Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34 /2014/TT-BGDĐT | Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014 |
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (sau đây gọi là Nghị định số 73/2012/NĐ-CP), bao gồm: kiểm định chất lượng giáo dục chương trình liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; chương trình giáo dục và môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; ngành, chuyên ngành đào tạo được phép hợp tác, đầu tư; tính toán số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian và vốn đầu tư tối thiểu đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và thực hiện điều khoản chuyển tiếp.
2. Thông tư này không điều chỉnh các hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.
Điều 2. Kiểm định chất lượng giáo dục
1. Cơ sở giáo dục Việt Nam, cơ sở giáo dục nước ngoài thực hiện liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ quy định hiện hành về tiêu chuẩn, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành; hoặc tuân thủ quy định của tổ chức kiểm định chất lượng của quốc tế được Việt Nam công nhận.
2. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố và cập nhật hàng năm danh mục các tổ chức kiểm định chất lượng của quốc tế được Việt Nam công nhận trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Tiếp nhận học sinh Việt Nam tại các trường phổ thông có nhiều cấp học
1. Trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 21 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP là những trường bao gồm từ hai cấp học trở lên trong các cấp học sau: giáo dục mầm non (nếu có), giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.
2. Trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
3. Học sinh là công dân Việt Nam nhưng có bố hoặc mẹ là người nước ngoài thì được tiếp nhận vào học tại trường như học sinh nước ngoài.
1. Đối với giáo dục tiểu học
Học sinh là công dân Việt Nam học tập tại trường tiểu học hoặc cấp tiểu học của trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài phải học chương trình tiếng Việt và chương trình Việt Nam học, cụ thể như sau:
a) Đối với chương trình tiếng Việt
- Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành và phát triển vốn từ vựng và các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi; cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về tiếng Việt, văn hóa và con người Việt Nam.
- Thời lượng: Không ít hơn 140 phút/tuần, học từ lớp 1 đến hết lớp 5.
b) Đối với chương trình Việt Nam học
- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu biết cơ bản về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu và những truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của đất nước và con người Việt Nam; hiểu biết đơn giản về vị trí địa lý, lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo, khí hậu, sông núi, tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam; qua đó học sinh hình thành tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào về dân tộc.
- Thời lượng: Không ít hơn 70 phút/tuần, học từ lớp 4 đến hết lớp 5.
2. Đối với giáo dục trung học
- Học sinh là công dân Việt Nam học tập tại trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông của trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài phải học chương trình Việt Nam học để có kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về lịch sử, địa lí, văn hoá, truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam.
- Mục tiêu: Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, sự trân trọng đối với các di sản lịch sử của dân tộc và truyền thống anh hùng trong dựng nước, giữ nước của cha ông. Đồng thời phát triển những phẩm chất cần thiết của người công dân: thái độ tích cực vì xã hội, tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, yêu lao động, sống nhân ái, có kỷ luật, tôn trọng và làm theo pháp luật, có ý thức tự cường dân tộc, sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
- Thời lượng: Không ít hơn 90 phút/tuần, học ở các lớp trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Điều 5. Tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá tại cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài
1. Việc tổ chức dạy học chương trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh là công dân Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Giáo viên là người Việt Nam, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Có tài liệu dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn hoặc do các cơ sở giáo dục tự biên soạn trên cơ sở các chương trình tiếng Việt và chương trình Việt Nam học quy định tại Điều 4 của Thông tư này và được Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;
c) Ngôn ngữ dạy học là tiếng Việt.
2. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các chương trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh là công dân Việt Nam phải dựa trên mục tiêu và chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Khuyến khích các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài giảng dạy chương trình tiếng Việt và Việt Nam học bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài cho học sinh là người nước ngoài đang theo học tại trường.
1. Học sinh là công dân Việt Nam học tập tại các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài, giảng dạy theo chương trình giáo dục của nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt thì được chuyển tiếp sang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông giảng dạy theo chương trình giáo dục của Việt Nam khi có nhu cầu. Cơ sở giáo dục phổ thông tiếp nhận và quyết định việc học chuyển tiếp của học sinh căn cứ kết quả đánh giá trực tiếp năng lực của học sinh.
2. Học sinh là công dân Việt Nam học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của nước ngoài đã đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo được quyền tham dự tuyển sinh vào các trường trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam theo quy định hiện hành.
1. Đối với trường trung cấp chuyên nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
a) Trường trung cấp chuyên nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tổ chức đào tạo theo chương trình của nước ngoài và cấp văn bằng của trường cho người học thì phải tổ chức giảng dạy môn Pháp luật. Đây là môn học bắt buộc. Việc tổ chức giảng dạy được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng cho trường trung cấp chuyên nghiệp Việt Nam. Điểm môn học bắt buộc phải được thể hiện trong bảng kết quả học tập của học sinh.
b) Người học tại trường trung cấp chuyên nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn môn học bắt buộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nếu nộp bảng điểm đã hoàn thành môn học đó tại một cơ sở đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
2. Đối với trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài
a) Trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài khi tổ chức đào tạo theo chương trình của nước ngoài và cấp văn bằng của trường cho người học thì phải tổ chức giảng dạy môn học bắt buộc theo quy định áp dụng đối với các trường Việt Nam.
b) Người học trong trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài được miễn học môn bắt buộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này nếu nộp chứng chỉ hoặc bảng điểm đã hoàn thành môn học đó tại một trường cao đẳng, trường đại học khác hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
3. Người học các chương trình liên kết đào tạo giữa trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, học viện Việt Nam hoặc trường có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với cơ sở giáo dục nước ngoài, do bên liên kết nước ngoài cấp bằng thì không phải học các môn học bắt buộc quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
1. Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phép mở ngành, chuyên ngành đào tạo trong phạm vi danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trừ các ngành, chuyên ngành đào tạo liên quan đến an ninh, quốc phòng, chính trị và tôn giáo.
2. Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền cho phép mở ngành, chuyên ngành của trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng theo quy định hiện hành đối với các trường Việt Nam.
3. Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học nước ngoài; trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở giáo dục đại học Việt Nam; trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phép hợp tác liên kết đào tạo trong phạm vi danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với cơ sở giáo dục Việt Nam, trừ các ngành, chuyên ngành đào tạo liên quan đến an ninh, quốc phòng, chính trị và tôn giáo.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hợp tác liên kết đào tạo hoặc mở ngành, chuyên ngành đào tạo mới, không thuộc danh mục các ngành, chuyên ngành đã được ban hành, trên cơ sở xem xét sự cần thiết của ngành, chuyên ngành đó đối với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong trường hợp này, hồ sơ liên kết đào tạo hoặc hồ sơ đề nghị mở ngành, chuyên ngành đào tạo phải bổ sung:
a) Văn bản xác định nhu cầu nhân lực và mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực đã được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở giáo dục thông qua;
b) Thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới, kèm theo chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng của ít nhất 2 cơ sở giáo dục nước ngoài để tham khảo.
Điều 9. Quy định về trình độ ngoại ngữ trong liên kết đào tạo ngành ngoại ngữ
Các bên liên kết Việt Nam và nước ngoài thống nhất yêu cầu đầu vào về ngoại ngữ, giải trình về việc đảm bảo chất lượng và mục tiêu đào tạo, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài.
1. Việc tính toán số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian nhằm mục đích xác định vốn đầu tư tối thiểu của dự án và chỉ áp dụng đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
2. Việc tính toán số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian được thực hiện theo công thức sau:
a) Quy đổi cho một khóa bồi dưỡng ngắn hạn i:
Ki = | Số (tiết x lớp) của khóa i | x 20 học viên |
1152 tiết |
Trong đó:
- Ki là số lượng học viên quy đổi của khóa bồi dưỡng ngắn hạn i.
- Số (tiết x lớp) của khóa i = (Tổng số lớp học khóa i) x (Số tiết học khóa i).
- 1152 tiết là số tiết học của một lớp học toàn phần thời gian trong một năm học (tính bình quân 6 tiết/ngày, quy ước học 6 ngày/tuần và 32 tuần học/năm học).
- 20 học viên là số học viên bình quân/lớp quy định chung cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.
b) Tổng số học viên quy đổi toàn phần:
Tổng số học viên quy đổi toàn phần | = ∑ Ki Với i = 1, 2, …, n |
Trong đó n là số khóa bồi dưỡng ngắn hạn trong một năm học.
Ví dụ: Ở thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất, cơ sở giáo dục dự kiến mở 2 khóa bồi dưỡng/năm, cụ thể như sau:
- Khóa 1: Tổng số tiết của khóa học là 200 tiết, mở 8 lớp.
- Khóa 2: Tổng số tiết của khóa học là 250 tiết, mở 10 lớp.
Kết quả quy đổi như sau:
- Khóa 1: [(200 tiết x 8 lớp) : 1152 tiết] x 20 hv/lớp = 28 học viên
- Khóa 2: [(250 tiết x 10 lớp) : 1152 tiết] x 20 hv/lớp = 43 học viên
Tổng số học viên quy đổi toàn phần là 71 học viên (28 + 43).
3. Việc tính toán vốn đầu tư tối thiểu dựa trên số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian ở thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất và suất đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 28 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
Ví dụ: Theo ví dụ tại khoản b, điểm 2 Điều này thì vốn đầu tư tối thiểu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm thành lập phải là:
71 (học viên) x 20 triệu đồng = 1,42 tỷ đồng.
Trong trường hợp cơ sở giáo dục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì vốn đầu tư tối thiểu là 0,994 tỷ đồng (đạt ít nhất 70% mức quy định theo khoản 8 Điều 28 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP).
Vốn đầu tư tối thiểu nêu trên không bao gồm chi phí sử dụng đất.
4. Trong quá trình đào tạo, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tự điều chỉnh số lượng học viên được tiếp nhận đào tạo ở những khoá học khác nhau, phù hợp với vốn đầu tư tối thiểu và lộ trình đầu tư đã đăng ký.
1. Đối với liên kết đào tạo với nước ngoài.
Văn bản phê duyệt Đề án liên kết đào tạo cấp văn bằng theo thẩm quyền phê duyệt, quy định tại điểm a, d và đ khoản 2 Điều 16 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, áp dụng theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này.
2. Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
a) Văn bản cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo thẩm quyền cho phép thành lập, quy định tại khoản 2, 4 và 5 Điều 39 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, áp dụng theo Mẫu số 2 kèm theo Thông tư này;
b) Văn bản cho phép hoạt động giáo dục theo thẩm quyền quy định tại khoản 1, 3 và 4 Điều 49 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, áp dụng theo Mẫu số 3 kèm theo Thông tư này.
3. Đối với văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài, quy định tại khoản 3 Điều 62 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, áp dụng theo Mẫu số 4 kèm theo Thông tư này.
1. Trẻ em, học sinh Việt Nam đã được tiếp nhận vào học tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài dành cho trẻ em, học sinh người nước ngoài trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục học tập bình thường tại trường.
2. Cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép thí điểm giảng dạy chương trình của nước ngoài, chương trình song ngữ cho học sinh Việt Nam trước ngày Nghị định số 73/2012/NĐ-CP có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định cho phép thí điểm tại văn bản đó.
1. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định số 73/2012/NĐ-CP có hiệu lực thì không phải xét duyệt lại theo các điều kiện quy định tại Điều 36 hoặc Điều 41 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, nhưng phải bổ sung các loại giấy tờ sau để thực hiện thủ tục cho phép thành lập:
a) Văn bản đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục;
b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh (nếu có) kèm hồ sơ đề án đã được phê duyệt;
c) Giấy phép hoạt động giáo dục đang còn hiệu lực;
d) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư theo nội dung đăng ký đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu tư;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục trong thời gian 03 năm gần nhất.
2. Nhà đầu tư làm 06 bộ hồ sơ, trong đó có một bộ hồ sơ gốc và nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại các Điều 38, 43 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ban hành Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc quyết định cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
4. Ngoài các quy định tại khoản 1, 2 Điều này, cơ quan thụ lý hồ sơ không được yêu cầu nhà đầu tư thực hiện thêm bất kì điều kiện nào khác.
Điều 14. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài chịu sự quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về giáo dục và đào tạo.
Tổ chức, cá nhân, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.
2. Bãi bỏ các quy định trái với quy định của Thông tư này.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Mẫu số 1
…..…..…(1)………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-…..…. | ……(2) ……, ngày……tháng……năm…… |
Phê duyệt Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài
…..…..…………(1)…..…..…………
Căn cứ…………...……………………………………………………..;
Căn cứ Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Thông tư số…...ngày.....tháng…..năm…...hướng dẫn Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Xét đề nghị của …….…… và ……………tại Hồ sơ liên kết đào tạo cấp bằng ………(11)……… ngày ….. tháng ….. năm …..;
Xét đề nghị của …………………………(3)……….…..,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án liên kết đào tạo cấp bằng giữa các Bên:
Bên Việt Nam: ...................................................................................................
- Trụ sở:...............................................................................................................
- Điện thoại:..........................................................................................................
- Fax:...................................................................................................................
- Website:............................................................................................................
- Quyết định thành lập:..........................................................................................
Bên nước ngoài:.................................................................................................
- Trụ sở:...............................................................................................................
- Điện thoại:..........................................................................................................
- Fax:...................................................................................................................
- Website:............................................................................................................
- Văn bản pháp lý:……………………..……..(4)………………………
Điều 2. Các Bên liên kết có trách nhiệm tuân thủ luật pháp Việt Nam, những cam kết, kế hoạch được trình bày trong Hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với những nội dung chính sau:
1. Đối tượng tuyển sinh:.............................….....(5)……….....................
2. Thời gian và chương trình đào tạo:…….........(6)………………………
3. Ngôn ngữ giảng dạy:………………….………..(7)………………………
4. Đội ngũ giảng viên:………………………..…....(8)………………………
5. Quy mô đào tạo:………………………………...(9)………………………
6. Địa điểm đào tạo:……………………………….(10)……………………..
7. Văn bằng:………………………………….........(11)……………………...
8. Kinh phí đào tạo và quản lý tài chính: ...........(12)...............................
Điều 3. Sau mỗi năm học ………...…..(13)…….…………. báo cáo ………..(1) ……….. về các hoạt động liên quan đến việc tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình liên kết đào tạo và định kỳ 6 tháng một lần cập nhật cơ sở dữ liệu về liên kết đào tạo với nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo. ………….(1)………… chịu trách nhiệm kiểm tra và phối hợp với các đơn vị có liên quan thanh tra công tác tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình liên kết của các bên liên kết theo Quyết định này và Hồ sơ Chương trình liên kết đã phê duyệt.
Điều 4. Thời hạn hoạt động của Chương trình liên kết ………………....
Điều 5. Hiệu lực của quyết định. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | Quyền hạn, chức vụ của người ký (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên) |
Ghi chú:
(1) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo;
(2) Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan ban hành quyết định;
(3) Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo;
(4) Số, ký hiệu văn bản thể hiện tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài, ngày.. tháng... năm.. ban hành văn bản và tên cơ quan ban hành văn bản;
(5) Yêu cầu về trình độ học vấn đầu vào, năng lực sử dụng ngoại ngữ và các yêu cầu khác;
(6) Thời gian đào tạo (năm học hoặc học kỳ), cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm cung cấp chương trình đào tạo, thời lượng chương trình đào tạo (số tín chỉ) bao gồm cả giai đoạn đào tạo trong nước và giai đoạn đào tạo ở nước ngoài (nếu có);
(7) Ngoại ngữ sử dụng trong quá trình giảng dạy Chương trình liên kết;
(8) Nguồn giảng viên tham gia giảng dạy Chương trình liên kết, tiêu chí đối với giảng viên (trình độ chuyên môn và năng lực sử dụng ngoại ngữ);
(9) Số lượng dự kiến tuyển sinh mỗi khóa, số khóa tuyển sinh/năm;
(10) Địa chỉ cơ sở đào tạo thực hiện chương trình liên kết;
(11)Tên văn bằng (tiếng Việt và tiếng nước ngoài), tên cơ sở đào tạo cấp bằng;
(12) Mức thu học phí (toàn khóa học hoặc theo năm học) bao gồm giai đoạn đào tạo trong nước và giai đoạn đào tạo ở nước ngoài (nếu có), nguồn kinh phí tài trợ cho chương trình (nếu có);
(13) Tên cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và tên cơ sở giáo dục đại học nước ngoài;
……….(1)……….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………. | ……(3) ……, ngày …... tháng ….… năm …… |
Về việc cho phép thành lập……..(4)…......
THẨM QUYỀN BAN HÀNH
Căn cứ……………………………(5)…..………………………………;
Căn cứ Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Thông tư số ….. ngày…. tháng …. năm …. hướng dẫn Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Xét đề nghị của: …………………………………………………………;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho phép thành lập:…………….……(4)……………..…………
Tên bằng tiếng Việt:..……………………………………....….……..…...
Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ..................................................
Địa điểm trụ sở chính: …………………………………………..………..
Điều 2.……(4)…….. là cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 3.……(4)…….. hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Điều 4. Thời hạn hoạt động: ………………..(6)…………..………..........
Điều 5. Hiệu lực của quyết định; cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định./.
Nơi nhận: | Quyền hạn, chức vụ của người ký (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có);
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh Nhà nước ban hành quyết định;
(3) Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan ban hành quyết định;
(4) Tên cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được cho phép thành lập;
(5) Ghi rõ căn cứ pháp luật trực tiếp để ban hành quyết định;
(6) Ghi thời hạn đăng ký trong Giấy chứng nhận đầu tư, phù hợp với quy định tại Điều 25 Nghị định số 73/2012 NĐ-CP.
………(1)……….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………. | ..... (3) ......, ngày …... tháng ….… năm …… |
Đăng ký lần đầu: ngày …… tháng ……. năm ……
Đăng ký thay đổi lần thứ ……. : ngày …… tháng …… năm ……
Căn cứ Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Thông tư số… ngày… tháng… năm…. hướng dẫn Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;
Căn cứ Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục số:............do .............. cấp ngày ...... tháng ...... năm .....;
Xét đề nghị của ................(4) ................,
.......(5)..... cấp Giấy phép hoạt động giáo dục cho ...... (4) ....... với những nội dung sau:
1. Tên cơ sở giáo dục (tiếng Việt):..……………(4).….………….....................
- Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có): .......................................................
- Tên viết tắt (nếu có): ……………………….......…………………….....
- Tel:............................ Fax: ...........................Email:.................................
2. ………(4)………được phép hoạt động giáo dục theo những nội dung sau:
a) Địa điểm hoạt động:……………………………………….................
b) Mục tiêu và nội dung hoạt động giáo dục hoặc đào tạo: ……(6)……
c) Chương trình giáo dục hoặc đào tạo và văn bằng: ………….(7) ……
3. ………(4)………có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo với … (2) … và các cơ quan liên quan theo quy định của Pháp luật; chịu sự quản lý, giám sát, thanh kiểm tra và đánh giá toàn diện hoạt động hàng năm của …… (2) ……..
Nơi nhận: | Quyền hạn, chức vụ của người ký (Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có);
(2) Tên cơ quan cấp giấy phép hoạt động giáo dục;
(3) Tên tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan cấp phép;
(4) Tên cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài;
(5) Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép hoạt động;
(6) Ghi rõ hoạt động giáo dục được phép tổ chức;
(7) Ghi rõ trình độ đào tạo và văn bằng chứng chỉ.
UBND TỈNH, THÀNH PHỐ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............ | …(1) …, ngày …… tháng …… năm ….... |
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI
Đăng ký lần đầu: ngày …… tháng ……. năm ……
Đăng ký thay đổi lần thứ ……. : ngày …… tháng …… năm ……
1. Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện giáo dục:
Tên bằng tiếng Việt:..………………(2) ………………………………………………..
Tên bằng tiếng nước ngoài:
Quốc tịch: .........................................(3) ……….....................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ..............................................................................................
Tel: .................... Fax: .................Email: ........................
2. Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam
Tên bằng tiếng Việt : .......................(4).................................................................
Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có):....................................................................
Tên viết tắt (nếu có):................................
3. Địa chỉ trụ sở Văn phòng đại diện:
.........................................................................................................................
4. Nhân sự làm việc tại Văn phòng đại diện
a) Trưởng Văn phòng đại diện:
Họ và tên: …........…(5)….... …….Giới tính (nam, nữ):
Sinh ngày ……. tháng …….năm …
Quốc tịch:
Địa chỉ thường trú tại Việt Nam:
Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân số:.......................do: ……….. cấp ngày …..... tháng ….... năm …... tại
b) Số lượng nhân viên làm việc tại Văn phòng đại diện: ………..(6)…
5. Nội dung hoạt động:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
6. Thời hạn hoạt động:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
| GIÁM ĐỐC |
Ghi chú
(1) Tên tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan cấp giấy chứng nhận này;
(2) (4) (5) Ghi bằng chữ in hoa;
(3) Ghi tên nước ban hành pháp luật theo đó tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài được thành lập;
(6) Nêu rõ số lượng, cơ cấu người nước ngoài, người Việt Nam làm việc tại VPĐD..
- 1Decree No. 124/2014/ND-CP dated December 29, 2014,
- 2Joint circular No. 14/2005/TTLT-BGD&DT-BKH&DT of April 14, 2005, providing guidelines on Decree No: 06/2000/ND-CP of the Government dated March 2000 on foreign co-operation and investment in fields of medical examination and treatment, education and training and scientific research
- 1Decree No. 124/2014/ND-CP dated December 29, 2014,
- 2Decree No. 73/2012/ND-CP of September 26, 2012, on the foreign cooperation and investment in education
- 3Decree No. 36/2012/ND-CP of April 18, 2012, defining the functions, tasks and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies
- 4Decree No. 31/2011/ND-CP of May 11, 2011, amending and supplementing a number of articles of the Government''s Decree No. 75/2006/ ND-CP of August 2, 2006, detailing and guiding a number of articles of the Education Law
- 5Decree No. 32/2008/ND-CP of March 19, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training.
- 6Decree of Government No. 75/2006/ND-CP of August 02, 2006 detailing and guiding the implementation of a number of articles of The Education Law
- 7Joint circular No. 14/2005/TTLT-BGD&DT-BKH&DT of April 14, 2005, providing guidelines on Decree No: 06/2000/ND-CP of the Government dated March 2000 on foreign co-operation and investment in fields of medical examination and treatment, education and training and scientific research
Circular No. 34 /2014/TT-BGDDT dated October 15, 2014, on providing guidance on the implementation of Decree No. 73/2012/ND-CP defining foreign cooperation and investment in education
- Số hiệu: 34/2014/TT-BGDDT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/10/2014
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Bùi Văn Ga
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/12/2014
- Ngày hết hiệu lực: 01/11/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra