Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2019/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2019

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CHĂN NUÔI VỀ QUẢN LÝ GIỐNG VÀ SẢN PHẨM GIỐNG VẬT NUÔI

n cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông tn;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cn nuôi;

Bộ trưởng Bộng nghiệp và Pt triển nông tn ban hành Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Cn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn khoản 1 Điều 15, khoản 4 Điều 16, điểm a khoản 4 Điều 20, điểm a khoản 2 Điều 21 và khoản 3 Điều 24 Luật Chăn nuôi.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến giống và sản phẩm giống vật nuôi tại Việt Nam.

Chương II

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN

Điều 3. Quy định về trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh

1. Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm: con giống, trứng giống, tinh, phôi.

2. Tổ chức, cá nhân tham gia trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm phải thực hiện đúng mục đích, nội dung đã đăng ký với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

3. Định kỳ hằng năm vào tháng 12 hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản và bản điện tử về tình hình và kết quả sử dụng nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đã trao đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Biểu mẫu hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

1. Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đăng ký trao đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 5. Thành phần hồ sơ nhập khẩu lần đầu đối với đực giống, tinh, phôi giống gia súc

1. Đơn đăng ký nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Lý lịch đực giống, tinh, phôi giống gia súc nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu ủy quyền xác nhận về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống, mục đích sử dụng (văn bản là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu).

Điều 6. Thành phần hồ sơ xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo

1. Đơn đăng ký xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Lý lịch giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi xuất khẩu trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Bản chính hoặc bản sao chứng thực thỏa thuận hợp tác nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo về giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo.

4. Các văn bản khác có liên quan đến xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi (nếu có).

Điều 7. Quy định chỉ tiêu chất lượng bắt buộc phải công bố và mức chất lượng giống đối với đực giống, cái giống

Chỉ tiêu chất lượng bắt buộc phải công bố và mức chất lượng giống đối với đực giống, cái giống được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm của các bên có liên quan

1. Cục Chăn nuôi có trách nhiệm:

a) Tổ chức triển khai và tổng hợp các nội dung liên quan đến quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi trong phạm vi cả nước;

b) Thực hiện thanh tra, kiểm tra chất lượng giống và sản phẩm giống vật nuôi trong phạm vi cả nước.

2. Cục Thú ý có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu giống và sản phẩm giống vật nuôi cho Cục Chăn nuôi định kỳ vào ngày 30 của tháng cuối quý hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a) Tổ chức triển khai các nội dung được quy định tại Thông tư này trên địa bàn;

b) Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng về giống và sản phẩm giống vật nuôi trên địa bàn.

4. Tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi có trách nhiệm thực hiện quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 9. Điều khoản chuyển tiếp

Giấy phép liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu giống, sản phẩm giống vật nuôi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện đến hết thời gian hiệu lực của Giấy phép.

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2020.

2. Thông tư này thay thế:

a) Quyết định số 66/2005/QĐ-BNN ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quản lý và sử dụng bò đực giống;

b) Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống;

c) Quyết định số 13/2007/QĐ-BNN ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quản lý và sử dụng trâu đực giống;

d) Quyết định số 108/2007/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về quản lý và sử dụng dê đực giống.

3. Thông tư này bãi bỏ:

Điều 7 Thông tư số 43/2018/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số nội dung về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng, giống vật nuôi, nguồn gen cây trồng; nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nhập khẩu vật thể trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở NN&PTNT tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Bộ NN&PTNT: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ;
- Lưu: VT, CN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

 

PHỤ LỤC I:

MẪU BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN GEN GIỐNG VẬT NUÔI QUÝ, HIẾM
(Ban hành kèm theo Thông tư số    /2019/TT-BNNPTNT ngày    tháng    năm     của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Tên tổ chức, cá nhân
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …/…

.............., ngày ….. tháng … năm ….

 

BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN GEN GIỐNG VẬT NUÔI QUÝ, HIẾM

Kính gửi: ………………………………….

I. Thông tin chung:

1. Tên tổ chức, cá nhân cung cấp nguồn gen: ………………………...………………

Người đại diện:…………………….…… Chức vụ:……………………………………

Địa chỉ: ……….……..…… Số điện thoại:……… Thư điện tử: ….……..…

2. Tên tổ chức, cá nhân tiếp nhận nguồn gen: …………………….........………………

Người đại diện:…………………….…… Chức vụ:……………………………………

Địa chỉ: ……….……..…… Số điện thoại:……… Thư điện tử: ….……..…

II.Báo cáo tình hình, kết quả sử dụng nguồn gen trao đổi.

1. Thỏa thuận hợp tác.

- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số …. ngày … tháng …. năm ….

- Số và ngày ký Hợp đồng/ Hợp tác hoặc văn bản tương đương về trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và có hiệu lực từ ngày…….tháng……..năm………

- Đặc điểm, hình ảnh (nếu có) nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.

- Trách nhiệm của Bên tiếp nhận.

- Trách nhiệm của Bên cung cấp.

- Mục đích trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

2. Kết quả sử dụng nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đã trao đổi:

STT

Tên nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm

Loại hình nguồn gen

Đơn vị tính (con, mẫu, liều...)

Số lượng

Thời gian trao đổi

Địa điểm nghiên cứu/ nuôi giữ

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thời gian theo dõi: từ ngày …. tháng ….. năm ....đến ngày …. tháng ….. năm …..

- Kết quả nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh đối với nguồn gen đã trao đổi.

Trên đây là báo cáo về tình hình, kết quả sử dụng nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đã được trao đổi./.

 

 

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BÁO CÁO
(Chữ ký, tên, chức vụ người ký và đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II:

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ TRAO ĐỔI NGUỒN GEN GIỐNG VẬT NUÔI QUÝ, HIẾM
(Ban hành kèm theo Thông tư số    /2019/TT-BNNPTNT ngày    tháng    năm    của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

............, ngày...... tháng....... năm........

ĐƠN ĐĂNG KÝ TRAO ĐỔI NGUỒN GEN GIỐNG VẬT NUÔI QUÝ, HIẾM

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi)

I. Tổ chức cung cấp nguồn gen

1. Tên tổ chức:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email:

II. Tổ chức tiếp nhận nguồn gen

1. Tên tổ chức:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email:

III. Mục đích trao đổi nguồn gen:

IV. Thời gian trao đổi:

Từ ngày .... tháng ..... năm.... đến ngày .... tháng ...... năm......

V. Nội dung trao đổi:

Số lượng, khối lượng, hiện trạng nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm được trao đổi: (chi tiết được trình bày ở phần lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm).

VI. Cam kết:

Xin cam kết nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đăng ký trên đây bảo đảm đúng với thực tế.

Thực hiện đúng pháp luật về chăn nuôi, pháp luật về thú y và các quy định hiện hành có liên quan.

Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) xem xét giải quyết./.

 

 

Tổ chức đăng ký trao đổi nguồn gen
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

LÝ LỊCH NGUỒN GEN GIỐNG VẬT NUÔI QUÝ, HIẾM ĐĂNG KÝ TRAO ĐỔI

(Kèm theo Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm ngày tháng năm )

STT

Giống vật nuôi quý, hiếm

Sản phẩm giống vật nuôi quý, hiếm

Tên giống

Nguồn gốc

Cơ sở đang lưu giữ

Số lượng

Loại hình nguồn gen

Đơn vị tính

Khối lượng/ Số lượng

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC III:

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU LẦN ĐẦU ĐỰC GIỐNG, TINH, PHÔI GIỐNG GIA SÚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số     /2019/TT-BNNPTNT ngày    tháng    năm    của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

............, ngày...... tháng...... năm......

ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU LẦN ĐẦU ĐỰC GIỐNG, TINH, PHÔI GIỐNG GIA SÚC

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi)

1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email:

4. Mục đích nhập khẩu:

5. Số lượng, khối lượng, hiện trạng đực giống, tinh, phôi giống gia súc nhập khẩu: (chi tiết được trình bày ở phần lý lịch của đực giống, tinh, phôi giống gia súc nhập khẩu).

6. Nước xuất khẩu:

7. Thời gian nhập khẩu:

8. Cửa khẩu nhập khẩu:

9. Cam kết:

Tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu……………………………….cam kết thực hiện đúng pháp luật về chăn nuôi, pháp luật về thú y và các quy định hiện hành khác có liên quan.

Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) xem xét giải quyết./.

 

 

Tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

LÝ LỊCH ĐỰC GIỐNG GIA SÚC NHẬP KHẨU

(Kèm theo Đơn đăng ký nhập khẩu đực giống gia súc ngày tháng năm )

STT

Tên giống

Số hiệu đực giống

Ngày tháng năm sinh

Số hiệu bố, mẹ của đực giống

Số hiệu ông, bà của đực giống

Nguồn gốc xuất xứ

Số hiệu bố

Số hiệu mẹ

Số hiệu ông

Số hiệu

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LÝ LỊCH TINH GIỐNG GIA SÚC NHẬP KHẨU

(Kèm theo Đơn đăng ký nhập khẩu tinh giống gia súc ngày tháng năm )

STT

Tên giống

Số hiệu đực giống cho tinh

Số hiệu bố, mẹ của đực giống cho tinh

Số hiệu ông, bà của đực giống cho tinh

Số lượng tinh (liều)

Xuất xứ

Tháng, năm sản xuất

Số hiệu bố

Số hiệu mẹ

Số hiệu ông

Số hiệu bà

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LÝ LỊCH PHÔI GIỐNG GIA SÚC NHẬP KHẨU

(Kèm theo Đơn đăng ký nhập khẩu phôi giống gia súc ngày tháng năm)

STT

Tên giống

Số hiệu đực giống cho tinh

Số hiệu cái giống cho trứng, phôi

Số hiệu bố, mẹ của đực giống cho tinh

Số hiệu ông, bà của đực giống cho tinh

Số hiệu bố, mẹ của cái giống cho trứng, phôi

Số hiệu ông, bà của cái giống cho trứng, phôi

Số lượng phôi (cái)

Xuất xứ

Tháng, năm sản xuất

Số hiệu bố

Số hiệu mẹ

Số hiệu ông

Số hiệu

Số hiệu bố

Số hiệu mẹ

Số hiệu ông

Số hiệu

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC IV:

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU GIỐNG VẬT NUÔI, SẢN PHẨM GIỐNG VẬT NUÔI TRONG DANH MỤC GIỐNG VẬT NUÔI CẤM XUẤT KHẨU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TRIỂN LÃM, QUẢNG CÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số     /2019/TT-BNNPTNT ngày    tháng    năm    của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

............, ngày .......tháng...... năm........

ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU GIỐNG VẬT NUÔI, SẢN PHẨM GIỐNG VẬT NUÔI TRONG DANH MỤC GIỐNG VẬT NUÔI CẤM XUẤT KHẨU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TRIỂN LÃM, QUẢNG CÁO

Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi)

I. Tổ chức, cá nhân đăng ký xuất khẩu

1. Tên tổ chức, cá nhân:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email:

II. Tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu

1. Tên tổ chức, cá nhân:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email:

III. Mục đích xuất khẩu (ghi rõ tên văn bản hợp tác quốc tế):

IV. Thông tin về giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi:

Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) cho phép xuất khẩu cụ thể như sau:

STT

Tên giống

Số hiệu/sản phẩm giống (nếu có)

Đơn vị tính

Số lượng

Nguồn gốc xuất xứ

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

V. Thời gian xuất khẩu:

Từ ngày... tháng.... tháng ... năm .... đến ngày... tháng ..... năm .....

VI. Cửa khẩu:

VII. Cam kết:

1. Giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi đăng ký xuất khẩu trên đây chỉ sử dụng vào mục đích được quy định tại Mục III trong đơn này.

2. Thực hiện đúng quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, pháp luật về thú y và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa./.

 

 

Tổ chức, cá nhân đăng ký
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

 

LÝ LỊCH GIỐNG VẬT NUÔI, SẢN PHẨM GIỐNG VẬT NUÔI XUẤT KHẨU TRONG DANH MỤC GIỐNG VẬT NUÔI CẤM XUẤT KHẨU PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, TRIỂN LÃM, QUẢNG CÁO

(Kèm theo Đơn đăng ký ngày …. tháng …. năm …… về việc xuất khẩu giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi trong Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, triển lãm, quảng cáo)

STT

Tên giống

Nguồn gốc

Cơ sở đang lưu giữ

Loại hình giống vật nuôi/sản phẩm giống vật nuôi

Đơn vị tính

Số lượng

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC V:

CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG BẮT BUỘC PHẢI CÔNG BỐ VÀ MỨC CHẤT LƯỢNG ĐỐI VỚI GIỐNG VẬT NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số    /2019/TT-BNNPTNT    ngày   tháng    năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Đối với lợn giống

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức công bố

I

Lợn đực hậu bị

 

 

1

Khả năng tăng khối lượng

g/ngày

Không nhỏ hơn

2

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

kg

Không lớn hơn

3

Độ dày mỡ lưng (đo ở vị trí P2)

mm

Không lớn hơn

II

Lợn nái hậu bị

 

 

1

Khả năng tăng khối lượng

g/ngày

Không nhỏ hơn

2

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng

kg

Không lớn hơn

III

Lợn nái sinh sản

 

 

1

Tuổi đẻ lứa đầu

ngày

Trong khoảng

2

Số con đẻ ra còn sống/ổ

con

Không nhỏ hơn

3

Số con cai sữa/nái/năm

con

Không nhỏ hơn

4

Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh

kg

Không nhỏ hơn

IV

Lợn đực giống phối trực tiếp

 

 

1

Tỷ lệ thụ thai

%

Không nhỏ hơn

2

Bình quân số con sơ sinh còn sống/lứa

con

Không nhỏ hơn

3

Bình quân khối lượng lợn con sơ sinh/con

kg

Không nhỏ hơn

V

Lợn đực khai thác tinh (TTNT)

 

 

1

Thể tích tinh/lần xuất tinh (V)

ml

Không nhỏ hơn

2

Hoạt lực tinh trùng (A)

%

Không nhỏ hơn

3

Nồng độ tinh trùng (C)

triệu/ml

Không nhỏ hơn

4

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K)

(%)

Không lớn hơn

5

Tổng số tinh trùng tiến thẳng/lần xuất tinh (VAC)

tỷ

Không nhỏ hơn

2. Đối với gia cầm giống

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức công bố

I

Gia cầm con (0-8 tuần tuổi)

 

 

1

Tỷ lệ nuôi sống

%

Không nhỏ hơn

2

Khối lượng 8 tuần tuổi

kg

Trong khoảng

3

Tiêu tốn thức ăn giai đoạn gia cầm con

kg

Trong khoảng

II

Gia cầm giống hậu bị (9 tuần đến vào đẻ 5%)

 

 

1

Thời gian nuôi hậu bị

tuần

Trong khoảng

2

Tỷ lệ nuôi sống

%

Không nhỏ hơn

3

Khối lượng khi kết thúc hậu bị

kg

Trong khoảng

4

Tiêu tốn thức ăn giai đoạn hậu bị

kg

Trong khoảng

III

Gia cầm giống sinh sản

 

 

1

Năng suất trứng/mái/số tuần đẻ

quả

Không nhỏ hơn

2

Tỷ lệ trứng đủ tiêu chuẩn giống

%

Không nhỏ hơn

3

Tỷ lệ trứng có phôi

%

Không nhỏ hơn

4

Tỷ lệ nở/trứng có phôi

%

Không nhỏ hơn

5

Tỷ lệ chết, loại /tháng

%

Không lớn hơn

6

Tỷ lệ gia cầm loại I

%

Không nhỏ hơn

7

Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng

kg

Không lớn hơn

3. Đối với trâu, bò, ngựa giống

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức công bố

I

Đối với đực, cái hậu bị

 

 

1

Khối lượng sơ sinh

kg

Không nhỏ hơn

2

Khối lượng 6 tháng tuổi

kg

Không nhỏ hơn

3

Khối lượng 12 tháng tuổi

kg

Không nhỏ hơn

4

Tăng khối lượng/con/ngày

g

Không nhỏ hơn

II

Đối với cái sinh sản

 

 

1

Tuổi phối giống lần đầu

tháng

Trong khoảng

2

Khối lượng phối giống lần đầu

kg

Trong khoảng

3

Tuổi đẻ lứa đầu

tháng

Trong khoảng

4

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ

tháng

Không lớn hơn

5

Sản lượng sữa bình quân lứa 1 và lứa 2 (đối với con cho sữa)

kg/305 ngày

Không nhỏ hơn

III

Đối với đực giống khai thác tinh

 

 

1

Tuổi bắt đầu sản xuất tinh

tháng

Trong khoảng

2

Thể tích tinh/lần xuất tinh (V)

ml

Không nhỏ hơn

3

Hoạt lực tinh trùng (A)

%

Không nhỏ hơn

4

Mật độ tinh trùng (C)

tỷ/ml

Không nhỏ hơn

5

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K)

%

Không lớn hơn

IV

Đối với tinh cọng rạ đông lạnh

 

 

1

Số lượng tinh trùng hoạt động tiến thẳng trong 1 cọng rạ

triệu

Không nhỏ hơn

2

Hoạt lực sau khi giải đông (A)

%

Không nhỏ hơn

V

Đối với phôi đông lạnh

 

 

1

Phân loại chất lượng phôi trước khi đông lạnh

A, B, C

Mức B trở lên

2

Chất lượng phôi sau khi giải đông

A,B,C,D

Mức C trở lên

4. Đối với giống dê, cừu, hươu và nai giống

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức công bố

I

Đối với đực, cái hậu bị

 

 

1

Khối lượng sơ sinh

kg

Không nhỏ hơn

2

Khối lượng 12 tháng tuổi

kg

Không nhỏ hơn

3

Khối lượng 24 tháng tuổi

kg

Không nhỏ hơn

II

Đối với cái sinh sản

 

 

1

Tuổi phối giống lần đầu

tháng

Trong khoảng

2

Khối lượng phối giống lần đầu

kg

Trong khoảng

3

Tuổi đẻ lứa đầu

tháng

Trong khoảng

4

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ

tháng

Không lớn hơn

III

Đối với đực giống khai thác tinh

 

 

1

Tuổi bắt đầu sản xuất tinh

tháng

Trong khoảng

2

Thể tích tinh/lần xuất tinh (V)

ml

Không nhỏ hơn

3

Hoạt lực tinh trùng (A)

%

Không nhỏ hơn

4

Nồng độ tinh trùng (C)

tỷ/ml

Không nhỏ hơn

5

Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K)

%

Không lớn hơn

5. Đối với giống thỏ giống

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức công bố

I

Đối với đực, cái hậu bị

 

 

1

Khối lượng sơ sinh

g

Không nhỏ hơn

2

Khối lượng 1 tháng (cai sữa)

g

Không nhỏ hơn

3

Khối lượng 12 tháng

kg

Không nhỏ hơn

II

Đối với cái sinh sản

 

 

1

Khối lượng phối giống lần đầu

kg/con

Trong khoảng

2

Tuổi đẻ lứa đầu

ngày

Trong khoảng

3

Số con đẻ ra còn sống/lứa

con

Không nhỏ hơn

4

Số con cai sữa/lứa

con

Không nhỏ hơn

5

Số lứa đẻ/cái/năm

lứa

Không nhỏ hơn

6

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa

%

Không nhỏ hơn

III

Đối với đực giống

 

 

1

Tuổi bắt đầu phối giống

ngày

Trong khoảng

2

Khối lượng phối giống lần đầu

kg

Trong khoảng

3

Tỷ lệ phối giống có chửa

%

Không nhỏ hơn

6. Đối với ong giống

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức công bố

1

Thế đàn ong

cầu/đàn

Không nhỏ hơn

2

Sức đẻ trứng ong chúa/ngày đêm

trứng

Không nhỏ hơn

3

Năng suất mật của đàn ong

kg/đàn/năm

Không nhỏ hơn

4

Năng suất sáp ong

kg/đàn/năm

Không nhỏ hơn

5

Năng suất phấn hoa

kg/đàn/năm

Không nhỏ hơn

6

Tỷ lệ cận huyết của đàn ong

(%)

Không lớn hơn

7

Tỷ lệ nhiễm bệnh thối ấu trùng Châu Âu của đàn ong

(%)

Không lớn hơn

7. Đối với tằm giống

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức công bố

1

Số quả trứng/ổ

quả

Không nhỏ hơn

2

Tỷ lệ trứng nở hữu hiệu

%

Không nhỏ hơn

3

Tỷ lệ tằm sống

%

Không nhỏ hơn

4

Tỷ lệ nhộng sống

%

Không nhỏ hơn

5

Năng suất kén/ổ

g

Không nhỏ hơn

6

Khối lượng toàn kén

g

Không nhỏ hơn

7

Khối lượng vỏ kén

g

Không nhỏ hơn

8

Tỷ lệ vỏ kén

%

Không nhỏ hơn

9

Chiều dài tơ đơn

mét

Không nhỏ hơn

10

Tỷ lệ lên tơ tự nhiên

%

Không nhỏ hơn

11

Tỷ lệ bệnh gai

%

Không có

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Circular No. 22/2019/TT-BNNPTNT dated November 30, 2019 on elaborating to a number of Articles of Law on Animal Husbandry on management of livestock breed and breed products

  • Số hiệu: 22/2019/TT-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 30/11/2019
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Phùng Đức Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản