THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 463-TTg | Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 1978 |
Trong hơn một năm qua, việc thi hành điều lệ trong các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh ở miền Bắc đã bước đầu đem lại một số kết quả và kinh nghiệp tốt. Để thống nhất chế độ quản lý xí nghiệp trong cả nước theo tinh thần của nghị quyết Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ quyết định cho thi hành điều lệ xí nghiệp trong các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trung ương và địa phưong ở miền Nam.
Để phù hợp với tình hình và đặc điểm của miền Nam, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, Tổng cục, các Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố, các xí nghiệp phải làm tốt công tác chuẩn bị và phải chọn những xí nghiệp công nghiệp quốc doanh có đủ điều kiện để cho thi hành điều lệ, sau đó sẽ cho mở rộng dần.
A. TIẾN HÀNH TỐT CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Công tác chuẩn bị để thi hành điều lệ là rất quan trọng, đòi hỏi xí nghiệp, cấp trên trực tiếp của xí nghiệp và các cơ quan có liên quan đến hoạt động của xí nghiệp phải tiến hành đồng bộ có sự phối hợp, giúp đỡ xí nghiệp nhằm cuối cùng tạo được những điều kiện cần thiết để xí nghiệp có thể thi hành tốt điều lệ. Cụ thể là:
I.ĐỐI VỚI CÁC XÍ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH :
Các xí nghiệp phải:
1. Phổ biến rộng rãi điều lệ trong xí nghiệp
Sau khi dự lớp tập huấn điều lệ, giám đốc xí nghiệp phổ biến và tổ chức cho cán bộ, công nhân nghiên cứu điều lệ nhằm làm cho toàn thể công nhân, viên chức thấy rõ được vị trí mới quan trọng của xí nghiệp trong nền kinh tế miền Nam đang được cải tạo, quán triệt được những vấn đề cơ bản của điều lệ và thực hiện đúng đắn quyền làm chủ tập thể trong xí nghiệp.
2. Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thi hành điều lệ:
a) Xác định vị trí của đơn vị để thi hành điều lệ: xí nghiệp độc lập hoặc xí nghiệp liên hợp, hoặc xí nghiệp nằm trong liên hiệp các xí nghiệp.
b) Xác định rõ nhiệm vụ, phương hướng sản xuất và phương án sản phẩm (nếu chưa rõ), đồng thời xác định rõ các nguồn cung ứng vật tư kỹ thuật, các nơi tiêu thụ sản phẩm làm cho công tác cung ứng và tiêu thụ đi dần vào thế ổn định.
c) Tổ chức lại sản xuất, cụ thể là:
Soát lại các dây chuyền sản xuất phù hợp với nhiệm vụ sản xuất, sắp xếp các phân xưởng, bổ sung và sửa chữa thiết bị, sắp xếp và điều phối lại lao động, tổ chức tốt việc cung ứng vật tư…
d) Cải tiến tổ chức quản lý, củng cố các tổ chức chính quyền, tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng, thi hành chế độ thủ trưởng quản lý xí nghiệp, cải tiến bộ máy chức năng (phòng ban) và sắp xếp lại cán bộ, tăng thêm cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và nghiệp vụ.
e) Soát xét lại tài sản, chuẩn bị tốt cho công tác hạch toán kinh tế trong xí nghiệp, cụ thể là xác định lại các tài sản của xí nghiệp (bằng hiện vật và giá trị), xác định các loại vốn, quỹ; đánh giá tình hình thừa, thiếu vốn để có kiến nghị giải quyết.
g) Xây dựng phương án kế hoạch Nhà nước năm1979, theo những nguyên tắc và quy định mới trong công tác kế hoạch hoa; áp dụng hệ thống chỉ tiêu mới (tạm thời chưa thi hành một số chỉ tiêu), bao gồm các chỉ tiêu sau đây:
1. Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện, trong đó có ghi rõ giá trị sản lượng hàng hóa xuất khẩu.
2. Sản lượng sản phẩm chủ yếu theo chỉ tiêu chất lượng đã được quy định, trong đó có ghi rõ sản lượng sản phẩm chủ yếu xuất khẩu.
3. Tổng quỹ tiền lương.
4. Nhịp độ tăng năng suất lao động (%) tính bằng giá trị của một công nhân viên sản xuất công nghiệp, mức tăng năng suất lao động tính bằng hiện vật (đối với một số sản phẩm chính) của một công nhân sản xuất công nghiệp.
5. Lợi nhuận và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước.
6. Vốn đầu tư cơ bản được Nhà nước cấp; danh mục các công trình chủ yếu; thời gian và công suất đưa vào sử dụng đối với từng công trình chủ yếu.
7. Vật tư, thiết bị chủ yếu được Nhà nước cung ứng; tỷ lệ phần trăm giảm tiêu hao vật tư chủ yếu cho một số sản phẩm chính.
II .ĐỐI VỚI CÁC BỘ, TỔNG CỤC, ỦY BAN NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG CHỦ QUẢN:
Các cấp trên đây của các xí nghiệp phải có kế hoạch chung về công tác chuẩn bị thi hành điều lệ cho các xí nghiệp đã được chọn, trong đó quy định cụ thể các việc như sau:
1. Tổ chức học tập cho các cơ quan trực thuộc có liên quan đến việc thi hành điều lệ xí nghiệp.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn việc học tập và phổ biến điều lệ ở các xí nghiệp trực thuộc.
3. Giải quyết những vấn đề do xí nghiệp yêu cầu theo thẩm quyền của mình như xác định phương hướng sản xuất, mặt hàng; tổ chức lại sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý, tăng cường cán bộ, xác định đơn vị cơ sở, v.v…
4. Tăng cường các điều kiện vật chất cho xí nghiệp, từng bước ổn định dần sản xuất của xí nghiệp.
III.ĐỐI VỚI CÁC BỘ TỔNG HỢP VÀ CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP:
1. Các Bộ tổng hợp phải:
– Mở lớp tập huấn để quán triệt điều lệ cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan.
– Cử cán bộ đến hướng dẫn xí nghiệp trong việc phổ biến, học tập về phần hành của mình trong điều lệ.
– Mở ngay các lớp bồi dưỡng cho các cán bộ nghiệp vụ của các xí nghiệp (trước tiên là Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê, Bộ Lao động…).
– Hướng dẫn việc thi hành các chế độ quản lý cụ thể tại xí nghiệp, có chú ý đến những biện pháp phù hợp với tình hình miền
2. Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phải cử cán bộ đến xác định các loại vốn, quỹ cho xí nghiệp, hướng dẫn việc cấp phát hoặc cho vay nếu xí nghiệp thiếu vốn.
3. Các tổ chức cung ứng vật tư và vận tải phải phối hợp chặt chẽ với nhau để bảo đảm công tác cung ứng vật tư cho xí nghiệp. Nếu có khó khăn phải bàn bạc với xí nghiệp.
4. Các Ủy ban nhân dân địa phương nơi xí nghiệp hoạt động phải tăng cường công tác hậu cần cho xí nghiệp, bảo đảm những nhu cầu sinh hoạt cho công nhân, viên chức trong xí nghiệp như nghị định số 24-CP ngày 2-2-1976 đã quy định.
Trên đây là những công việc chủ yếu mà xí nghiệp, cấp trên của xí nghiệp, các cơ quan tổng hợp của Nhà nước và các cơ quan có liên quan đến hoạt động của xí nghiệp phải tiến hành khẩn trương và đồng bộ.
Sau thời gian chuẩn bị, từng xí nghiệp phải sơ kết và đánh giá kết quả. Nếu xí nghiệp đạt được những yêu cầu sau đây, thì được chuyển sang việc thi hành điều lệ xí nghiệp.
1. Đã xác định được phương hướng sản xuất và phương án sản phẩm;
2. Đã tổ chức lại sản xuất tương đối hợp lý, xác định được rõ ràng hình thức tổ chức, tăng cường và ổn định được bộ máy quản lý.
3. Đã xác định được các loại vốn, quỹ, có điều kiện đi vào hạch toán kinh tế.
4. Có triển vọng sản xuất đi đầu vào thế ổn định.
Công tác chuẩn bị này phải hoàn thành trong quý IV-1978.
B. THI HÀNH NGHIÊM CHỈNH ĐIỀU LỆ XÍ NGHIỆP
1. Sắp xếp lại tổ chức sản xuất.
2. Thực hiện các chế độ quản lý kế hoạch, lao động, vật tư, kỹ thuật, tài chính, giá thành và giá cả.
3. Phát động phong trào quần chúng đồng khởi thi đua thực hiện Điều lệ và hoàn thành kế hoạch Nhà nước.
4. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý.
II.CÁC BỘ, TỔNG CỤC, ỦY BAN NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG (CẤP TRÊN CỦA XÍ NGHIỆP) PHẢI:
1. Có kế hoạch năm 1979 về thi hành điều lệ xí nghiệp trong ngành và trong địa phương mình, trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Tiếp tục giải quyết các kiến nghị của xí nghiệp để ổn định từng bước tổ chức và sản xuất của xí nghiệp.
3. Cử cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ đến chỉ đạo và hướng dẫn tại chỗ cho xí nghiệp thực hiện các công tác đã ghi trong phần I.
4. Đôn đốc và tạo điều kiện cho xí nghiệp thi hành đúng những nhiệm vụ và quyền hạn của xí nghiệp như điều lệ đã quy định.
III.CÁC CƠ QUAN TỔNG HỢP CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP:
Các cơ quan tổng hợp của Nhà nước phải cử cán bộ đến tại xí nghiệp cùng với cơ quan chủ quản hướng dẫn xí nghiệp tiếp tục thi hành các chế độ quản lý cụ thể ở xí nghiệp.
Trên cơ sở kế hoạch 1979 của xí nghiệp, các cơ quan tài chính, ngân hàng phải cùng với cơ quan chủ quản xác định lại các loại vốn cho xí nghiệp, xác định yêu cầu cấp phát hoặc yêu cầu tín dụng, nếu thấy cần thiết.
Tổng cục thống kê và Bộ Tài chính phải ban hành ngay thông tư hướng dẫn việc thi hành chế độ thống kê kế toán đối với các xí nghiệp ở cả hai miền, và có hướng dẫn cụ thể hơn đối với các xí nghiệp ở miền Nam.
Ủy ban Vật giá Nhà nước phải ban hành các giá chuẩn đối với các sản phẩm chủ yếu của các xí nghiệp ở miền
Cơ quan vật giá Nhà nước phải cùng với xí nghiệp xây dựng và sớm duyệt giá bán buôn xí nghiệp và giá bán buôn công nghiệp cho các sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp; phải sớm quy định đối với những sản phẩm mới, không để vì chậm có giá mà ứ động hàng hóa.
Hội đồng trọng tài kinh tế Nhà nước phải dự thảo mẫu hợp đồng kinh tế giữa xí nghiệp quốc doanh và cơ sở tư nhân được phép Hội đồng Chính phủ, trình Chính phủ vào cuối quý IV năm 1978.
Ủy ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước phải dự thảo chỉ thị về quản lý thiết bị đối với các xí nghiệp công nghiệp, trình Chính phủ vào tháng 11 năm 1978.
Bộ Vật tư phải có đề án cải tiến mạng lưới cung ứng vật tư. Đối với xí nghiệp, các tổ chức cung ứng vật tư phải ký hợp đồng cung ứng khi có chỉ tiêu cung ứng, và cung ứng cho xí nghiệp đúng số lượng, chất lượng, thời gian và đến địa điểm mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu là nông sản, các Ủy ban nhân dân địa phương phải căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước mà hướng dẫn các xí nghiệp ký các hợp đồng cung ứng với nơi có nguyên liệu. Khi có khó khăn về cung ứng vật tư, các tổ chức cung ứng phải bàn bạc với xí nghiệp tìm cách giải quyết trên tinh thần phục vụ đắc lực cho xí nghiệp, cho cơ sở.
Các tổ chức vận tải phải kết hợp chặt chẽ với các tổ chức cung ứng để vận chuyển vật tư cho xí nghiệp.
Ủy ban nhân dân địa phương phải thi hành đúng đắn những quyền hạn và nhiệm vụ của mình đối với xí nghiệp trung ương hoạt động tại địa phương theo đúng điều lệ xí nghiệp; phải tăng cường việc kiểm tra xí nghiệp thi hành đúng chính sách, chế độ của Nhà nước, đồng thời phải chỉ đạo tốt công tác hậu cần của địa phương đối với xí nghiệp.
Trong quá trình thi hành điều lệ xí nghiệp ở miền Nam, các cơ quan tổng hợp của Nhà nước phải theo dõi chặt chẽ việc thi hành các chế độ quản lý cụ thể, phát hiện kịp thời những vấn đề cần bổ sung, những chế độ quản lý mới cần được xây dựng phù hợp với đặc điểm ở miền Nam, tạo thêm điều kiện cho các xí nghiệp ở miền Nam thi hành điều lệ được thuận lợi.
Các cơ quan tuyên truyền, tuyên huấn phải có kế hoạch tuyên truyền giáo dục động viên kịp thời và sâu rộng việc thi hành điều lệ xí nghiệp; các trường hợp quản lý kinh tế ở miền Nam phải có kế hoạch tập huấn điều lệ cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và đưa nội dung của điều lệ xí nghiệp vào chương trình học tập từ năm 1979.
IV .TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO VIỆC THI HÀNH LỆ XÍ NGHIỆP Ở TẤT CẢ CÁC NGÀNH, CÁC CẤP:
Các Bộ, Tổng cục và Ủy ban nhân dân các tỉnh miền Nam phải tăng cường chỉ đạo việc quán triệt và thi hành lệ tại cơ quan và các xí nghiệp trực thuộc ở miền Nam, phải gắn chặt việc chỉ đạo thi hành điều lệ với việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1979. Các đồng chí Thủ trưởng các Bộ, Tổng cục, Ủy ban nhân dân tỉnh, phải trực tiếp lãnh đạo công tác này, có một số cán bộ giúp việc chỉ đạo.
Văn phòng Phủ thủ tướng có nhiệm vụ tổ chức thông tin, nắm vững tiến độ và nội dung thi hành điều lệ ở các xí nghiệp tại miền
Các Bộ, Tổng cục, các Ủy ban nhân dân các tỉnh miền
| K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Nghị định 93-CP năm 1977 Điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 97-TTg năm 1979 về đẩy mạnh thi hành điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trong năm 1979 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 264-CT năm 1987 chuẩn bị Điều lệ xí nghiệp (liên hiệp) quốc doanh do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 50-HĐBT năm 1988 về điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Quyết định 105-CP năm 1978 về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương thi hành điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 213-TTg năm 1978 về việc tăng cường và mở rộng thi hành điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Nghị định 93-CP năm 1977 Điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 97-TTg năm 1979 về đẩy mạnh thi hành điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trong năm 1979 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 264-CT năm 1987 chuẩn bị Điều lệ xí nghiệp (liên hiệp) quốc doanh do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 50-HĐBT năm 1988 về điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Quyết định 105-CP năm 1978 về việc thành lập Ban chỉ đạo Trung ương thi hành điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 6Chỉ thị 213-TTg năm 1978 về việc tăng cường và mở rộng thi hành điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 463-TTg năm 1978 thi hành Điều lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh ở miền Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 463-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 23/09/1978
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Lê Thanh Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 17
- Ngày hiệu lực: 08/10/1978
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định