- 1Decree of Government No. 12/2006/ND-CP, making detailed provisions for implementation of the Commercial Law with respect to international purchases and sales of goods; and agency for sale and purchase, processing and transit of goods involving foreign parties.
- 2Decision No. 2427/QD-TTg of December 22, 2011, approving mineral resources strategy to 2020, with a vision toward 2030
- 3Directive No. 02/CT-TTg of January 09, 2012, on enhancing the state management for exploration, mining, processing, use and export of minerals
- 4Decree No: 15/2012/ND-CP of March 09, 2012, stipulation in detail the implementation of some articles of the Mineral Law
- 5Decree No. 95/2012/ND-CP of November 12, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 41/2012/TT-BCT | Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2012 |
QUY ĐỊNH VỀ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về xuất khẩu khoáng sản như sau:
2. Khoáng sản xuất khẩu bao gồm: khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại, khoáng sản làm khoáng chất công nghiệp.
Than, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, condensate, băng cháy, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, hợp kim, kim loại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến xuất khẩu khoáng sản.
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiêu chuẩn VILAS: Là tiêu chuẩn của Hệ thống công nhận phòng thí nghiệm Việt Nam (Vietnam Laboratory Accrediation Scheme).
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Là các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương (các Bộ) và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh).
3. Chế biến khoáng sản: Là quá trình sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp các phương pháp cơ-lý-hóa để làm biến tính khoáng sản nguyên khai nhằm tạo ra một hoặc nhiều sản phẩm dưới dạng: tinh quặng, kim loại, hợp kim, hợp chất hóa học, khoáng chất công nghiệp có quy cách, tính chất phù hợp yêu cầu sử dụng, có giá trị sử dụng và giá trị thương mại cao hơn khoáng sản nguyên khai.
Điều 4. Điều kiện xuất khẩu khoáng sản
1. Chỉ có doanh nghiệp mới được phép xuất khẩu khoáng sản. Doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, có đủ điều kiện theo quy định của Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
2. Khoáng sản được phép xuất khẩu khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Đã qua chế biến và có tên trong Danh mục tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
b) Đạt tiêu chuẩn chất lượng không thấp hơn quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
c) Có nguồn gốc hợp pháp, cụ thể là:
- Được khai thác từ các mỏ, điểm mỏ có Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, còn hiệu lực; hoặc
- Được nhập khẩu hợp pháp; hoặc
- Do cơ quan nhà nước nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.
Khoáng sản nhập khẩu (để tái xuất hoặc để chế biến phục vụ xuất khẩu) được coi là hợp pháp khi có Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu (bản sao có chứng thực theo quy định).
Đối với khoáng sản tịch thu, phát mại, phải có các chứng từ sau: Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung công quỹ, Phiếu xuất kho, Biên bản bàn giao tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu bán đấu giá (bản sao có chứng thực theo quy định).
Điều 5. Thủ tục xuất khẩu khoáng sản
- Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản xuất khẩu, cụ thể là:
a) Đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản: Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực.
b) Đối với doanh nghiệp chế biến khoáng sản: Giấy chứng nhận đầu tư nhà máy chế biến và Hợp đồng mua khoáng sản của doanh nghiệp khai thác khoáng sản hợp pháp hoặc chứng từ nhập khẩu khoáng sản hợp lệ (trường hợp doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu khoáng sản nhập khẩu quy định tại Mục c Khoản 2 Điều 4).
c) Đối với doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản: Hợp đồng mua khoáng sản kèm theo bản sao hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu khoáng sản ký với doanh nghiệp nêu tại Mục a) và b) của Khoản này; hoặc chứng từ hợp lệ mua khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại (quy định tại Mục c Khoản 2 Điều 4).
2. Khi làm thủ tục thông quan, nếu Hải quan cửa khẩu có cơ sở nghi vấn lô hàng khoáng sản xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Thông tư này thì có quyền vẫn cho thông quan, đồng thời tiến hành lập Biên bản và lấy mẫu khoáng sản để kiểm tra lại. Việc kiểm tra do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS thực hiện. Nếu kết quả kiểm tra khẳng định sự nghi vấn thì doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu phạt theo quy định hiện hành và chịu chi phí thử nghiệm. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định thì chi phí thử nghiệm do Hải quan cửa khẩu chịu.
1. Đối với các trường hợp sau, nếu doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu khoáng sản thì phải báo cáo UBND cấp tỉnh (nơi khoáng sản đó được khai thác, chế biến) để UBND tổ chức kiểm tra, xác nhận và có văn bản đề nghị Bộ Công Thương xem xét, giải quyết:
- Khoáng sản có tên trong danh mục được xuất khẩu, đã qua chế biến nhưng không thể đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định do nguyên nhân khách quan (như: do đặc điểm địa chất mỏ, khoáng sản là sản phẩm phụ thu hồi được trong quá trình chế biến khoáng sản chính, quặng đuôi thải thu hồi được nhưng trình độ công nghệ hiện tại không thể nâng hàm lượng được v.v...).
- Khoáng sản tồn kho của các mỏ có giấy phép khai thác nhưng đã hết hiệu lực.
- Khoáng sản không thuộc danh mục được xuất khẩu, nhưng trong nước không có nhu cầu tiêu thụ hoặc không tiêu thụ hết.
- Khoáng sản xuất khẩu để đối lưu nhập khẩu hàng hóa cần thiết cho nhu cầu sản xuất trong nước.
Trên cơ sở văn bản đề nghị của UBND cấp tỉnh, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể.
Điều 7. Báo cáo thực hiện xuất khẩu khoáng sản
1. Nội dung báo cáo thực hiện xuất khẩu khoáng sản bao gồm:
- Kết quả thực hiện về chủng loại, khối lượng, kim ngạch xuất khẩu khoáng sản, nguồn gốc khoáng sản xuất khẩu.
- Tình hình chấp hành các quy định về xuất khẩu khoáng sản.
2. Báo cáo thực hiện xuất khẩu khoáng sản gồm 2 loại:
- Báo cáo của doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản: được lập định kỳ. Định kỳ báo cáo của doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tùy thuộc yêu cầu quản lý của địa phương. Báo cáo được gửi về Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường nơi doanh nghiệp thực hiện việc xuất khẩu khoáng sản.
- Báo cáo tổng hợp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc cơ quan chức năng được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ) nơi có khoáng sản xuất khẩu: được lập định kỳ hàng năm (với mốc thời gian thực hiện từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) và gửi về Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo (Biểu mẫu 01).
3. Doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu, thông tin báo cáo.
4. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu báo cáo đột xuất về tình hình xuất khẩu khoáng sản để phục vụ công tác quản lý, doanh nghiệp xuất khẩu khoáng sản có trách nhiệm phải thực hiện yêu cầu đó.
1. Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) chịu trách nhiệm chủ trì và đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan định kỳ tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về xuất khẩu khoáng sản theo Thông tư này và quy định của pháp luật liên quan.
2. Căn cứ tình hình thực tế của hoạt động khai thác, chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khoáng sản, Vụ Công nghiệp nặng có trách nhiệm báo cáo Bộ xem xét điều chỉnh, bổ sung Thông tư này khi cần thiết.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 04 tháng 02 năm 2013 và thay thế Thông tư số 08/2008/TT- BCT ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản.
1. Hợp đồng xuất khẩu khoáng sản hợp lệ (theo Thông tư số 08/2008/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Bộ Công Thương) đã ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nhưng không trái với Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này được tiếp tục thực hiện.
2. Việc xuất khẩu một số loại khoáng sản được khai thác hợp pháp, đang tồn kho của năm 2012 (để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp) thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, quy định của Thông tư này và hướng dẫn của Bộ Công Thương.
3. Bộ Công Thương có quyền yêu cầu dừng việc xuất khẩu khoáng sản đối với doanh nghiệp xuất khẩu bị phát hiện vi phạm các quy định của Thông tư này.
4. Các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến xuất khẩu khoáng sản chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, doanh nghiệp phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Công Thương để xem xét, xử lý./.
Nơi nhận: | KT.BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC, TIÊU CHUẨN, CHẤT LƯỢNG KHOÁNG SẢN XUẤT KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày tháng năm 2012 của Bộ Công Thương)
TT | Danh mục khoáng sản xuất khẩu | Tiêu chuẩn, chất lượng | Ghi chú |
1 | Sản phẩm chế biến từ quặng Titan |
|
|
1.1. Bột zircon | ZrO2 ≥ 65%, cỡ hạt ≤ 75 µm |
| |
1.2. Ilmenite hoàn nguyên | TiO2 ≥ 56%, FeO ≤ 9%, Fe ≤ 27%. |
| |
1.3. Xỉ titan loại 1 | TiO2 ≥ 85%, FeO ≤ 10% |
| |
1.4. Xỉ titan loại 2 | 85%>TiO2≥70%, FeO ≤ 10% |
| |
1.5. Tinh quặng Rutil 1.6. Rutil nhân tạo/rutile tổng hợp 1.7. Tinh quặng Monazit
| TiO2 ≥ 83% TiO2 ≥ 83% REO ≥ 57% |
| |
2 | Sản phẩm chế biến từ quặng Bôxít 2.1. Alumin |
Al2O3 ≥ 98,5% |
|
2.2. Hydroxit nhôm - Al(OH)3 | Al2O3 ≥ 64% |
| |
3 | Tinh quặng đồng (Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo) | Cu≥20% | Xuất khẩu đến hết năm 2015 |
4 | Tinh quặng Vonfram (Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo) | WO3≥ 55% | Xuất khẩu đến hết năm 2015 |
5 | Tinh quặng Bismut | Bi ≥ 70% |
|
6 | Tinh quặng Niken (Công ty TNHH Mỏ Nikel Bản Phúc) | Ni ≥ 9,5% |
|
7 | Bột ôxit đất hiếm riêng rẽ | TREO ≥ 99% |
|
8 | Tinh quặng Fluorit | CaF2 ≥ 90% |
|
9 | Đá hoa trắng 9.1. Dạng bột | - Cỡ hạt < 1mm; độ trắng ≥ 90% |
|
9.2. Dạng cục | - Cỡ hạt từ 1mm đến 400 mm; độ trắng ≥ 85% | Xuất khẩu đến hết năm 2015 | |
10 | Bột barit | BaSO4≥90%, cỡ hạt<1mm |
|
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN NĂM…
(kèm theo Báo cáo số ………../UBND-CN ngày… tháng .....năm….. của tỉnh…………….)
TT | Tên Doanh nghiệp, Tên mỏ, Nhà máy chế biến quặng | Số Giấy phép khai thác, chế biến. | Công suất khai thác, chế biến, theo Giấy phép (nghìn tấn/năm) | Sản lượng (nghìn tấn) | Tiêu thụ trong nước (nghìn tấn) | Xuất khẩu | ||||
Quặng nguyên khai | Tinh quặng | Quặng nguyên khai | Tinh quặng | Quặng nguyên khai | Tinh quặng | Số lượng (nghìn tấn) | Gía trị (USD) | |||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
1 | Sản phẩm từ quặng titan (ví dụ) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Công ty CP Hoà Tâm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Mỏ Titan Cây Châm..... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Nhà máy xỉ titan |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2. | Công ty CP Khoáng sản Thắng Lợi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Mỏ .......... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| .......................... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Sản phẩm từ quặng bôxit |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ……………………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Tinh quặng Niken |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ……………………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Tinh quặng Fluorit |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ……………………. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Tinh quặng ... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ………………….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- 1Circular No. 04/2012/TT-BXD of September 20, 2012, guiding the export of minerals as building materials
- 2Circular No. 18/2009/TT-BXD of June 30, 2009, providing guidelines on export of minerals to be used as construction materials
- 3Circular No. 02/2006/TT-BCN, guiding the export of minerals, promulgated by the Ministry of Industry
- 1Circular No. 08/2008/TT-BCT of June 18, 2008, guiding the export of minerals
- 2Circular No. 12/2016/TT-BCT dated July 5, 2016, amending and supplementing a number of articles of the Minister of Industry and Trade’s Circular No. 41/2012/TT-BCT providing the export of mineral
- 3Circular No. 12/2016/TT-BCT dated July 5, 2016, amending and supplementing a number of articles of the Minister of Industry and Trade’s Circular No. 41/2012/TT-BCT providing the export of mineral
- 1Decree No. 95/2012/ND-CP of November 12, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade
- 2Circular No. 04/2012/TT-BXD of September 20, 2012, guiding the export of minerals as building materials
- 3Decree No: 15/2012/ND-CP of March 09, 2012, stipulation in detail the implementation of some articles of the Mineral Law
- 4Directive No. 02/CT-TTg of January 09, 2012, on enhancing the state management for exploration, mining, processing, use and export of minerals
- 5Decision No. 2427/QD-TTg of December 22, 2011, approving mineral resources strategy to 2020, with a vision toward 2030
- 6Circular No. 18/2009/TT-BXD of June 30, 2009, providing guidelines on export of minerals to be used as construction materials
- 7Decree of Government No. 12/2006/ND-CP, making detailed provisions for implementation of the Commercial Law with respect to international purchases and sales of goods; and agency for sale and purchase, processing and transit of goods involving foreign parties.
- 8Law no. 60/2005/QH11 of November 29, 2005 on enterprises
- 9Commercial Law No.36/2005/QH11, passed by the National Assembly
Circular No. 41/2012/TT-BCT of December 24, 2012, on the export of minerals
- Số hiệu: 41/2012/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 21/12/2012
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Lê Dương Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/02/2013
- Ngày hết hiệu lực: 01/02/2022
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực