BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10564/BTC-CST | Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2020 |
Kính gửi: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Bộ Tài chính nhận được công văn số 3492/DKVN-TGKT ngày 21/7/2020 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đề nghị bỏ quy định các sản phẩm được chế biến từ tài nguyên là dầu thô của Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn ra khỏi danh sách các sản phẩm không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) khi xuất khẩu. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
Với mục tiêu để hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô, khuyến khích chế biến sâu tạo giá trị gia tăng lớn ở trong nước thì ngày 06/4/2016 Quốc hội Khóa 13 đã thông qua Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật quản lý thuế và tại khoản 1 Điều 1 của Luật đã quy định:
"23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác: sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên.” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2018 có quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
“11. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác.
Sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến trực tiếp từ nguyên liệu chính là tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên, trừ các trường hợp sau:
- Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh trực tiếp khai thác và chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 12 Luật số 13/2008/QH12.
- Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến mà trong quy trình chế biến đã thành sản phẩm khác sau đó lại tiếp tục chế biến ra sản phẩm xuất khẩu (quy trình chế biến khép kín hoặc thành lập phân xưởng, nhà máy chế biến theo từng công đoạn) thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 12 Luật số 13/2008/QH12.
- Sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ nguyên liệu chính không phải là tài nguyên, khoáng sản (tài nguyên, khoáng sản đã chế biến thành sản phẩm khác) do cơ sở kinh doanh mua về chế biến hoặc thuê cơ sở khác chế biến thành sản phẩm xuất khẩu thì sản phẩm xuất khẩu này thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 12 Luật số 13/2008/QH12.
Tài nguyên, khoáng sản quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật là tài nguyên, khoáng sản có nguồn gốc trong nước gồm: Khoáng sản kim loại; khoáng sản không kim loại: dầu thô: khí thiên nhiên; khí than....”
Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định của pháp luật để thực hiện.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đề nghị xem xét bỏ quy định các sản phẩm được chế biến từ tài nguyên là dầu thô ra khỏi danh sách các sản phẩm không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu là vượt quá thẩm quyền của Bộ Tài chính, thuộc thẩm quyền Quốc hội. Bộ Tài chính đã nhiều lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT và hiện nay dự án này vẫn đang được Bộ Tài chính nghiên cứu để trình cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp, đáp ứng các mục tiêu cải cách hệ thống thuế và phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, Bộ Tài chính xin ghi nhận kiến nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định khi sửa đổi, bổ sung Luật thuế GTGT.
Bộ Tài chính trả lời để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam biết và thực hiện./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 3581/TCT-KK năm 2020 về hoàn thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành
- 2Công văn 5660/TCHQ-TXNK năm 2020 về thuế giá trị gia tăng, mã số HS đối với thiết bị y tế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 5722/TCHQ-TXNK năm 2020 về thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu của nhà thầu xây dựng cho doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4Quyết định 482/QĐ-TTg năm 2023 về chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- 2Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016
- 3Nghị định 146/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 100/2016/NĐ-CP và 12/2015/NĐ-CP
- 4Công văn 3581/TCT-KK năm 2020 về hoàn thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành
- 5Công văn 5660/TCHQ-TXNK năm 2020 về thuế giá trị gia tăng, mã số HS đối với thiết bị y tế do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Công văn 5722/TCHQ-TXNK năm 2020 về thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu của nhà thầu xây dựng cho doanh nghiệp chế xuất do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Quyết định 482/QĐ-TTg năm 2023 về chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Công văn 10564/BTC-CST năm 2020 về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 10564/BTC-CST
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 01/09/2020
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Phạm Đình Thi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/09/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực