Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2013/TT-BTP | Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2013 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
Căn cứ Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính,
Thông tư này hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính về xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường; hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường; giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; thống kê, tổng hợp, báo cáo về công tác bồi thường nhà nước.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bồi thường nhà nước.
1. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục để xác định một trong số các cơ quan có liên quan gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
2. Cơ quan có liên quan gây ra thiệt hại là cơ quan có người thi hành hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại trong quản lý hành chính.
3. Hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
4. Giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật trả lời, giải thích những nội dung mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cho rằng có vướng mắc về thực hiện pháp luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
5. Theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc nắm bắt thông tin, số liệu, tình hình giải quyết bồi thường nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
6. Đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện hoạt động giải quyết bồi thường nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.
7. Kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, đánh giá tính hợp pháp, đúng đắn của hoạt động giải quyết bồi thường nhà nước đối với cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
XÁC ĐỊNH CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
Điều 4. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường thuộc thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ) xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các cơ quan thuộc phạm vi do mình quản lý.
Tổ chức Pháp chế (đối với các Bộ), Cục Bồi thường nhà nước (đối với Bộ Tư pháp) tham mưu, giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
2. Trường hợp không có sự thống nhất giữa các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc thuộc Bộ thì tổ chức Pháp chế thuộc cơ quan đó tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
Điều 5. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường thuộc phạm vi do mình quản lý trong các trường hợp sau đây:
1. Giữa các UBND cấp huyện;
2. Giữa các UBND cấp xã không cùng một huyện;
3. Giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh;
4. Giữa cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh với UBND cấp huyện trong cùng một tỉnh.
Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều này.
Điều 6. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện
UBND cấp huyện xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường giữa các UBND cấp xã thuộc phạm vi do mình quản lý.
Phòng Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều này.
Điều 7. Xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường thuộc thẩm quyền của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp giúp Chính phủ xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp người bị thiệt hại yêu cầu hoặc không có sự thống nhất về trách nhiệm bồi thường trong các trường sau đây:
1. Giữa các Bộ;
2. Giữa các UBND cấp tỉnh;
3. Giữa các Bộ và UBND cấp tỉnh.
Cục Bồi thường nhà nước tham mưu, giúp Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều này.
Điều 8. Thủ tục xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường
1. Cơ quan có thẩm quyền xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại các Điều 4, 5, 6 và 7 Thông tư này chủ trì thực hiện thủ tục xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 16/2010/NĐ-CP.
2. Trường hợp không có sự thống nhất về cơ quan có trách nhiệm bồi thường, việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo thủ tục sau đây:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường, cơ quan có thẩm quyền xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường chủ trì, tổ chức họp với các cơ quan liên quan gây ra thiệt hại để thống nhất cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
Trường hợp các cơ quan không thống nhất được cơ quan có trách nhiệm bồi thường thì cơ quan có thẩm quyền xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường quyết định một cơ quan trong số các cơ quan có liên quan gây ra thiệt hại là cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
b) Văn bản xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải được gửi ngay cho các cơ quan có liên quan gây ra thiệt hại, người bị thiệt hại hoặc thân nhân người bị thiệt hại và cơ quan có trách nhiệm bồi thường để thực hiện.
Điều 9. Phối hợp xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có liên quan gây ra thiệt hại và cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường có trách nhiệm phối hợp để xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
2. Việc đề nghị phối hợp xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường được thực hiện bằng văn bản.
HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
Điều 10. Hướng dẫn nghiệp vụ của các Bộ
1. Các Bộ hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường đối với cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi do mình quản lý.
Tổ chức Pháp chế (đối với các Bộ), Cục Bồi thường nhà nước (đối với Bộ Tư pháp) tham mưu, giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
2. Đối với các cơ quan thuộc Bộ được tổ chức theo hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương, Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ ở trung ương hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường đối với các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi do mình quản lý.
Tổ chức pháp chế cơ quan thuộc Bộ tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
Điều 11. Hướng dẫn nghiệp vụ của UBND cấp tỉnh
UBND cấp tỉnh hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường đối với các cơ quan sau:
1. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh;
2. UBND cấp huyện.
Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều này.
Điều 12. Hướng dẫn nghiệp vụ của UBND cấp huyện
UBND cấp huyện hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường đối với UBND cấp xã.
Phòng Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều này.
Điều 13. Hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường đối với các trường hợp sau:
1. Vụ việc liên quan đến các ngành, lĩnh vực hoặc địa phương khác nhau;
2. Theo yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính.
Cục Bồi thường nhà nước tham mưu, giúp Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều này.
Điều 14. Thời hạn hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị và nhận đủ các tài liệu có liên quan, cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn phải có văn bản trả lời. Trường hợp vụ việc khó khăn, phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày.
GIẢI ĐÁP VƯỚNG MẮC PHÁP LUẬT, CUNG CẤP THÔNG TIN, HƯỚNG DẪN THỦ TỤC
Điều 15. Thực hiện giải đáp vướng mắc pháp luật
Bộ Tư pháp giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
Cục Bồi thường nhà nước tham mưu, giúp Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều này.
Điều 16. Hình thức, thời hạn giải đáp vướng mắc pháp luật
1. Việc giải đáp vướng mắc pháp luật được thực hiện thông qua các hình thức sau:
a) Giải đáp bằng văn bản;
b) Giải đáp thông qua mạng điện tử;
c) Giải đáp trực tiếp hoặc thông qua điện thoại;
d) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đủ thông tin liên quan đến nội dung yêu cầu giải đáp vướng mắc, Bộ Tư pháp phải trả lời theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Trường hợp có nội dung phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
3. Trường hợp cần thiết, việc giải đáp vướng mắc có thể tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tham vấn ý kiến của cơ quan có liên quan.
1. Cục Bồi thường nhà nước cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của người bị thiệt hại trong lĩnh vực quản lý hành chính trong phạm vi cả nước.
2. Sở Tư pháp cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của người bị thiệt hại trong hoạt động quản lý hành chính trong phạm vi địa phương.
3. Phòng Tư pháp cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của người bị thiệt hại trong hoạt động quản lý hành chính trong phạm vi địa phương.
4. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, việc cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường được thực hiện bằng văn bản hoặc trao đổi trực tiếp với người bị thiệt hại.
MỤC 1. THEO DÕI HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
Điều 18. Thực hiện theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường
1. Bộ Tư pháp theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính trên phạm vi cả nước.
Cục Bồi thường nhà nước tham mưu, giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
2. Tổ chức pháp chế (đối với các Bộ), Cục Bồi thường nhà nước (đối với Bộ Tư pháp) tham mưu, giúp Bộ theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
3. Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính trong phạm vi của địa phương.
4. Phòng Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp huyện theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính trong phạm vi của địa phương.
Điều 19. Căn cứ thực hiện việc theo dõi hoạt động giải quyết bồi thường
1. Báo cáo kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
2. Báo cáo định kỳ 06 tháng và hàng năm về công tác triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
3. Bản án, quyết định của Tòa án có liên quan về bồi thường nhà nước.
4. Thông tin báo chí về tình hình yêu cầu và giải quyết yêu cầu bồi thường.
MỤC 2. ĐÔN ĐỐC HOẠT ĐỘNG GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
Điều 20. Thực hiện đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường
1. Các Bộ đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi do mình quản lý.
Tổ chức pháp chế (đối với các Bộ), Cục Bồi thường nhà nước (đối với Bộ Tư pháp) tham mưu, giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
2. Trường hợp không có sự thống nhất giữa các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc thuộc Bộ thì tổ chức Pháp chế thuộc cơ quan đó tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
3. UBND cấp tỉnh đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi do mình quản lý đối với các cơ quan sau đây:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh;
b) UBND cấp huyện.
Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
4. UBND cấp huyện thực hiện đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc trách nhiệm của UBND cấp xã.
Phòng Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
Điều 21. Căn cứ đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường
1. Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người bị thiệt hại về hoạt động giải quyết bồi thường.
2. Kết quả công tác theo dõi, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường.
3. Thông tin báo chí về tình hình yêu cầu và giải quyết yêu cầu bồi thường.
4. Bản án, quyết định của Tòa án có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Điều 22. Thủ tục đôn đốc hoạt động giải quyết bồi thường
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ đôn đốc quy định tại
2. Văn bản đôn đốc phải nêu rõ nội dung, trách nhiệm của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
3. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện theo nội dung văn bản đôn đốc và có văn bản báo cáo cơ quan có thẩm quyền đôn đốc kết quả giải quyết.
4. Trong trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường gặp khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện giải quyết bồi thường, phải báo cáo, xin ý kiến hướng dẫn của cơ quan cấp trên hoặc cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
MỤC 3. KIỂM TRA CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC
Điều 23. Kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường
1. Bộ Tư pháp kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính trên phạm vi cả nước.
Cục Bồi thường nhà nước tham mưu, giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
2. Các Bộ kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường thuộc phạm vi do mình quản lý.
Tổ chức Pháp chế tham mưu, giúp Bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
3. UBND cấp tỉnh kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi do mình quản lý.
Sở Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
4. UBND cấp huyện kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính thuộc phạm vi do mình quản lý.
Phòng Tư pháp tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
1. Kế hoạch hàng năm của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
2. Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Khi có phản ánh của tổ chức, cá nhân về vi phạm của cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường.
4. Thông qua kết quả của hoạt động theo dõi, đôn đốc giải quyết bồi thường.
1. Kiểm tra định kỳ do cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường thực hiện hàng năm theo kế hoạch được phê duyệt.
2. Kiểm tra đột xuất được tiến hành khi có căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 24 Thông tư này.
Cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường tổ chức kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường về các nội dung sau đây:
1. Tính hợp pháp, đúng đắn của việc giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và xem xét trách nhiệm hoàn trả;
2. Việc thực hiện báo cáo kết quả giải quyết bồi thường;
3. Quản lý nhà nước về công tác bồi thường và việc thực hiện các nhiệm vụ khác về bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Biện pháp xử lý sau kiểm tra
1. Sau khi kết thúc hoạt động kiểm tra, đoàn kiểm tra gửi báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan đã ra quyết định kiểm tra, đồng thời, gửi Bộ Tư pháp để phục vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
2. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan kiểm tra xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Điều 28. Kiểm tra liên ngành đối với công tác bồi thường
1. Việc kiểm tra liên ngành đối với công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính được thực hiện để phục vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính tổ chức kiểm tra liên ngành.
2. Nội dung kiểm tra được thực hiện theo quy định tại
Điều 29. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được kiểm tra
Cơ quan, đơn vị được kiểm tra có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra, đồng thời phối hợp với Đoàn kiểm tra thực hiện các nội dung kiểm tra theo yêu cầu.
THỐNG KÊ, TỔNG HỢP, BÁO CÁO VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG
Điều 30. Các loại báo cáo, thời điểm lấy số liệu
1. Các loại báo cáo
a) Báo cáo định kỳ (6 tháng và hàng năm);
b) Báo cáo đột xuất.
2. Thời điểm lấy số liệu
a) Báo cáo, thống kê 06 tháng, thời điểm lấy số liệu tính từ ngày 01 tháng 10 của năm trước đến ngày 31 tháng 3 năm báo cáo;
b) Báo cáo, thống kê hàng năm, thời điểm lấy số liệu tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm báo cáo;
c) Báo cáo đột xuất lấy số liệu theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
3. Việc thống kê, tổng hợp, báo cáo về công tác bồi thường được thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 31. Gửi báo cáo về công tác bồi thường
1. Các Bộ, UBND cấp tỉnh định kỳ tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tư pháp (trước ngày 15 tháng 4 đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 15 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm).
2. UBND cấp huyện định kỳ tổng hợp báo cáo gửi UBND cấp tỉnh (trước ngày 10 tháng 4 đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 10 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm).
3. Đối với các cơ quan thuộc Bộ được tổ chức theo hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương, thì các cơ quan tại địa phương gửi báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên, đồng thời gửi cho Sở Tư pháp để Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo UBND cấp tỉnh (trước ngày 15 tháng 4 đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 15 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm). Tổ chức Pháp chế thuộc Bộ tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tư pháp.
4. Bộ Tài chính thống kê, tổng hợp số liệu cấp phát kinh phí chi trả tiền bồi thường gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ (trước ngày 15 tháng 4 đối với báo cáo 6 tháng và trước ngày 15 tháng 10 đối với báo cáo hàng năm).
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2013.
Điều 33. Trách nhiệm thi hành và tổ chức thực hiện
1. Các cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường, cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, giải quyết./
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Mẫu: Báo cáo hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường
(Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTP ngày 31/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong quản lý hành chính)
TÊN CƠ QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….., ngày … tháng … năm …… |
BÁO CÁO
Hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường
(từ ngày ...tháng... năm ... đến ngày... tháng ... năm...)
Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường, ………….. (cơ quan xây dựng báo cáo) báo cáo như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT TNBTCNN VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH
1. Công tác xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật TNBTCNN của Bộ
2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong phạm vi Bộ, ngành
2.1. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
- Thống kê số lượng cán bộ làm công tác bồi thường nhà nước của Bộ.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường nhà nước của Bộ.
2.2. Công tác quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Luật TNBTCNN trong phạm vi Bộ.
- Các hình thức phổ biến, tuyên truyền đã được áp dụng, triển khai.
- Đánh giá mức độ tuân thủ các quy định Luật TNBTCNN.
2.3. Công tác bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho cán bộ thực hiện công tác giải quyết bồi thường tại Bộ.
- Tổ chức các Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ.
- Số lượng cán bộ làm công tác bồi thường nhà nước tham gia tập huấn.
- Đánh giá kết quả.
2.4. Thực hiện quản lý chuyên ngành về bồi thường nhà nước
- Công tác xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
- Công tác hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường;
- Công tác giải đáp vướng mắc pháp luật, cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục;
- Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường.
3. Tình hình yêu cầu bồi thường; giải quyết bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả trong phạm vi quản lý1
- Số lượng vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của ngành, địa phương đã được tiếp nhận, thụ lý.
- Số lượng hồ sơ, vụ việc yêu cầu bồi thường đã được giải quyết.
- Số lượng hồ sơ, vụ việc còn tồn đọng chưa giải quyết; lý do.
- Tình hình về kết quả xác định và thực hiện trách nhiệm hoàn trả của công chức có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.
4. Đánh giá chung những kết quả đạt được
- Về hiệu quả đưa Luật TNBTCNN vào cuộc sống.
- Về tác động của Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Bài học kinh nghiệm khi triển khai thi hành Luật TNBTCNN.
5. Những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
1. Kiến nghị
1.1. Về thể chế
- Kiến nghị các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Kiến nghị các nội dung cần đổi mới, cải tiến trong hoạt động quản lý bồi thường nhà nước; giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước và thực hiện trách nhiệm hoàn trả.
1.2. Về tổ chức thi hành Luật
- Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.
- Các kiến nghị khắc phục hạn chế trong tổ chức thực hiện thi hành Luật.
2. Giải pháp
- Giải pháp trước mắt.
- Giải pháp lâu dài.
Nơi nhận: | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Số liệu về tình hình yêu cầu bồi thường
Số liệu thuộc các cơ quan ngành dọc2
TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG………..3
(Kèm theo Báo cáo số .... Về Hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường)
Cấp quản lý4 | Số lượng đơn yêu cầu bồi thường | Số thụ lý | Số vụ đã giải quyết | Số vụ đang giải quyết | Kết quả giải quyết | |||||||
Kỳ trước chuyển sang | Mới thụ lý | Tổng số | Số vụ | Tỷ lệ % | Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực | Số vụ việc người bị thiệt hại yêu cầu Tòa án giải quyết | Số tiền bồi thường (nghìn đồng) | Trách nhiệm hoàn trả | ||||
Số vụ hoàn trả | Số tiền hoàn trả (nghìn đồng) | |||||||||||
Trung ương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số liệu thuộc các cơ quan thuộc UBND mình quản lý 5
TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG………..6
(Kèm theo Báo cáo số .... về Hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường)
UBND7 | Số lượng đơn yêu cầu bồi thường | Số thụ lý | Số vụ đã giải quyết | Số vụ đang giải quyết | Kết quả giải quyết | |||||||
Kỳ trước chuyển sang | Mới thụ lý | Tổng số | Số vụ | Tỷ lệ % | Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực | Số vụ việc người bị thiệt hại yêu cầu Tòa án giải quyết | Số tiền bồi thường (nghìn đồng) | Trách nhiệm hoàn trả | ||||
Số vụ hoàn trả | Số tiền hoàn trả (nghìn đồng) | |||||||||||
Tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xã |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG TRONG………..9
(Kèm theo Báo cáo số .... về Hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường)
Cấp quản lý10 | Số Iượng đơn yêu cầu bồi thường | Số thụ lý | Số vụ đã giải quyết | Số vụ đang giải quyết | Kết quả giải quyết | |||||||
Kỳ trước chuyển sang | Mới thụ lý | Tổng số | Số vụ | Tỷ lệ % | Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực | Số vụ việc người bị thiệt hại yêu cầu Tòa án giải quyết | Số tiền bồi thường (nghìn đồng) | Trách nhiệm hoàn trả | ||||
Số vụ hoàn trả | Số tiền hoàn trả (nghìn đồng) | |||||||||||
Trung ương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tỉnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 Số liệu chi tiết đề nghị lập theo phụ lục gửi kèm.
2 Số liệu đối với các cơ quan được tổ chức theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương
3 Tên cơ quan báo cáo
4 Tùy thuộc cấp quản lý mà có các số liệu của các cấp
5 Số liệu đối với các cơ quan thuộc Bộ; cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã (không bao gồm số liệu thuộc các cơ quan chuyên môn ngành dọc).
6 Tên cơ quan báo cáo
7 Tùy thuộc cấp quản lý mà có các số liệu của các cấp
8 Số liệu của các Bộ đồng thời được gửi kèm số liệu các cơ quan thuộc ngành dọc thuộc Bộ.
9 Tên cơ quan báo cáo.
10 Tùy thuộc cấp quản lý mà có các số liệu của các cấp.
- 1Circular No. 14/2015/TT-BGTVT dated April 27, 2015, on non-refundable fixed compensation in air passenger transport
- 2Jonit Circular No. 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP of November 26, 2010, guiding the discharge of the state compensation liability in administrative management activities
- 3Decree No. 16/2010/ND-CP of March 03, 2010, detailing and guiding a number of Articles of the Law on state compensation liability
- 4Law No. 35/2009/QH12 of June 18, 2009, on State compensation liability
- 5Decree No. 93/2008/ND-CP of August 22, 2008, defining the functions. tasks, powers and organtza-tionalstructure of The Ministry of Justice.
Circular no. 03/2013/TT-BTP of January 31, 2013, guidelines for the state management on compensation work in administrative management operation
- Số hiệu: 03/2013/TT-BTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/01/2013
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Phạm Quý Tỵ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra