- 1Quyết định 62/2002/QĐ-BNN về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 16/2006/CT-TTg về biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 29/2006/CT-TTg về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/2006/CT-UBND | Huế, ngày 13 tháng 12 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THÚ Y, PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ BỆNH DỊCH LỞ MỒM LONG MÓNG Ở GIA SÚC.
Thời gian qua được sự quan tâm của các cấp, các ngành các địa phương nên công tác thú y trên địa bàn đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nên dịch cúm gia cầm (DCGC) không tái phát, dịch Lở mồm long móng (LMLM) được khống chế, dập tắt kịp thời, góp phần bảo vệ phát triển chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát DCGC và dịch LMLM gia súc đối với tỉnh ta trong thời gian đến vẫn rất cao do mầm bệnh vẫn còn tiềm ẩn ở ngoài môi trường, các ổ dịch cũ và đang diễn ra hết sức phức tạp ở một số nước trong khu vực và các tỉnh, đã xuất hiện thêm týp vi rút LMLM mới (típ A, Asia1), đồng thời thời tiết diễn biến phức tạp làm cho mầm bệnh tồn tại, dễ phát triển và lây lan.
Để thực hiện Chỉ thị số 29/2006/CT-TTg ngày 08/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống DCGC và cúm A (H5N1) ở người, Chỉ thị số 16/2006/CT-TTg ngày 04/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch LMLM ở gia súc, nhằm chủ động ngăn ngừa dịch bệnh tái phát, lây lan, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nguồn gốc động vật cho người tiêu dùng, ổn định và phát triển chăn nuôi, UBND tỉnh yêu cầu:
1. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp UBND các huyện, thành phố Huế và các ban ngành liên quan:
- Tiếp tục củng cố mạng lưới thú y cơ sở, tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn thú y; phân công cán bộ giám sát chặt chẽ dịch bệnh gia súc, gia cầm đến tận thôn, hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi. Phát hiện và xử lý kịp thời, nhanh chóng bao vây, dập tắt các ổ dịch gia súc, gia cầm, không để lây lan trên diện rộng.
- Thống kê kỹ tổng đàn gia súc gia cầm để tổ chức tiêm phòng triệt để, đạt tỷ lệ cao đối với các bệnh truyền nhiễm chủ yếu cho đàn gia súc, gia cầm hàng năm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT, đặc biệt quan tâm chỉ đạo tiêm phòng bệnh cúm gia cầm và LMLM gia súc.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, chẩn đoán xét nghiệm khả năng miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm, LMLM … và một số bệnh ký sinh trùng, kiểm tra giám sát tình hình vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ, lò ấp trứng, sản xuất giống gia súc gia cầm, các nơi mua bán thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi …
- Thường xuyên tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường, chuồng trại, vùng có nguy cơ cao như ổ dịch cũ, hố chôn gia súc, gia cầm bệnh, các nơi dự trữ, mua bán, giết mổ, các quầy bán, phương tiện vận chuyển gia súc gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm lưu thông vào tỉnh.
- Phối hợp các ngành liên quan để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vận chuyển gia súc, gia cầm qua Chốt Kiểm dịch trên Quốc lộ 1A và các đầu mối giao thông; tổ chức tốt công tác kiểm dịch tại gốc, công tác kiểm tra lâm sàng gia súc, gia cầm tại các cơ sở giết mổ, mua bán tập trung; chỉ đạo các chủ đầu tư nâng cấp cơ sở giết mổ đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh thú y; khẩn trương qui hoạch, xây dựng một số cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung ở các huyện Phong Điền, Hương Trà và các địa phương khác để tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hướng dẫn các địa phương đơn vị, chủ kinh doanh mua bán gia súc, gia cầm thực hiện đúng quy định kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y khi nhập gia súc gia cầm vào tỉnh.
- Tiếp tục xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật theo Quyết định 62/2002/QĐ/BNN ngày 11/7/2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; triển khai thực hiện nghiêm túc chương trình khống chế và thanh toán bệnh LMLM gia súc giai đoạn từ năm 2006-2010.
2. Duy trì hoạt động và giao ban thường xuyên của Ban chỉ đạo phòng chống DCGC và dịch LMLM gia súc các cấp để theo dõi và chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống dịch.
3. Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm quy định phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật nhất là trước, trong và sau Tết nguyên đán Tân Hợi sắp đến.
4. Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm phối hợp Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng, Cục Hải quan, Sở Thương mại và các ngành tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển gia súc, gia cầm qua Chốt Kiểm dịch trên Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, các đầu mối giao thông; để ngăn chặn việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua biên giới đường bộ tại các cửa khẩu; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh.
5. Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện và thành phố Huế, các đơn vị liên quan tăng cường giám sát, theo dõi, đề phòng bệnh cúm gia cầm lây sang người, có phương án đối phó kịp thời khi có trường hợp nhiễm vi rút cúm A (H5N1); phối hợp với các ngành liên quan tăng cường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật.
6. Sở Văn hoá Thông tin chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Y tế tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, chính xác về diễn biến, nguy cơ dịch bệnh và các biện pháp phòng chống, để tăng cường ý thức của người dân, bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, phát triển chăn nuôi an toàn và ổn định.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Huế có kế hoạch triển khai. Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên theo dõi và tổng hợp, báo cáo về UBND tỉnh./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2014 triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2Kế hoạch 15/KH-UBND thực hiện "Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khẩn cấp để phòng, chống dịch cúm gia cầm năm 2014" do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 4Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2014 phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác thú y thủy sản do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 1Quyết định 62/2002/QĐ-BNN về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 16/2006/CT-TTg về biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc do Thủ tướng chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 29/2006/CT-TTg về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2014 triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 5Kế hoạch 15/KH-UBND thực hiện "Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khẩn cấp để phòng, chống dịch cúm gia cầm năm 2014" do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 6Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 7Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2014 phòng chống dịch cúm gia cầm giai đoạn 2014-2018 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác thú y thủy sản do tỉnh Quảng Bình ban hành
Chỉ thị 54/2006/CT-UBND về tăng cường công tác thú y, phòng chống dịch cúm gia cầm và bệnh dịch Lở mồm long móng ở gia súc do Tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- Số hiệu: 54/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/12/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/12/2006
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết