Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/2017/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2017 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.
4. Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
5. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật; tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.
6. Công bố, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
7. Kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành có liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; nếu phát hiện những quy định do các cơ quan đó ban hành có dấu hiệu trái với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý thì xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Về trồng trọt và bảo vệ thực vật:
a) Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển vùng cây trồng, sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; kế hoạch sử dụng, bảo vệ và cải tạo nâng cao độ phì đất nông nghiệp; chống xói mòn, sa mạc hóa và sạt lở đất;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn việc sử dụng ngân sách cho các chương trình phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh trên thực vật;
c) Chỉ đạo thực hiện về cơ cấu cây trồng; kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch, bảo quản; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt hàng năm;
d) Chỉ đạo kiểm tra việc bảo tồn, lưu trữ, khai thác nguồn gen cây trồng theo quy định của pháp luật;
đ) Quản lý nhà nước về phân bón theo quy định của pháp luật;
e) Quản lý nhà nước về giống cây trồng nông nghiệp, về kiểm dịch thực vật, bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.
9. Về chăn nuôi và thú y:
a) Chỉ đạo xây dựng, kiểm tra thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, sản phẩm chăn nuôi an toàn;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn việc sử dụng ngân sách cho các chương trình phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh trên động vật;
c) Chỉ đạo thực hiện về cơ cấu vật nuôi; kỹ thuật chăn nuôi; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất chăn nuôi hàng năm;
d) Chỉ đạo, kiểm tra việc bảo tồn, lưu trữ, khai thác nguồn gen vật nuôi theo quy định của pháp luật;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống vật nuôi nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và hoạt động thú y theo quy định của pháp luật.
10. Về thủy sản:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách phát triển thủy sản sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về quản lý các khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa có liên quan tới nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy định quản lý về an toàn tàu cá, thông tin phòng tránh thiên tai cho ngư dân và tàu cá trên biển; khai thác, bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản; quy trình, kỹ thuật, mùa vụ nuôi trồng thủy sản; kiểm dịch, phòng, chống dịch bệnh thủy sản;
đ) Quy định danh mục các loài thủy sản cần được bảo tồn, bảo vệ, cần được tái tạo; các biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sản, bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học thủy sản theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với kiểm ngư theo quy định của pháp luật;
g) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống, thức ăn nuôi trồng thủy sản; hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng để xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
h) Quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ hậu cần nghề cá.
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra kỹ thuật sản xuất, thu hoạch; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất muối hàng năm;
b) Ban hành và kiểm tra thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình về sản xuất, chế biến bảo quản muối và các sản phẩm của muối (không bao gồm muối dùng trong lĩnh vực y tế).
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp, quy chế quản lý rừng, chế độ quản lý, bảo vệ những loài thực vật rừng, động vật rừng, nguy cấp, quý hiếm và danh mục những loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan quản lý hệ thống rừng đặc dụng, bảo vệ hệ sinh thái rừng, các loài sinh vật rừng, bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật.
Trình Thủ tướng Chính phủ xác lập quy hoạch hệ thống và chuyển mục đích sử dụng khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc liên tỉnh;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản kết hợp trồng rừng theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định của pháp luật;
d) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về phát triển, bảo vệ, sử dụng rừng; khai thác lâm sản; tổ chức sản xuất lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ lâm sản; giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
13. Về thủy lợi:
a) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, chính sách, pháp luật về thủy lợi, nước sạch nông thôn; đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn; vận hành các hồ chứa thủy lợi, công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện về quy hoạch thủy lợi phục vụ nông nghiệp, phục vụ đa mục tiêu gắn với các ngành kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;
d) Phê duyệt quy hoạch thủy lợi, cấp nước sạch nông thôn liên quan từ hai tỉnh trở lên, hệ thống công trình thủy lợi và các công trình thủy lợi có tính chất kỹ thuật phức tạp hoặc quy mô lớn trong một tỉnh phục vụ cấp nước, tiêu thoát nước; phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; cải tạo đất, chống sa mạc hóa; cấp thoát nước nông thôn theo quy định của pháp luật;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về quy trình kỹ thuật, chính sách tưới, tiêu; quản lý về quản lý tưới tiêu, quản lý khai thác công trình thủy lợi; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về xả nước thải vào công trình thủy lợi;
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc phê duyệt quy hoạch thủy lợi, hệ thống công trình thủy lợi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong phạm vi cấp tỉnh theo quy định của pháp luật;
g) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, sa mạc hóa; tổ chức quan trắc, dự báo, cảnh báo về hạn hán, xâm nhập mặn, úng, số lượng và chất lượng nước trong hệ thống công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật;
h) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra phương án bảo vệ công trình thủy lợi, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
i) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc lập kế hoạch xây dựng, quản lý khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình cấp, thoát nước nông thôn;
k) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ quy định tại Luật tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật.
14. Về phòng, chống thiên tai:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chương trình, đề án, dự án, chính sách, pháp luật về phòng, chống thiên tai;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy định của pháp luật về cơ chế, chính sách, nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm, nguồn lực cho phòng, chống thiên tai;
c) Hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án ứng phó thiên tai; kiểm tra các phương án phòng, chống thiên tai trong kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, bộ, ngành;
d) Hướng dẫn, tổng hợp, đánh giá, thống kê và công bố số liệu thiệt hại do thiên tai gây ra; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện về quan trắc, giám sát các hoạt động liên quan đến công trình và các biện pháp phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai;
e) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều; đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều; quản lý, bảo vệ đê, hộ đê, hành lang bảo vệ đê và sử dụng đê theo quy định tại Luật đê điều và quy định của pháp luật; phê duyệt quy hoạch về phòng, chống lũ, lụt, phòng, chống sạt lở ven sông, ven biển theo quy định của pháp luật;
g) Quản lý việc đầu tư xây dựng, tu bổ, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật;
h) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai quy định tại Luật đê điều, Luật phòng, chống thiên tai, Luật tài nguyên nước và theo quy định của pháp luật.
15. Về phát triển nông thôn:
a) Chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình hành động không còn nạn đói ở Việt Nam theo phân công của Chính phủ;
b) Tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch, chương trình tổng thể phát triển nông thôn; chiến lược phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã trên địa bàn cấp xã;
c) Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển cơ điện nông nghiệp; ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Chủ trì, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện bố trí dân cư, di dân tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện; bố trí ổn định dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, vùng nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu, di cư tự do, vùng xung yếu, rất xung yếu của rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện công tác định canh, bố trí dân cư trong nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo quy định của pháp luật;
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các chương trình, dự án xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng nông thôn theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
16. Về an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc; thịt và các sản phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả; trứng và các sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ; quản lý an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối, đấu giá nông sản;
c) Chủ trì quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương;
d) Tổ chức giám sát, đánh giá nguy cơ, cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ; kiểm tra, giám sát việc thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của bộ;
đ) Cấp, thu hồi xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ;
e) Chỉ định đơn vị kiểm nghiệm, đơn vị kiểm nghiệm kiểm chứng; công bố kết quả kiểm nghiệm đối với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của bộ.
17. Về quản lý chất lượng đối với giống, vật tư, sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản và công trình thủy lợi, đê điều:
a) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của bộ;
b) Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm, hàng hóa nhóm 2) thuộc phạm vi quản lý của bộ;
c) Chỉ định và quản lý hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của bộ.
18. Về bảo quản, chế biến, vận chuyển nông, lâm, thủy sản và muối:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch, chương trình, cơ chế, chính sách phát triển lĩnh vực chế biến gắn với sản xuất và thị trường; hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch các ngành hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về điều kiện đảm bảo an toàn đối với cơ sở sơ chế, bảo quản, chế biến thuộc phạm vi quản lý của bộ;
c) Hướng dẫn việc vận chuyển các loại hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, muối.
19. Về thương mại nông sản:
a) Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thương mại, thị trường nông sản; kế hoạch, chương trình xúc tiến thương mại; chương trình thương hiệu quốc gia về nông, lâm, thủy sản và muối;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động phân tích, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại và các hoạt động liên quan đến chương trình thương hiệu quốc gia về nông, lâm, thủy sản và muối thuộc phạm vi quản lý của bộ;
c) Ban hành danh mục cụ thể về hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của bộ theo quy định của pháp luật;
d) Phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại và các biện pháp tự vệ đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài, hàng nông sản nhập khẩu của nước ngoài vào Việt Nam.
20. Về quản lý đầu tư, đầu tư xây dựng:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động về đầu tư, đầu tư xây dựng; các hoạt động về xây dựng theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;
c) Thẩm định về nội dung các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi các chương trình, dự án, đề án thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ.
Phê duyệt chủ trương đầu tư; quyết định đầu tư; phê duyệt thiết kế, dự toán, quyết toán và quản lý đấu thầu các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền của bộ theo quy định của pháp luật;
d) Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra các chương trình, dự án đầu tư, xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của bộ theo quy định của pháp luật;
đ) Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư; giám sát, đánh giá đầu tư xây dựng, dự án đầu tư chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực của bộ theo quy định của pháp luật.
21. Về doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác:
a) Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và liên kết sản xuất trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành có liên quan xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định đối với ngành, nghề kinh doanh, dịch vụ có điều kiện theo danh mục do Chính phủ quy định và xử lý hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền;
c) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
d) Thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp theo phân công của Chính phủ và theo quy định của Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp và quy định của pháp luật.
22. Quản lý dự trữ quốc gia về giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hàng hóa khác theo phân công của Chính phủ.
23. Về khoa học và công nghệ:
a) Chỉ đạo hoạt động khoa học và công nghệ trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
b) Chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
c) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghệ cao trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật công nghệ cao.
24. Về khuyến nông:
a) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền cơ chế, chính sách, chiến lược về khuyến nông; xã hội hóa các hoạt động khuyến nông;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về hoạt động khuyến nông;
c) Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động khuyến nông trung ương; quản lý kinh phí khuyến nông trung ương theo quy định của pháp luật.
25. Về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học:
a) Chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường đối với các hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đa dạng sinh học, an toàn sinh học thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
26. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
27. Kiểm định kỹ thuật an toàn các máy, thiết bị, vật tư, các chất đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các hoạt động thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
28. Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
29. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đề xuất hoặc quyết định theo thẩm quyền việc thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cho chính quyền địa phương.
30. Về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công:
a) Trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách về cung ứng dịch vụ công; thực hiện xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công; danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ;
c) Ban hành định mức kinh tế-kỹ thuật áp dụng trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công do Nhà nước quản lý; quy định về đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ;
d) Hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật và hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
31. Thực hiện nhiệm vụ quản lý đối với hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
32. Thực hiện nhiệm vụ quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, số lượng viên chức; tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng, chế độ tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc diện bộ quản lý và thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
33. Thanh tra, kiểm tra; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
34. Thực hiện nhiệm vụ quản lý về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám, thống kê thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ quy định tại Luật công nghệ thông tin, Luật thống kê và theo quy định của pháp luật.
35. Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
36. Thường trực quốc gia về công tác phòng, chống thiên tai; kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng nông thôn mới; chống sa mạc hóa; quản lý buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp quý hiếm; phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định của pháp luật.
37. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
4. Vụ Hợp tác quốc tế.
5. Vụ Pháp chế.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Vụ Quản lý doanh nghiệp.
8. Văn phòng Bộ.
9. Thanh tra Bộ.
10. Cục Trồng trọt
11. Cục Bảo vệ thực vật.
12. Cục Chăn nuôi.
13. Cục Thú y.
14. Cục Quản lý xây dựng công trình.
15. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn.
16. Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
17. Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản.
18. Tổng cục Lâm nghiệp.
19. Tổng cục Thủy sản.
20. Tổng cục Thủy lợi.
21. Tổng cục Phòng, chống thiên tai.
22. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
23. Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I.
24. Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II.
25. Trung tâm Tin học và Thống kê.
26. Báo Nông nghiệp Việt Nam.
27. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 21 là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 22 đến khoản 27 là các tổ chức sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Phòng, chống thiên tai; ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ, không bao gồm các đơn vị quy định tại các khoản 18, 19, 20 và 21 Điều này.
Vụ Tổ chức cán bộ được tổ chức 06 phòng; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, được tổ chức 05 phòng; Vụ Hợp tác quốc tế được tổ chức 04 phòng; Vụ Pháp chế được tổ chức Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính; Thanh tra Bộ được tổ chức 07 phòng; Văn phòng Bộ được tổ chức 10 phòng;
Cục Trồng trọt được, tổ chức văn phòng và 08 phòng;
Cục Bảo vệ thực vật được tổ chức văn phòng, 09 phòng và 09 Chi cục;
Cục Chăn nuôi được tổ chức văn phòng và 07 phòng;
Cục Thú y được tổ chức văn phòng, 09 phòng và 10 chi cục;
Cục Quản lý xây dựng công trình được tổ chức văn phòng và 05 phòng;
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn được tổ chức văn phòng và 08 phòng;
Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản được tổ chức văn phòng, 06 phòng và 02 chi cục;
Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản được tổ chức văn phòng, 07 phòng và 06 Chi cục.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp
Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục Lâm nghiệp và Tổng cục Thủy sản tiếp tục thực hiện theo các quy định pháp luật hiện hành cho đến khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị này.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Decree No. 17/2017/ND-CP dated February 17, 2017 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Information and Communications
- 2Circular No. 37/2016/TT-BYT dated October 25, 2016, guidance on functions, tasks, powers and organizational structures of Medical Centers of suburban, urban districts, provincial cities, and municipality-controlled cities
- 1Decree No. 17/2017/ND-CP dated February 17, 2017 on functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Information and Communications
- 2Circular No. 37/2016/TT-BYT dated October 25, 2016, guidance on functions, tasks, powers and organizational structures of Medical Centers of suburban, urban districts, provincial cities, and municipality-controlled cities
- 3Decree No. 123/2016/ND-CP dated September 1, 2016, defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies
- 4Law No. 89/2015/QH13 dated November 23, 2015, on statistics
- 5Law No. 76/2015/QH13 dated June 19, 2015, Organizing The Government
- 6Law No. 68/2014/QH13 dated November 26, 2014, on enterprises
- 7Law No. 69/2014/QH13 dated November 26, 2014, management and utilization of state capital invested in the enterprise’s manufacturing and business activities
- 8Law No. 33/2013/QH13 dated June 19, 2013, on natural disaster prevention and control
- 9Law No. 17/2012/QH13 of June 21, 2012, on water resources
- 10Law No. 79/2006/QH11 of November 29, 2006, on dikes
- 11Law No. 67/2006/QH11 of June 29, 2006 on information technology
Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development
- Số hiệu: 15/2017/ND-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 17/02/2017
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra