Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CTr-UBND | Hậu Giang, ngày 15 tháng 8 năm 2024 |
PHÁT TRIỂN KHU VỰC DỊCH VỤ TỈNH HẬU GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
Thực hiện Quyết định số 531/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Chương trình hành động phát triển khu vực dịch vụ tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cụ thể như sau:
1. Quan điểm
- Phát triển khu vực dịch vụ nhanh đi đôi với hiệu quả, bền vững, đảm bảo các dịch vụ cơ bản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hướng tới hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại, bảo đảm khai thác tốt các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Phát triển khu vực dịch vụ có trọng tâm, trọng điểm, có tính khả thi, chú trọng vào các giải pháp, chính sách cụ thể, có th ể đo lường kết quả, theo tín hiệu thị trường. Khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân là lực lượng quan trọng trong thực hiện quá trình cơ cấu lại ngành dịch vụ.
- Phát triển mạnh khu vực dịch vụ, tiếp cận với trình độ hiện đại, đảm bảo hội nhập quốc tế và khu vực, lồng ghép việc thực hiện các cam kết quốc tế về dịch vụ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Thực hiện phát triển khu vực dịch vụ gắn với cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công ở các ngành, các cấp, cơ sở theo hướng bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất và phát huy sự chủ động, sáng tạo của các cấp địa phương, cơ sở.
- Phát triển khu vực dịch vụ trên cơ sở công nghệ thông tin là đòn bẩy, để đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ; ưu tiên các ngành dịch vụ ứng dụng công nghệ cao, nâng cao năng lực cạnh tranh.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát
Phát triển nhanh, đa dạng các loại hình dịch vụ, du lịch dựa trên tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, hiện đại, có giá trị gia tăng lớn; trở thành tỉnh có ngành thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
b) Mục tiêu cụ thể
- Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt từ 8,7%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, đến năm 2030 tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GRDP của tỉnh khoảng 38%, tỷ trọng lao động các ngành dịch vụ trên 40% tổng số lao động trên địa bàn tỉnh. Trong thời kỳ 2030 - 2050, khu vực dịch vụ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, chiếm tỷ trọng khoảng 35% GRDP.
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 15%/năm.
- Ngân hàng: Huy động vốn tăng trưởng bình quân 8 - 9%/năm, dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân 5 - 6%/năm, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát theo định mức hàng năm của ngành. Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, phát triển đa dạng các tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; tăng cường các hình thức thông tin, tuyên truyền, các biện pháp nghiệp vụ để thúc đẩy người dân trên địa bàn tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, giảm dần thanh toán bằng tiền mặt.
- Công nghệ thông tin và truyền thông: Phát triển hệ thống thông tin chính quyền điện tử, các dịch vụ đô thị thông minh và chuyển đổi số. Đẩy mạnh triển khai một số công nghệ mới (IoT, Blockchain, AI, Bigdata) trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng hàng hóa; kêu gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ thông tin tại tỉnh và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
- Phân phối, thương mại: Tốc độ tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ bình quân 10%/năm, phát triển thương mại điện tử, xuất, nhập khẩu tăng trưởng bình quân 9%/năm.
- Số doanh nghiệp đang hoạt động và có kê khai thuế tăng 3.000 doanh nghiệp.
- Giáo dục - đào tạo và lao động: Phấn đấu đến năm 2030, các chỉ số cơ bản về phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh ngang bằng với các chỉ số trung bình của cả nước. Thực hiện công tác tuyển sinh, đào tạo nghề, giải quyết việc làm gắn với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%, tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản còn dưới 30% tổng số lao động.
- Logistics và vận tải: Tốc độ tăng trưởng hàng năm sản lượng vận tải hàng hóa tăng từ 7% đến 8%; sản lượng vận tải hành khách tăng từ 7% đến 9%.
- Khoa học và công nghệ: Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ giải quyết đồng bộ các khâu sản xuất theo chuỗi giá trị của các sản phẩm chủ lực. Tập trung thúc đẩy xây dựng và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, phát triển và khai thác tài sản trí tuệ; tiếp tục tạo lập và phát triển chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc thù, có lợi thế của tỉnh. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường khoa học công nghệ.
- Du lịch: Đến năm 2030 thu hút 1.200.000 lượt khách tham quan, du lịch, trong đó khoảng 60.000 lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 900 tỷ đồng. Tạo việc làm cho người dân địa phương từ 8.000 lao động trở lên. Số lượng lao động qua đào tạo tập huấn kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ du lịch đạt 70%/lao động trực tiếp.
- Y tế: Phấn đấu đến năm 2030, 80% cơ sở có giường bệnh xếp loại từ khá trở lên; duy trì tỷ lệ 100% xã đạt 10 Tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi) dưới 9%; số bác sĩ trên 10.000 người dân là 12 bác sĩ; số giường bệnh trên 10.000 người dân là 41 giường.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tạo lập môi trường chung cho phát triển các ngành dịch vụ
- Tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức (SIPAS).
- Thực hiện đúng quy định các Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật đấu thầu, Luật đầu tư công. Triển khai hiệu quả Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Xây dựng và vận hành Chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công mức độ 4, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công để cắt giảm chi phí hành chính công, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 23 tháng 12 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện Quy hoạch và thu hút đầu tư tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2030 và các năm tiếp theo.
2. Đối với dịch vụ tài chính - ngân hàng
- Quản lý chặt chẽ thu - chi ngân sách nhà nước. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phấn đấu đến năm 2030 thu nội địa ngân sách địa phương hưởng đáp ứng được 100% nhu cầu nhiệm vụ chi thường xuyên , sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, lấy đầu tư công kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng mở rộng m ạng lưới hoạt động trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tăng cường đổi mới sáng tạo trong thiết kế và phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là người dân ở các địa bàn vùng nông thôn, vùng sâu.
3. Đối với dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông
- Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 02 tháng 12 năm 2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng Chính quyền điện tử và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
- Chuyển dịch vụ bưu chính truyền thống sang dịch vụ bưu chính chuyển phát trở thành hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số, của thương mại điện tử; góp phần thúc đẩy chính phủ số, xã hội số. Mỗi hộ, gia đình có một mã bưu chính, có thể tra cứu địa chỉ bằng bản đồ số. 100% xã có địa điểm phục vụ trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát và bảo đảm phục vụ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
- Chuyển dịch hạ tầng viễn thông thành hạ tầng số, hạ tầng quan trọng của chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh; các khu công nghiệp được phủ sóng 5G. Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 90% hộ gia đình, 100% xã.
- Hoàn thiện Chính quyền điện tử, phát triển Chính quyền số, chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường số. Phát triển xã hội số, xây dựng đô thị thông minh. Phát triển kinh tế số, chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực. Phát triển Công nghiệp ICT.
4. Đối với lĩnh vực phân phối, thương mại
- Đầu tư kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại, tác động mạnh mẽ đến hỗ trợ sản xuất và lưu thông hàng hóa; đẩy mạnh thương mại điện tử; mở rộng thị trường trong nước, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm.
- Đến năm 2030, mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích có kết cấu và được phân bố hợp lý; trình độ và phương thức giao dịch được nâng cao, nhất là ở các chợ bán buôn nông sản; xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh; thúc đẩy mở rộng kinh doanh theo chuỗi đến các chợ; riêng các chợ buôn bán truyền thống được sắp xếp lại để hoạt động trật tự, hiệu quả.
- Đến năm 2050, xây dựng mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích toàn diện, cơ chế giá hợp lý khoa học, hình thành mạng lưới lưu thông hàng hóa thông suốt, cấu trúc hợp lý và trang thiết bị đầy đủ; phát triển mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích có tính thống nhất, đa dạng về loại hình và cấp độ, hình thành giao dịch theo mạng, lấy chợ bán buôn nông sản làm trung tâm thúc đẩy nhiều loại hình bán lẻ nông sản cùng phát triển như các cửa hàng tiện lợi, chợ bán lẻ, siêu thị kinh doanh theo dạng chuỗi.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại trên nền tảng số gắn thương mại điện tử, tiếp tục hỗ trợ đưa tất cả các sản phẩm OCOP của tỉnh bán trên các sàn thương mại điện tử uy tín, các kênh phân phối hiện đại để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của tỉnh.
- Phát triển công nghiệp theo hướng ổn định và bền vững. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh theo hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng tái tạo.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp, tập trung khắc phục những vấn đề tồn tại, hạn chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp với các mục tiêu, nhiệm vụ của các cấp, các ngành.
- Thành lập và đầu tư các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1588/QĐ-TTg ngày 08 tháng 12 năm 2023.
- Thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, hỗ trợ mở rộng thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
- Du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác. Đa dạng hóa loại hình du lịch và sản phẩm du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn.
- Triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện việc bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống như: đờn ca tài tử, hát dân ca,… và những di sản văn hóa liên quan đến đồng bào dân tộc Khmer và di sản phi vật thể; phối hợp thực hiện xếp hạng các di tích, các công trình văn hóa, kiến trúc trên địa bàn. Tập trung củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ của các câu lạc bộ đờn ca tài tử gắn với phát triển du lịch tại các khu, điểm du lịch, xây dựng mới câu lạc bộ đờn ca tài tử phục vụ các nhà hàng, câu lạc bộ nghệ thuật Khmer, câu lạc bộ nghệ thuật của dân tộc Hoa… đưa vào các tour du lịch để phục vụ du khách.
- Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông gắn kết với phát triển du lịch. Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch chất lượng cao, các khu du lịch sinh thái quy mô lớn, phức hợp nhiều dịch vụ (Khu du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Khu du lịch sinh thái Kênh Lầu, khu du lịch nghỉ dưỡng Mê Kông) và các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện, hỗ trợ chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn, hoàn thành các dự án đưa vào khai thác: Khu du lịch sinh thái Việt Úc - Hậu Giang, lập quy hoạch kêu gọi đầu tư Hồ Tam Giác, Hồ Nước Ngọt, Hồ Sen hình thành chuỗi du lịch, nghỉ dưỡng mới và tập trung đẩy nhanh tiến độ, tháo gỡ khó khăn các dự án khu dân cư, thương mại dịch vụ, nhà hàng, khách sạn,... sớm đưa vào khai thác, sử dụng.
- Rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp điều kiện của tỉnh, ưu tiên hoạt động đầu tư: khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi, giải trí,… Từng bước nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, nhất là khách sạn, nhà hàng, ăn uống, vận tải, viễn thông.
- Kiểm soát, giám sát và cảnh báo ô nhiễm môi trường, quản lý và giảm thiểu rủi ro, sự cố môi trường trong hoạt động du lịch trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và công nghệ số phù hợp với điều kiện của tỉnh.
- Đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến, quảng bá du lịch, tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch.
6. Đối với lĩnh vực logistics và vận tải
- Đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, logistics hiện đại để tỉnh Hậu Giang trở thành trung tâm kết nối các hành lang kinh tế động lực và trung chuyển hàng hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ mở rộng thị trường, thu hút các doanh nghiệp logistics đầu tư vào tỉnh Hậu Giang.
- Hình thành trung tâm logistics nông sản đóng vai trò tích hợp của chợ đầu mối, trung tâm cung cấp các dịch vụ kho bãi, bảo quản lạnh, xuất nhập khẩu và các dịch vụ giá trị gia tăng cho nông sản. Phạm vi của trung tâm không chỉ phục vụ lưu thông, phân phối hàng hóa nội tỉnh mà cho cả khu vực Nam Sông Hậu và toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
7. Đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo
- Đẩy mạnh thực hiện đổi mới cơ chế tài chính, công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo, tăng cường tự chủ cho cơ sở giáo dục; huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
- Rà soát, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo toàn tỉnh; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 01 tháng 6 năm 2022 về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13 tháng 7 năm 2023 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hậu Giang đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững; Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 14 tháng 7 năm 2023 về chiến lược phát triển bền vững giáo dục và đào tạo tỉnh Hậu Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo đạt chuẩn và tiếp cận thực tiễn; đổi mới chương trình, giáo trình, quản lý đào tạo trên cơ sở chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng; quan tâm, đầu tư nguồn lực để chuẩn hóa và phát triển đội ngũ nhà giáo, tập trung để chuẩn hóa, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; thực hiện quy định tiêu chí, tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
- Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị các ngành nghề nhất là ngành, nghề trọng điểm, nghề chưa đảm bảo điều kiện tiến tới đáp ứng các chuẩn theo quy định và thực hiện lộ trình tự chủ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; rà soát, chỉnh sửa, cập nhật chương trình, giáo trình đào tạo ở tất cả các trình độ, chú trọng sự tham gia đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp.
8. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ
- Triển khai và phát huy hiệu quả Khu công nghệ số của tỉnh trở thành trung tâm nghiên cứu, phát triển sản phẩm công nghệ thông tin, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh trên các lĩnh vực.
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ phù hợp với điều kiện của tỉnh. Phát triển công nghệ cao; các công nghệ 4.0 (trí tuệ nhân tạo, loT, Blockchain,...); công nghệ số ; công nghệ sinh học… có tính đột phá tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, phòng thí nghiệm. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Khu công nghệ số tỉnh Hậu Giang. Triển khai thực hiện dự án Khu thực nghiệm, bảo tồn nguồn gen và ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh Hậu Giang vào năm 2030. Hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, cung cấp các dịch vụ công về khoa học và công nghệ đáp ứng nhu cầu tại địa phương. Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.
- Tập trung chuyển giao, ứng dụng rộng rãi công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học phù hợp và đầu tư đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; thúc đẩy ngành chế biến chế tạo, một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn mới nổi dựa trên nền tảng công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như trí tuệ nhân tạo, sản xuất và chế tạo thông minh; đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, đời sống và quản lý xã hội.
- Duy trì và nâng cao đóng góp của các hoạt động đổi mới công nghệ vào tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp; gia tăng đóng góp của các hoạt động đổi mới sáng tạo thông qua nâng cao năng lực quản trị, trình độ nhân lực, đổi mới mô hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với quá trình đổi mới công nghệ; chú trọng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có tiềm năng tăng trưởng nhanh.
- Thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển của các tổ chức khoa học và công nghệ, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang, Trường Đại học trên địa bàn gắn với đổi mới công nghệ, sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp.
- Phân bổ và sử dụng có hiệu quả chi ngân sách nhà nước dành cho phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, tập trung thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường tiếp cận tài chính cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
- Hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò là trung tâm, tổ chức khoa học và công nghệ, trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh, hệ thống các khu, trung tâm đổi mới sáng tạo, tổ chức trung gian, tổ chức hỗ trợ là môi trường thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo nền tảng vững chắc để phát triển mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, tận dụng cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và lợi thế thương mại. Thúc đẩy liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.
- Tăng cường vai trò của Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh, gắn liền các hoạt động nghiên cứu ứng dụng với nhu cầu doanh nghiệp, người dân trong tỉnh. Tiếp tục đầu tư và khai thác có hiệu quả Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang.
- Triển khai đầy đủ và hiệu quả các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân tại tuyến y tế cơ sở. Lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho cá nhân để cập nhật, theo dõi, quản lý sức khỏe liên tục và lâu dài cho từng nhóm đối tượng các nhóm tuổi: trẻ em, học sinh, người lao động và người cao tuổi. Theo dõi tình trạng sức khỏe, quản lý, khám, tư vấn, chuyển tuyến, can thiệp, chăm sóc sức khỏe kịp thời cho người dân đặc biệt đối với quản lý bệnh không lây nhiễm và bệnh mạn tính khác. Cung cấp các dịch vụ chẩn đoán, điều trị quản lý tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch và chăm sóc hỗ trợ người bị bệnh ung thư, một số bệnh không lây nhiễm khác tại các Trạm Y tế. Tuyên truyền, vận động Nhân dân khám sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật; đẩy mạnh việc quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, triển khai các chương trình, mục tiêu về y tế, quản lý hồ sơ sức khỏe người dân gắn với quản lý thẻ, thanh toán bảo hiểm y tế. Xây dựng cơ chế, lộ trình phù hợp để tiến tới mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở nhằm tăng sự hài lòng của người bệnh; tiếp tục phát triển thực hiện bệnh viện vệ tinh, tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, luân phiên, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; đẩy mạnh đổi mớ i phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức và xây dựng cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường.
- Thúc đẩy hợp tác công - tư, tạo môi trường bình đẳng cả về hỗ trợ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân.
- Tăng cường hợp tác và chủ động hội nhập, tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và tài chính của các nước, các tổ chức quốc tế. Tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực y dược.
1. Nguồn lực kinh tế - xã hội để thực hiện Chương trình: vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, tài trợ quốc tế và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Chương trình và lập dự toán kinh phí cụ thể để triển khai thực hiện theo quy định.
3. Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực tài chính từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thực hiện Chương trình theo quy định pháp luật.
1. Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND huyện, thị xã, thành phố
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình.
- Định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện và kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.
- Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
Trên đây là Chương trình hành động phát triển khu vực dịch vụ tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động đề xuất gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Luật Đầu tư 2020
- 2Luật Đầu tư công 2019
- 3Luật Doanh nghiệp 2020
- 4Quyết định 531/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật Đấu thầu 2023
- 6Quyết định 1588/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chương trình hành động 02/CTr-UBND năm 2024 phát triển khu vực dịch vụ tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Số hiệu: 02/CTr-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 15/08/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
- Người ký: Trương Cảnh Tuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra