ỦY BAN QUỐC GIA VỀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CĐ-UBQGVTE | Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2021 |
CÔNG ĐIỆN
VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG ĐUỐI NƯỚC, XÂM HẠI TRẺ EM
CHỦ TỊCH ỦY BAN QUỐC GIA VỀ TRẺ EM điện:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Thời gian vừa qua, tại một số địa phương đã liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm gây tử vong cho các trẻ em (tỉnh Khánh Hòa, Phú Thọ,...); tình hình xâm hại tình dục trẻ em diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, trong đó có một số vụ nạn nhân rất nhỏ tuổi (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận,...). Ủy ban quốc gia về trẻ em yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng và địa phương thuộc tỉnh, thành phố:
1. Tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện nghiêm Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em và Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em.
2. Tiếp nhận, giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm minh các vụ việc xâm hại trẻ em; tăng cường phối hợp liên ngành trong việc chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống đuối nước trẻ em ở các cấp, các ngành; huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể và người dân trong việc phát hiện, giám sát, cảnh giới các khu vực có nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em.
3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em, hướng dẫn cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em, gia đình, cộng đồng kiến thức, kỹ năng phát hiện, tố cáo kịp thời các hành vi xâm hại trẻ em; giám sát, trông coi trẻ em, đặc biệt trẻ em nhỏ tuổi.
Báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban quốc gia về trẻ em thông qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31/5/2021 để tổng hợp, báo cáo Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Ủy ban quốc gia về trẻ em./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1472/QĐ-TTg năm 2020 triển khai Nghị quyết 121/2020/QH14 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 3062/QĐ-BVHTTDL năm 2020 về Kế hoạch tuyên truyền về phòng, chống xâm hại trẻ em trên các báo, tạp chí tại trung ương do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Quyết định 5609/QĐ-BYT năm 2020 về Quy trình giám định pháp y đối với trẻ em bị hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình dục và Quy trình giám định pháp y đối với trẻ em bị hành hạ, ngược đãi, đánh đập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Công văn 9617/VPCP-NC năm 2021 về xử lý hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2020 về tăng cường giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết 121/2020/QH14 năm 2020 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em do Quốc hội ban hành
- 3Quyết định 1472/QĐ-TTg năm 2020 triển khai Nghị quyết 121/2020/QH14 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 3062/QĐ-BVHTTDL năm 2020 về Kế hoạch tuyên truyền về phòng, chống xâm hại trẻ em trên các báo, tạp chí tại trung ương do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Quyết định 5609/QĐ-BYT năm 2020 về Quy trình giám định pháp y đối với trẻ em bị hoặc nghi ngờ bị xâm hại tình dục và Quy trình giám định pháp y đối với trẻ em bị hành hạ, ngược đãi, đánh đập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 6Công văn 9617/VPCP-NC năm 2021 về xử lý hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công điện 01/CĐ-UBQGVTE năm 2021 về tăng cường biện pháp phòng, chống đuối nước, xâm hại trẻ em do Ủy ban quốc gia về trẻ em điện
- Số hiệu: 01/CĐ-UBQGVTE
- Loại văn bản: Công điện
- Ngày ban hành: 20/04/2021
- Nơi ban hành: Ủy ban Quốc gia về trẻ em
- Người ký: Nguyễn Thị Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/04/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực