CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: 43-LN/KL | Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 1987 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ, TIẾT KIỆM CÁC LOẠI GỖ QUÝ, HIẾM
Nhưng hiện nay các loại gỗ quý, hiếm trên đã và đang trở nên khan hiếm đến mức nghiêm trọng.
Nguyên nhân của tình hình trên là do trong những năm qua nhiều địa phương, cơ sở sản xuất lâm nghiệp và nhân dân vùng liền rừng khai thác và sử dụng bừa bãi. Việc quản lý và bảo vệ các loại gỗ trên cũng bị buông lỏng kéo dài. Tồn tại phổ biến là sử dụng các loại gỗ quý, hiếm chưa tuân theo nguyên tắc: "gỗ nào dùng vào việc ấy" (Nghị định số 10-CP), lãng phí, kém hiệu quả. Mặt khác hiện nay các loại gỗ này đang là một mặt hàng buôn bán trôi nổi trên thị trường tự do hoặc đang được dùng trong quan hệ "liên doanh, liên kết" giữa các đơn vị kinh tế quốc doanh và giữa các đơn vị này với các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội.
Để nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, Bộ Lâm nghiệp yêu cầu các địa phương, cơ sở thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách về việc quản lý, bảo vệ các loại gỗ quý, hiếm trên như sau:
1. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và gây trồng các loại cây gỗ quý, hiếm.
Ngay sau khi nhận được Chỉ thị này, các Sở Lâm nghiệp, liên hiệp lâm - nông - công nghiệp, lâm trường nắm chắc lại số lượng và phân bố các loại cây gỗ quý, hiếm trên địa bàn của địa phương đơn vị mình. Có kế hoạch, biện pháp cụ thể quản lý, bảo vệ chặt chẽ, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép các loại gỗ quý, hiếm trên. Đồng thời với việc quản lý, bảo vệ chặt chẽ các khu rừng, có các loại cây gỗ quý, hiếm mọc tập trung, phân tán, các địa phương, đơn vị cần có kế hoạch phát triển mạnh mẽ việc gây trồng các loại cây gỗ trên trong cả ba khu vực quốc doanh, tập thể và hộ gia đình.
a) Chỉ có các Sở Lâm nghiệp, Liên hiệp Lâm - Nông - Công nghiệp, lâm trường được Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh mới được khai thác gỗ trong đó có các loại gỗ quý, hiếm trên. Từ nay trở đi, nếu chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp, các địa phương, cơ sở không được khai thác các loại gỗ quý, hiếm ngoài chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh. Không được tổ chức lực lượng vào rừng khai thác chọn các loại gỗ quý, hiếm. Các cơ quan kiểm lâm nhân dân và phòng bảo vệ rừng, các liên hiệp lâm - nông - công nghiệp, lâm trường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, phát hiện và có biện pháp ngăn chặn tận gốc tình trạng khai thác tuỳ tiện các loại gỗ quý, hiếm của tất cả các đối tượng trên địa bàn được giao.
b) Tất cả các loại gỗ quý, hiếm các Sở Lâm nghiệp, liên hiệp lâm - nông - công nghiệp, lâm trường đã khai thác ra từ trước đến nay cho kiểm tra nếu đủ tiêu chuẩn gỗ xuất khẩu, giao cho các công ty xuất nhập khẩu lâm sản tiếp nhận theo phương thức mua đứt, bán đoạn thông qua các hợp đồng kinh tế. Số còn lại (kể cả gỗ tận dụng) giao cho các liên hiệp chế biến cung ứng lâm sản tiếp nhận để chế biến, cung ứng và dự trữ theo kế hoạch của Nhà nước.
c) Các loại gỗ quý, hiếm do khai thác, vận chuyển, mua bán trái phép, các cơ quan kiểm lâm nhân dân phải xử lý tịch thu (không được cho đương sự sử dụng) và phải báo cáo về Uỷ ban Nhân dân tỉnh và Bộ Lâm nghiệp để cho ý kiến sử dụng sau.
Đơn vị và cá nhân nào có công bảo vệ, phát hiện bắt giữ vi phạm về các loại gỗ quý, hiếm được trích thưởng từ 5% đến 10% trị giá số lâm sản là gỗ quý, hiếm tịch thu.
Nghiêm cấm các địa phương và cơ sở sử dụng các loại gỗ quý, hiếm vào việc cho, biếu, tặng, nhượng, bán, trao đổi... dưới bất cứ hình thức nào.
2. Trước mắt, trong tháng 9 năm 1987, Bộ yêu cầu các Sở Lâm nghiệp, liên hiệp chế biến cung ứng lâm sản, liên hiệp lâm - nông - công nghiệp, Tổng công ty xuất nhập khẩu lâm sản, công ty lâm sản đặc sản xuất khẩu, lâm trường trực thuộc kiểm kê và báo cào về Bộ Lâm nghiệp (2 bản - Vụ Kế hoạch và Cục kiểm lâm nhân dân, toàn bộ số lượng các loại gỗ quý, hiếm trên (kể cả gỗ tròn, gỗ xẻ) hiện có tại các kho I, kho II, kho trung chuyển, kho dự trữ, xưởng chế biến. Riêng các loại gỗ quý, hiếm khai thác, vận chuyển, mua trái phép, các cơ quan kiểm lâm nhân dân xử lý tịch thu, các chi cục kiểm lâm nhân dân kiểm kê, Sở Lâm nghiệp tổng hợp báo cáo về Bộ Lâm nghiệp và Uỷ ban Nhân dân tỉnh.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây của Bộ trái với Chỉ thị này đều bãi bỏ. Bộ giao cho Cục kiểm lâm nhân dân, Vụ kế hoạch, Vụ Công nghiệp rừng, các liên hiệp chế biến cung ứng lâm sản, Tổng công ty xuất nhập khẩu lâm sản theo chức năng hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này.
| Phan Xuân Đợt (Đã ký) |
Chỉ thị 43-LN/KL năm 1987 quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại gỗ quý, hiếm do Bộ Lâm nghiệp ban hành
- Số hiệu: 43-LN/KL
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 07/09/1987
- Nơi ban hành: Bộ Lâm nghiệp
- Người ký: Phan Xuân Đợt
- Ngày công báo: 30/09/1987
- Số công báo: Số 17
- Ngày hiệu lực: 07/09/1987
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định