Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2009/QH12 | Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2009 |
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
CỦA QUỐC HỘI KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
Điều 2. Đối tượng được bồi thường
Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần (sau đây gọi chung là người bị thiệt hại) trong các trường hợp quy định tại Luật này thì được Nhà nước bồi thường.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.
2. Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng quy định của pháp luật và được xác định trong văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ là quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
4. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại hoặc cơ quan khác theo quy định của Luật này.
Điều 4. Quyền yêu cầu bồi thường
1. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan có trách nhiệm bồi thường giải quyết việc bồi thường khi có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật hoặc có văn bản của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này.
2. Trong quá trình khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính, người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hoặc Toà án giải quyết việc bồi thường.
Điều 5. Thời hiệu yêu cầu bồi thường
2. Thời hiệu yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này được xác định theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
3. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, giải quyết vụ án hành chính đã xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và có thiệt hại thực tế mà việc bồi thường chưa được giải quyết thì thời hiệu yêu cầu bồi thường được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 6. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường
1. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án phải có các căn cứ sau đây:
a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại các điều 13, 28, 38 và 39 của Luật này;
b) Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại.
2. Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự phải có các căn cứ sau đây:
a) Có bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người bị thiệt hại thuộc các trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này;
b) Có thiệt hại thực tế do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra đối với người bị thiệt hại.
3. Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong các trường hợp sau đây:
a) Do lỗi của người bị thiệt hại;
b) Người bị thiệt hại che dấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc;
c) Do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.
Điều 7. Nguyên tắc giải quyết bồi thường
Việc giải quyết bồi thường phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Kịp thời, công khai, đúng pháp luật;
3. Được trả một lần bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có trách nhiệm bồi thường
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Tiếp nhận, thụ lý đơn yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại;
2. Xác minh thiệt hại, thương lượng với người bị thiệt hại, ra quyết định giải quyết bồi thường;
3. Tham gia tố tụng tại Toà án với tư cách là bị đơn trong trường hợp người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường;
4. Thực hiện việc chi trả cho người bị thiệt hại và quyết toán kinh phí bồi thường;
5. Yêu cầu người thi hành công vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại;
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
7. Khôi phục hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại;
8. Báo cáo việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Quyền, nghĩa vụ của người bị thiệt hại
1. Người bị thiệt hại có quyền sau đây:
a) Yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại, khôi phục danh dự theo quy định của Luật này;
b) Được cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc Tòa án giải quyết và thông báo việc giải quyết bồi thường;
c) Khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
d) Khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng;
đ) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người bị thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu giải quyết bồi thường;
b) Chứng minh về thiệt hại thực tế đã xảy ra.
Điều 10. Quyền, nghĩa vụ của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại
1. Người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại có quyền sau đây:
a) Được nhận các quyết định liên quan đến việc giải quyết bồi thường;
b) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định, hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại có nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết bồi thường theo yêu cầu của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc Tòa án;
b) Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bồi thường
1. Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án;
c) Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản này.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về việc sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước về bồi thường.
5. Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.
1. Giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ để được bồi thường.
2. Thông đồng giữa người bị thiệt hại, người có trách nhiệm giải quyết bồi thường và người có liên quan để trục lợi trong việc bồi thường.
3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết bồi thường.
4. Không giải quyết bồi thường hoặc giải quyết bồi thường trái pháp luật.
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
Mục 1. PHẠM VI, CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
Điều 13. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:
1. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính;
3. Áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác;
4. Áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo dưỡng, đưa người vào cơ sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa bệnh;
5. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép;
6. Áp dụng thuế, phí, lệ phí; thu thuế, phí, lệ phí; truy thu thuế; thu tiền sử dụng đất;
7. Áp dụng thủ tục hải quan;
8. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
9. Ban hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
10. Cấp văn bằng bảo hộ cho người không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp không đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; ra quyết định chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ;
11. Không cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép, văn bằng bảo hộ cho đối tượng có đủ điều kiện;
12. Các trường hợp được bồi thường khác do pháp luật quy định.
Điều 14. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường
2. Ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường được xác định như sau:
a) Trường hợp cơ quan quản lý người thi hành công vụ đã được chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc bị giải thể thì cơ quan kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó là cơ quan có trách nhiệm bồi thường; trường hợp không có cơ quan nào kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đã bị giải thể thì cơ quan đã ra quyết định giải thể là cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
b) Trường hợp tại thời điểm thụ lý đơn yêu cầu bồi thường mà người thi hành công vụ gây ra thiệt hại không còn làm việc tại cơ quan quản lý người đó thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan quản lý người thi hành công vụ tại thời điểm gây ra thiệt hại;
c) Trường hợp có sự uỷ quyền hoặc uỷ thác thực hiện công vụ thì cơ quan uỷ quyền hoặc cơ quan uỷ thác là cơ quan có trách nhiệm bồi thường; trường hợp cơ quan được ủy quyền, cơ quan nhận ủy thác thực hiện không đúng nội dung ủy quyền, ủy thác gây thiệt hại thì cơ quan này là cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
d) Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan cùng gây ra thiệt hại thì cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm chính trong vụ việc là cơ quan có trách nhiệm bồi thường;
đ) Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc cơ quan trung ương và cơ quan địa phương cùng gây ra thiệt hại thì cơ quan trung ương là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
Mục 2. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
Điều 15. Yêu cầu xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ
1. Cá nhân, tổ chức khi cho rằng mình bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra thì có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, kết luận hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
Điều 16. Hồ sơ yêu cầu bồi thường
1. Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc các trường hợp quy định tại Điều 13 của Luật này thì người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Đơn yêu cầu bồi thường có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
b) Lý do yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.
3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
Điều 17. Thụ lý đơn yêu cầu bồi thường
1. Khi nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải kiểm tra và xác định tính hợp lệ của đơn và các giấy tờ kèm theo; trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn người bị thiệt hại bổ sung.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và các giấy tờ hợp lệ, nếu xác định yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã nhận hồ sơ phải thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý đơn cho người bị thiệt hại; trường hợp yêu cầu bồi thường không thuộc trách nhiệm giải quyết của mình thì cơ quan đã tiếp nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ và hướng dẫn người bị thiệt hại gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết bồi thường.
1. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại để làm căn cứ xác định mức bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn xác minh thiệt hại có thể kéo dài nhưng không quá 40 ngày.
2. Căn cứ vào tính chất, nội dung của vụ việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thể tổ chức việc định giá tài sản, giám định thiệt hại về tài sản, giám định thiệt hại về sức khoẻ hoặc lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan về việc giải quyết bồi thường. Chi phí định giá, giám định được bảo đảm từ ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý với kết quả định giá, giám định mà yêu cầu định giá, giám định lại và được cơ quan có trách nhiệm bồi thường đồng ý thì chi phí định giá, giám định lại do người bị thiệt hại chi trả, trừ trường hợp kết quả định giá, giám định chứng minh yêu cầu định giá, giám định lại là có căn cứ.
Điều 19. Thương lượng việc bồi thường
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tổ chức và chủ trì thương lượng với người bị thiệt hại về việc giải quyết bồi thường; trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
2. Thành phần thương lượng gồm đại diện cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ. Trong trường hợp cần thiết, người thi hành công vụ gây ra thiệt hại được mời tham gia vào việc thương lượng.
Đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải là người có thẩm quyền để thỏa thuận việc bồi thường với người bị thiệt hại và chịu trách nhiệm trước cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
3. Địa điểm thương lượng là trụ sở của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc trụ sở của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị thiệt hại cư trú, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Việc thương lượng phải lập thành biên bản. Biên bản thương lượng phải ghi rõ những nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm tiến hành thương lượng;
b) Địa điểm thương lượng, thành phần tham gia thương lượng;
c) Ý kiến của các bên tham gia thương lượng;
d) Những nội dung thương lượng thành hoặc không thành.
Biên bản thương lượng phải có chữ ký của các bên và được gửi cho người bị thiệt hại một bản ngay sau khi kết thúc thương lượng.
5. Kết quả thương lượng là cơ sở để quyết định việc bồi thường.
Điều 20. Quyết định giải quyết bồi thường
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định giải quyết bồi thường. Quyết định giải quyết bồi thường phải có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
b) Tóm tắt lý do yêu cầu bồi thường;
c) Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường;
d) Mức bồi thường;
đ) Quyền khởi kiện tại Toà án trong trường hợp không tán thành với quyết định giải quyết bồi thường;
e) Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường.
2. Quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi cho người bị thiệt hại, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường và người thi hành công vụ gây ra thiệt hại.
Điều 21. Hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường
Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra Toà án.
Mục 3. GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TẠI TOÀ ÁN
Điều 22. Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn ra quyết định giải quyết bồi thường quy định tại Điều 20 của Luật này mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không ra quyết định hoặc kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết định nhưng không đồng ý thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 23 của Luật này để yêu cầu giải quyết bồi thường.
Trường hợp người bị thiệt hại chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể khởi kiện đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn khởi kiện quy định tại khoản này.
2. Người bị thiệt hại không có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường trong trường hợp quyết định giải quyết bồi thường đã có hiệu lực pháp luật.
Điều 23. Thẩm quyền và thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án
2. Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Toà án được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Mục 4. GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Điều 24. Yêu cầu bồi thường trong quá trình khởi kiện vụ án hành chính
1. Trong quá trình khởi kiện vụ án hành chính mà người khởi kiện cho rằng, hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính thực hiện việc giải quyết bồi thường. Trong trường hợp này, đơn khởi kiện còn phải có các nội dung sau đây:
a) Yêu cầu xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
b) Nội dung yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường;
d) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu bồi thường.
2. Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính được áp dụng theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Điều 25. Nội dung giải quyết yêu cầu bồi thường trong bản án, quyết định của Tòa án
1. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính nếu có yêu cầu bồi thường thì bản án, quyết định của Tòa án còn phải có các nội dung sau đây:
a) Tóm tắt lý do yêu cầu bồi thường;
b) Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường;
c) Mức bồi thường;
d) Hình thức bồi thường.
2. Việc xác định trách nhiệm bồi thường và mức bồi thường được thực hiện theo quy định của Luật này.
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
Mục 1. PHẠM VI TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
Điều 26. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Người bị tạm giữ mà có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự huỷ bỏ quyết định tạm giữ vì người đó không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
2. Người bị tạm giam, người đã chấp hành xong hoặc đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân, người đã bị kết án tử hình, người đã thi hành án tử hình mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
3. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án không bị tạm giữ, tạm giam, thi hành hình phạt tù có thời hạn mà có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
4. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án, đã chấp hành hình phạt tù mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;
5. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án và bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm tội bị kết án tử hình và tổng hợp hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam vượt quá so với mức hình phạt chung của những tội mà người đó phải chấp hành;
6. Người bị xét xử bằng nhiều bản án, Toà án đã tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đó, mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội và hình phạt của những tội còn lại ít hơn thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù thì được bồi thường thiệt hại tương ứng với thời gian đã bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù vượt quá so với mức hình phạt của những tội mà người đó phải chấp hành;
7. Tổ chức, cá nhân có tài sản bị thiệt hại do việc thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu, xử lý có liên quan đến các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì được bồi thường.
Điều 27. Các trường hợp không được bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự
1. Người được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Cố ý khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu, vật chứng khác sai sự thật để nhận tội thay cho người khác hoặc để che giấu tội phạm.
3. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử về nhiều tội trong cùng một vụ án hoặc Toà án quyết định tổng hợp hình phạt của nhiều bản án, đã bị tạm giữ, bị tạm giam, đã chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà sau đó có bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không phạm một hoặc một số tội nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 26 của Luật này.
4. Người bị khởi tố, truy tố trong vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng vụ án đã được đình chỉ do người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố, trừ trường hợp hành vi vi phạm pháp luật của họ chưa cấu thành tội phạm.
5. Người bị khởi tố, truy tố, xét xử là đúng với các văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm khởi tố, truy tố, xét xử nhưng tại thời điểm ra bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật mà theo các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành và có hiệu lực sau ngày khởi tố, truy tố, xét xử đó họ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 28. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng dân sự, tố tụng hành chính gây ra trong các trường hợp sau đây:
1. Tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
2. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;
3. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức;
4. Ra bản án, quyết định mà biết rõ là trái pháp luật hoặc cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Mục 2. CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
Điều 29. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự
1. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự là cơ quan được quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này. Trường hợp cơ quan này đã được chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc có sự uỷ thác thực hiện công vụ thì việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 14 của Luật này.
2. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự phải bồi thường thiệt hại đã phát sinh trong các giai đoạn tố tụng trước đó.
Cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm bồi thường trong các trường hợp sau đây:
1. Đã ra quyết định tạm giữ người nhưng Viện kiểm sát có thẩm quyền đã có quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ đó vì người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;
2. Đã ra quyết định khởi tố bị can nhưng Viện kiểm sát có thẩm quyền không phê chuẩn quyết định khởi tố vì người bị khởi tố không thực hiện hành vi phạm tội.
Điều 31. Trách nhiệm bồi thường của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự
Viện kiểm sát có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
1. Đã phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ của cơ quan điều tra có thẩm quyền nhưng người bị tạm giữ không có hành vi vi phạm pháp luật;
2. Đã phê chuẩn lệnh tạm giam của cơ quan điều tra có thẩm quyền hoặc ra lệnh tạm giam, gia hạn tạm giam mà sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
3. Toà án cấp sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng sau đó có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đình chỉ điều tra vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
4. Đã có quyết định truy tố bị can nhưng Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật;
5. Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội;
6. Toà án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội và sau đó Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm vẫn giữ nguyên bản án, quyết định của Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.
Điều 32. Trách nhiệm bồi thường của Toà án nhân dân trong hoạt động tố tụng hình sự
1. Toà án cấp sơ thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án vì người đó không phạm tội hoặc huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội hoặc huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội;
b) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội, bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
c) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội, bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội;
d) Toà án cấp sơ thẩm tuyên bị cáo có tội, bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.
2. Toà án cấp phúc thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau đây:
a) Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án phúc thẩm và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
b) Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án phúc thẩm để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì không thực hiện hành vi phạm tội;
c) Toà án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo có tội nhưng Toà án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ bản án phúc thẩm để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.
3. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm giữ nguyên bản án của Toà án cấp dưới tuyên bị cáo có tội trong các trường hợp sau đây:
a) Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
b) Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
c) Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Toà án quân sự quân khu và tương đương để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.
4. Toà án nhân dân tối cao có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, Toà hình sự Toà án nhân dân tối cao, Toà án quân sự trung ương (sau đây gọi chung là Toà có thẩm quyền) xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm giữ nguyên bản án của Toà án cấp dưới tuyên bị cáo có tội trong các trường hợp sau đây:
a) Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa có thẩm quyền thuộc Toà án nhân dân tối cao và đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
b) Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa có thẩm quyền thuộc Toà án nhân dân tối cao để điều tra lại mà sau đó bị can được đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án vì người đó không thực hiện hành vi phạm tội;
c) Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa có thẩm quyền thuộc Toà án nhân dân tối cao để xét xử lại mà sau đó bị cáo được tuyên là không có tội vì không thực hiện hành vi phạm tội.
1. Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 của Luật này có trách nhiệm bồi thường.
2. Tòa án cấp sơ thẩm có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp ra bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này mà bị huỷ theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
3. Tòa án cấp phúc thẩm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp ra bản án, quyết định phúc thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này mà bị huỷ theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
4. Tòa án xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này mà bị huỷ theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
5. Trường hợp Toà án quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này đã được chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể thì việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 của Luật này.
Mục 3. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
Điều 34. Hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan tiến hành tố tụng hình sự
a) Người bị thiệt hại do quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại Điều 30 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đã ra quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố bị can;
b) Người bị thiệt hại do quyết định của Viện kiểm sát quy định tại Điều 31 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Viện kiểm sát đã ra quyết định đó;
c) Người bị thiệt hại do bản án, quyết định của Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án đã ra bản án, quyết định đó.
a) Họ và tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường thiệt hại;
b) Lý do yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.
3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có bản án, quyết định xác định người đó thuộc một trong các trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26 của Luật này và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
Điều 35. Hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, tố tụng hành chính
1. Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ có hành vi quy định tại Điều 28 của Luật này, người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định sau đây:
a) Người bị thiệt hại do Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 28 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó;
b) Người bị thiệt hại do Toà án ra bản án, quyết định quy định tại khoản 4 Điều 28 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án đã ra bản án, quyết định đó.
2. Đơn yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính quy định tại khoản 1 Điều này có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường thiệt hại;
b) Lý do yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.
3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
Việc thụ lý, xác minh, thương lượng, ra quyết định giải quyết bồi thường và hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, dân sự, hành chính được áp dụng theo quy định tại các điều 17, 18, 19, 20 và 21 của Luật này.
Điều 37. Giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng tại Toà án
Việc khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường, thẩm quyền và thủ tục giải quyết bồi thường tại Toà án trong hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Luật này.
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN
Mục 1. PHẠM VI, CƠ QUAN CÓ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
Điều 38. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:
1. Ra hoặc cố ý không ra quyết định:
a) Thi hành án;
b) Thu hồi, sửa đổi, bổ sung, hủy quyết định về thi hành án;
c) Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án;
d) Cưỡng chế thi hành án;
đ) Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án. e) Hoãn thi hành án;
g) Tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành án;
h) Tiếp tục thi hành án.
2. Tổ chức thi hành hoặc cố ý không tổ chức thi hành quyết định quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 39. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra trong các trường hợp sau đây:
1. Ra quyết định thi hành án tử hình đối với người có đủ điều kiện quy định tại Điều 35 của Bộ luật hình sự;
2. Giam người quá thời hạn phải thi hành án phạt tù theo bản án, quyết định của Toà án;
3. Không thực hiện quyết định hoãn thi hành án đối với người bị kết án, quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù;
4. Không thực hiện quyết định giảm án tù, quyết định đặc xá, quyết định đại xá.
Điều 40. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án
1. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự là trại giam, trại tạm giam, cơ quan quản lý nhà tạm giữ, cơ quan công an có thẩm quyền và Toà án ra quyết định thi hành án.
3. Trường hợp cơ quan quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đã được chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hoặc người thi hành công vụ gây ra thiệt hại không còn làm việc tại cơ quan đó tại thời điểm thụ lý đơn yêu cầu bồi thường hoặc có sự uỷ quyền, uỷ thác thực hiện công vụ thì việc xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 14 của Luật này.
Mục 2. THỦ TỤC GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
Điều 41. Hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan thi hành án dân sự
1. Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ có hành vi quy định tại Điều 38 của Luật này, người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 40 của Luật này.
2. Đơn yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự có các nội dung chính sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường thiệt hại;
b) Lý do yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.
3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
Điều 42. Hồ sơ yêu cầu bồi thường tại cơ quan thi hành án hình sự
1. Khi nhận được văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 39 của Luật này, người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định sau đây:
a) Người bị giam quá thời hạn phải thi hành án theo bản án, quyết định của Toà án quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến trại giam, trại tạm giam, cơ quan quản lý nhà tạm giữ đã thực hiện việc giam quá thời hạn đó;
b) Người bị thiệt hại do không được thực hiện quyết định hoãn thi hành hình phạt tù, tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù, giảm án tù, đặc xá, đại xá quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 39 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến cơ quan công an có thẩm quyền;
c) Thân nhân của người bị thiệt hại do quyết định thi hành án tử hình quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này gửi đơn yêu cầu bồi thường đến Toà án có thẩm quyền ra quyết định đó.
2. Đơn yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án hình sự quy định tại khoản 1 Điều này có các nội dung chính sau đây:
a) Họ và tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường thiệt hại;
b) Lý do yêu cầu bồi thường;
c) Thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường.
3. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường phải có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường.
Việc thụ lý, xác minh, thương lượng, ra quyết định giải quyết bồi thường và hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án được áp dụng theo quy định tại các điều 17, 18, 19, 20 và 21 của Luật này.
Điều 44. Giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động thi hành án tại Toà án
Việc khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bồi thường, thẩm quyền và thủ tục giải quyết bồi thường tại Toà án trong hoạt động thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Luật này.
Điều 45. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
3. Trường hợp có thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản thì thiệt hại được xác định là thu nhập thực tế bị mất. Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại thời điểm giải quyết bồi thường; đối với những tài sản trên thị trường không có cho thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập do tài sản bị thiệt hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra; nếu tài sản bị kê biên được giao cho người bị thiệt hại hoặc người khác quản lý thì chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại về tài sản được xác định là những thiệt hại được bồi thường.
Điều 46. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
1. Cá nhân, tổ chức có thu nhập mà xác định được thì được bồi thường theo thu nhập thực tế bị mất.
2. Trường hợp cá nhân có thu nhập thường xuyên nhưng không ổn định thì mức bồi thường được xác định căn cứ vào thu nhập trung bình trong ba tháng liền kề trước thời điểm thiệt hại xảy ra.
3. Cá nhân có thu nhập không ổn định và không có cơ sở xác định cụ thể hoặc thu nhập có tính chất thời vụ thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại tại địa phương. Trường hợp không xác định được thu nhập trung bình thì tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểu chung đối với cơ quan nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường (sau đây gọi chung là lương tối thiểu).
Điều 47. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần
4. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâm phạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá ba mươi tháng lương tối thiểu.
Điều 48. Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết.
2. Chi phí cho việc mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều 49. Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khoẻ
2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại theo quy định tại Điều 46 của Luật này.
Tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu phải được trả lại ngay khi quyết định thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu bị hủy bỏ.
Điều 51. Khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự
1. Người bị thiệt hại quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 26 của Luật này hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khôi phục danh dự trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản về việc khôi phục danh dự của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cơ quan có trách nhiệm bồi thường đã thụ lý vụ việc phải thực hiện việc xin lỗi, cải chính công khai.
3. Việc xin lỗi, cải chính công khai được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
a) Trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người bị thiệt hại có sự tham dự của đại diện chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú, đại diện của cơ quan nơi người bị thiệt hại làm việc, đại diện của một tổ chức chính trị - xã hội mà người bị thiệt hại là thành viên;
b) Đăng trên một tờ báo trung ương và một tờ báo địa phương trong ba số liên tiếp theo yêu cầu của người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ.
4. Trường hợp người bị thiệt hại chết, thân nhân của họ có quyền yêu cầu khôi phục danh dự.
KINH PHÍ BỒI THƯỜNG VÀ THỦ TỤC CHI TRẢ
1. Trường hợp cơ quan trung ương có trách nhiệm bồi thường thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách trung ương.
2. Trường hợp cơ quan địa phương có trách nhiệm bồi thường thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách địa phương.
Điều 53. Lập dự toán kinh phí bồi thường
Hàng năm, căn cứ thực tế bồi thường của năm trước, cơ quan tài chính các cấp phối hợp với cơ quan, đơn vị cùng cấp lập dự toán kinh phí bồi thường để tổng hợp vào dự toán ngân sách cấp mình, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và được phân bổ cho cơ quan, đơn vị khi có yêu cầu chi trả tiền bồi thường.
Điều 54. Trình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị bồi thường đến cơ quan tài chính cùng cấp; trường hợp là cơ quan hưởng kinh phí từ ngân sách trung ương thì chuyển hồ sơ đến cơ quan quản lý cấp trên.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhận được hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị bồi thường để cấp kinh phí hoặc có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp đề nghị cấp kinh phí bồi thường; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường. Thời hạn bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày.
2. Hồ sơ đề nghị bồi thường gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp kinh phí bồi thường có ghi đầy đủ, cụ thể về người được bồi thường, các khoản tiền bồi thường đối với các thiệt hại cụ thể và tổng số tiền đề nghị được cấp để thực hiện việc bồi thường;
b) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
c) Bản án, quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bồi thường hợp lệ thì cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường để chi trả cho người bị thiệt hại.
4. Sau khi nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại.
5. Trường hợp bản án, quyết định giải quyết bồi thường của Toà án có hiệu lực pháp luật mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không tự nguyện thi hành thì người được bồi thường có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
Điều 55. Quyết toán kinh phí bồi thường
Kết thúc năm ngân sách, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm bồi thường lập quyết toán kinh phí đã chi trả bồi thường, tổng hợp chung trong quyết toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 56. Nghĩa vụ hoàn trả và xử lý trách nhiệm của người thi hành công vụ
1. Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại quy định tại Điều 26 của Luật này không phải chịu trách nhiệm hoàn trả.
Điều 57. Căn cứ xác định mức hoàn trả
c) Điều kiện kinh tế của người thi hành công vụ.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc xác định mức hoàn trả của người thi hành công vụ.
2. Trường hợp nhiều người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thì những người đó có nghĩa vụ liên đới hoàn trả; cơ quan có trách nhiệm bồi thường chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý những người thi hành công vụ gây ra thiệt hại thống nhất xác định mức hoàn trả cho từng cá nhân có nghĩa vụ hoàn trả.
Điều 58. Trình tự, thủ tục quyết định việc hoàn trả
Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ thuộc nhiều cơ quan khác nhau gây ra thiệt hại thì Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả phải có sự tham gia của đại diện các cơ quan liên quan để xác định trách nhiệm hoàn trả, mức hoàn trả đối với từng người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định việc thành lập, thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đã thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, người có thẩm quyền quy định tại Điều 59 của Luật này phải ban hành quyết định hoàn trả. Quyết định hoàn trả phải được gửi đến người có nghĩa vụ hoàn trả, cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
Điều 59. Thẩm quyền ra quyết định hoàn trả
1. Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường có thẩm quyền ra quyết định hoàn trả.
2. Trong trường hợp thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường là người có nghĩa vụ hoàn trả thì thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người đó có thẩm quyền ra quyết định hoàn trả.
Điều 60. Khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả
Trường hợp người thi hành công vụ có trách nhiệm hoàn trả không đồng ý với quyết định hoàn trả thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện quyết định hoàn trả theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Điều 61. Hiệu lực của quyết định hoàn trả
1. Quyết định hoàn trả có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký nếu người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại không có khiếu nại hoặc khởi kiện đối với quyết định này.
2. Căn cứ vào quyết định hoàn trả đã có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường thực hiện việc thu số tiền phải hoàn trả và nộp vào ngân sách nhà nước.
Điều 62. Thực hiện việc hoàn trả
1. Việc hoàn trả có thể được thực hiện một lần hoặc nhiều lần.
2. Trường hợp việc hoàn trả được thực hiện bằng cách trừ dần vào lương hàng tháng của người thi hành công vụ thì mức tối thiểu không dưới 10% và tối đa không quá 30% thu nhập từ tiền lương hàng tháng.
Điều 63. Quản lý, sử dụng tiền hoàn trả
Cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải nộp đầy đủ, kịp thời toàn bộ khoản tiền hoàn trả vào ngân sách nhà nước. Việc quản lý, sử dụng tiền hoàn trả thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Khi thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm của Nhà nước theo quy định của Luật này, người bị thiệt hại không phải nộp lệ phí, án phí và các loại phí khác.
2. Không thu thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản tiền bồi thường mà người bị thiệt hại được nhận.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực:
a) Nghị quyết số 388/2003/NQ - UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 66. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các trường hợp yêu cầu bồi thường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý nhưng chưa giải quyết hoặc đang giải quyết theo Nghị quyết số 388/2003/NQ - UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra hoặc Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật đó để giải quyết.
2. Các trường hợp được bồi thường theo Nghị quyết số 388/2003/NQ - UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra và Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra đến thời điểm Luật này có hiệu lực mà còn thời hiệu theo quy định của các văn bản này nhưng chưa yêu cầu Nhà nước bồi thường hoặc đã yêu cầu nhưng chưa được thụ lý thì áp dụng các quy định của Luật này để giải quyết.
Điều 67. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1Joint circular No. 05/2012/TTLT/VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNNPTNT of November 02, 2012, guiding the performance of the state compensation liability in criminal proceedings
- 2Joint circular No. 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP of September 18, 2012, guiding responsibility to pay compensation of the state in civil and administrative proceedings
- 3Jonit Circular No. 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP of November 26, 2010, guiding the discharge of the state compensation liability in administrative management activities
- 4Decree No. 16/2010/ND-CP of March 03, 2010, detailing and guiding a number of Articles of the Law on state compensation liability
- 5Resolution no. 51/2001/NQ-QH10 of December 25, 2001 on amendments and supplements to a number of articles of the 1992 constitution of the socialist republic of Vietnam
- 61992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam
Law No. 35/2009/QH12 of June 18, 2009, on State compensation liability
- Số hiệu: 35/2009/QH12
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 18/06/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra