấp trình độ đào tạo được quy định tại Khoản 5 Điều 1 Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam;

- Đáp ứng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia (đối với những nghề đã ban hành bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề);

- Kế thừa các nội dung của chương trình khung, chương trình đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề đã xây dựng và đang được áp dụng đào tạo tại các trường; đồng thời cập nhật những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới của ngành, nghề đào tạo để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

3. Những yêu cầu về chương trình đào tạo

3.1. Yêu cầu về nội dung chương trình đào tạo

- Tên ngành, nghề đào tạo phải tuân thủ danh mục ngành, nghề trong giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng (trước mắt vẫn giữ nguyên tên các ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành);

- Nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo kiến thức cơ bản về chính trị văn hóa, xã hội, pháp luật, ngoại ngữ và công nghệ thông tin; kiến thức lý thuyết về ngành, nghề đào tạo; kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử cần thiết để giải quyết công việc;

- Chương trình đào tạo phải xác định được danh mục và thời lượng của từng môn học, mô đun, học phần tương ứng với phương thức đào tạo; thời gian học lý thuyết và thời gian học thực hành, thực tập;

- Phân bổ thời gian, trình tự thực hiện các môn học, mô đun, học phần để thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp;

- Thể hiện được yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để triển khai thực hiện chương trình nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo;

- Thể hiện được phương pháp đánh giá kết quả học tập, xác định mức độ đạt yêu cầu về năng lực của người học sau khi học xong chương trình đào tạo;

- Bảo đảm tính khoa học, hệ thống, phù hợp với yêu cầu phát triển của kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, dịch vụ và đáp ứng sự thay đổi của của ngành, địa phương và thị trường lao động;

- Bảo đảm tính hiện đại và hội nhập quốc tế, có xu hướng tiếp cận với trình độ đào tạo nghề nghiệp tiên tiến của khu vực và thế giới;

- Bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

3.2. Yêu cầu về thời gian và đơn vị thời gian trong chương trình đào tạo

- Thời gian khóa học được tính theo năm học, kỳ học, theo tuần và phải đảm bảo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và Khung trình độ Quốc gia Việt Nam.

- Thời gian khóa học theo niên chế:

+ Thời gian khóa học đối với trình độ cao đẳng từ 2 đến 3 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu là 60 tín chỉ tùy theo từng ngành, nghề đào tạo;

+ Thời gian khóa học đối với trình độ trung cấp từ 1 đến 2 năm học và phải đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu là 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp THPT, 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp THCS tùy theo từng ngành, nghề đào tạo;

+ Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học và thời gian kiểm tra hết môn học, mô đun, học phần; thời gian ôn và thi tốt nghiệp. Trong đó, thời gian thực học là thời gian học sinh, sinh viên nghe giảng trên lớp, thời gian thí nghiệm, thảo luận, thực tập hoặc học theo phương pháp tích hợp giữa lý thuyết và thực hành tại nơi thực hành;

+ Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học; nghỉ hè, nghỉ lễ, tết, lao động và dự phòng.

- Thời gian khóa học theo tích lũy mô đun hoặc tín chỉ: là thời gian người học tích lũy đủ số lượng mô đun hoặc tín chỉ quy định cho từng chương trình đào tạo, cụ thể:

+ Thời gian học tập bao gồm: thời gian thực học, thời gian chuẩn bị cá nhân, thời gian thi kết thúc mô đun, học phần. Thời gian thực học được tính bằng thời gian tổ chức học tập các môn học, mô đun, học phần. Mỗi môn học, mô đun, học phần có khối lượng từ 2 đến 6 tín chỉ;

+ Thời gian cho các hoạt động chung bao gồm: khai giảng, bế giảng, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học; nghỉ hè, nghỉ lễ, tết, lao động và dự phòng.

- Thời gian học tập tính theo giờ và được quy ra đơn vị tín chỉ để xác định khối lượng học tập tối thiểu đối với từng cấp trình độ đào tạo đảm bảo đúng quy định của Khung trình độ quốc gia. Đơn vị thời gian trong chương trình được tính quy đổi như sau:

+ Một tín chỉ được quy định tối thiểu bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn; hoặc bằng 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận và 15 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn; hoặc bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án, khóa luận tốt nghiệp;

+ Một giờ học thực hành/tích hợp là 60 phút; một giờ học lý thuyết là 45 phút. Một ngày học thực hành/tích hợp không quá 8 giờ; một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ. Mỗi tuần học không quá 40 giờ thực hành/tích hợp hoặc 30 giờ lý thuyết.

- Tỷ lệ giữa thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành, thực tập, thí nghiệm, thảo luận đảm bảo:

+ Đối với trình độ trung cấp: lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành, thực tập từ 55% - 75% tùy theo từng ngành, nghề đào tạo;

+ Đối với trình độ cao đẳng: Lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành, thực tập từ 50% - 70% tùy theo từng ngành, nghề đào tạo.

4. Cấu trúc của chương trình đào tạo

Cấu trúc chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề được thiết kế gồm:

- Tên ngành, nghề đào tạo;

- Mã ngành, nghề;

- Trình độ đào tạo;

- Đối tượng tuyển sinh;

- Thời gian đào tạo;

- Mục tiêu đào tạo;

- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp;

- Thời gian khóa học và thời gian thực học;

- Danh mục và thời lượng các môn học, mô đun;

- Chương trình chi tiết các môn học, mô đun;

- Hướng dẫn sử dụng chương trình đào tạo.

5. Quy trình xây dựng chương trình đào tạo

Quy trình xây dựng chương trình đào tạo được quy định như sau:

Bước 1. Xác định mục tiêu của chương trình, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với ngành, nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu của chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Bước 2. Xây dựng chương trình đào tạo

a) Xác định thời gian, khối lượng kiến thức, kỹ năng và nội dung để đưa vào chương trình đào tạo trên cơ sở tiêu chuẩn nghề, chuẩn đầu ra theo cấp trình độ của ngành, nghề đào tạo.

b) Thiết kế cấu trúc chương trình đào tạo, xác định danh mục các môn học, mô đun; thời gian và phân bổ thời gian thực hiện.

c) Thiết kế đề cương chi tiết các môn học, mô đun theo chương trình đào tạo đã xác định, xác định yêu cầu và cách thức đánh giá kết quả học tập của người học.

d) Tổ chức biên soạn chương trình đào tạo, chương trình chi tiết các môn học, mô đun (tham khảo các Phụ lục 1, 2, 3 kèm theo).

đ) Lập sơ đồ quan hệ và tiến trình đào tạo giữa các môn học, mô đun đảm bảo phù hợp với trình tự của logic nhận thức, logic sư phạm.

e) Tổ chức hội thảo lấy ý kiến chuyên gia, giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học, đơn vị sử dụng lao động về chương trình đào tạo.

g) Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu ý kiến góp ý của chuyên gia.

Bước 3. Hoàn chỉnh dự thảo chương trình đào tạo

a) Xin ý kiến chuyên gia là giáo viên, giảng viên có cùng ngành, nghề đào tạo để bổ sung, hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo.

b) Tổ chức Hội thảo chuyên gia (gồm đại diện các chuyên gia của doanh nghiệp, các nhà quản lý, nghiên cứu và giảng viên, giáo viên của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp).

c) Hoàn thiện dự thảo chương trình đào tạo trên cơ sở các ý kiến góp ý.

Bước 4: Thẩm định và ban hành chương trình đào tạo.

Hiệu trưởng các trường ra quyết định thành lập Hội đồng và tổ chức thẩm định, chịu trách nhiệm phê duyệt và ban hành chương trình đào tạo để áp dụng tại trường mình.

Trên đây là hướng dẫn của Tổng cục Dạy nghề gửi các Bộ/ngành, địa phương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để chỉ đạo các trường thuộc phạm vi quản lý thực hiện điều chỉnh chương trình, đăng ký hoạt động, tuyển sinh và tổ chức đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c)
- Lưu: VT, Vụ DNCQ.

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Hồng Minh

 

PHỤ LỤC 01

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Tên ngành, nghề:

Mã ngành, nghề:

Trình độ đào tạo:

Hình thức đào tạo:

Đối tượng tuyển sinh:

Thời gian đào tạo:

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung:

1.2. Mục tiêu cụ thể:

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

- Số lượng môn học, mô đun: ………..

- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: ……..giờ

- Khối lượng các môn học chung /đại cương: ……….giờ

- Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: ……….giờ

- Khối lượng lý thuyết: ……giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: ……giờ

- Thời gian khóa học:

3. Nội dung chương trình:

Mã MH/ MĐ/ HP

Tên môn học, mô đun

Số tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận

Kiểm tra

I

Các môn học chung/đại cương

MH

Chính trị

 

 

 

 

 

MH

Pháp luật

 

 

 

 

 

MH

Giáo dục thể chất

 

 

 

 

 

MH

Giáo dục Quốc phòng và An ninh

 

 

 

 

 

MH

Tin học

 

 

 

 

 

MH

Ngoại ngữ

 

 

 

 

 

……

……………………………………

 

 

 

 

 

II

Các môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn ngành, nghề

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

II.3

Môn học, mô đun tự chọn

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

4. Hướng dẫn sử dụng chương trình

4.1. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:

Cần căn cứ vào điều kiện cụ thể, khả năng của mỗi trường và kế hoạch đào tạo hàng năm theo từng khóa học, lớp học và hình thức tổ chức đào tạo đã xác định trong chương trình đào tạo và công bố theo từng ngành, nghề để xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa đảm bảo đúng quy định.

4.2. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:

Thời gian tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun cần được xác định và có hướng dẫn cụ thể theo từng môn học, mô đun trong chương trình đào tạo.

4.3. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp:

- Đối với đào tạo theo niên chế:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo theo từng ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.

+ Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: môn Chính trị; Lý thuyết tổng hợp nghề nghiệp; Thực hành nghề nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả bảo vệ chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.

- Đối với đào tạo theo phương thức tích lũy mô đun hoặc tích lũy tín chỉ:

+ Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo từng ngành, nghề và phải tích lũy đủ số mô đun hoặc tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo.

+ Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học hoặc phải làm chuyên đề, khóa luận làm điều kiện xét tốt nghiệp.

+ Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành hoặc cử nhân thực hành (đối với trình độ cao đẳng) theo quy định của trường.

4.4. Các chú ý khác (nếu có):

 

PHỤ LỤC 02

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học:

Mã môn học:

Thời gian thực hiện môn học: ……giờ; (Lý thuyết: ……giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: ……giờ; Kiểm tra ……giờ)

I. Vị trí, tính chất của môn học:

- Vị trí:

- Tính chất:

II. Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức:

- Về kỹ năng:

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

III. Nội dung môn học:

1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:

Số TT

Tên chương, mục

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Bài mở đầu

Chương:

1. Tên mục:……

1.1. Tên Tiểu mục:....

Chương:

1. Tên mục:

 

 

 

 

2

1.1. Tên tiểu mục:....

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

2. Nội dung chi tiết:

Bài mở đầu:

Chương:                                                          Thời gian:....giờ

1. Mục tiêu:

2. Nội dung chương:

2.1. Tên mục:

2.1.1. Tên tiểu mục:

Chương:                                                          Thời gian:....giờ

1, Mục tiêu:

2. Nội dung chương:

2.1. Tên mục:

2.1.1. Tên tiểu mục:

Chương n:                                                       Thời gian:....giờ

IV. Điều kiện thực hiện môn học:

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng:

2. Trang thiết bị máy móc:

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp, đánh giá:

1. Nội dung:

- Kiến thức:

- Kỹ năng:

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

2. Phương pháp:

VI. Hướng dẫn thực hiện môn học:

1. Phạm vi áp dụng môn học:

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên:

- Đối với người học:

3. Những trọng tâm cần chú ý:

4. Tài liệu tham khảo:

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

 

PHỤ LỤC 03

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun:

Mã mô đun:

Thời gian thực hiện mô đun: ……giờ; (Lý thuyết: …… giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: ……giờ; Kiểm tra: ……giờ)

I. Vị trí, tính chất của mô đun

- Vị trí:

- Tính chất:

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức:

- Kỹ năng:

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm

III. Nội dung mô đun:

Số TT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian (giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập

Kiểm tra

1

Bài mở đầu

 

 

 

 

2

Bài.

1. Tên tiêu đề:

1.1. Tên tiểu tiêu đề

 

 

 

 

3

Bài n:

1. Tên tiêu đề:

1.1. Tên tiểu tiêu đề

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

2. Nội dung chi tiết

Bài 1:                                                               Thời gian:....giờ

1. Mục tiêu của bài

2. Nội dung bài:

2.1. Tên tiêu đề:

2.1.1. Tên tiểu tiêu đề:

Bài 2:                                                               Thời gian:....giờ

1. Mục tiêu của bài

2. Nội dung bài:

2.1. Tên tiêu đề:

2.1.1. Tên tiểu tiêu đề:

Bài n:                                                               Thời gian:....giờ

……..

IV. Điều kiện thực hiện mô đun

1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng:

2. Trang thiết bị máy móc:

3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

4. Các điều kiện khác:

V. Nội dung và phương pháp đánh giá

1. Nội dung:

- Kiến thức:

- Kỹ năng:

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

2. Phương pháp:

VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun

1. Phạm vi áp dụng mô đun:

2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun:

- Đối với giáo viên, giảng viên:

- Đối với người học:

3. Những trọng tâm cần chú ý:

4. Tài liệu tham khảo:

5. Ghi chú và giải thích (nếu có):

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 106/TCDN-DNCQ năm 2017 hướng dẫn xây dựng, chuyển đổi chương trình đào tạo theo Luật Giáo dục nghề nghiệp do Tổng cục Dạy nghề ban hành

  • Số hiệu: 106/TCDN-DNCQ
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 19/01/2017
  • Nơi ban hành: Tổng cục Dạy nghề
  • Người ký: Nguyễn Hồng Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/01/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản