Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 419-CT | Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 1984 |
Trong những năm qua, do quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta ngày càng phát triển, số lượng các đoàn ra, đoàn vào ngày càng nhiều.
Đây là một khâu quan trọng trong việc triển khai đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để tăng cường chỉ đạo các đoàn ra, đoàn vào, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị số 94-CT/TƯ ngày 30-6-1980 và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng đã có Chỉ thị số 131-CT ngày 14-4-1981. Từ đó đến nay, việc cử đoàn ra, mời đoàn vào đã có tiến bộ, có phần hiệu quả và thiết thực hơn trước nhưng cũng còn bộc lộ nhiều nhược điểm và thiếu sót:
- Các đoàn ra, đoàn vào có liên quan đến nhiều mặt kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, xã hội cũng như liên quan đến cả chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng. Nhưng các mặt hoạt động của các đoàn ra, đoàn vào này còn tản mạn, phân tán, chưa tập trung phục vụ cho các yêu cầu và mục tiêu chủ yếu và cấp bách.
- Trong việc cử đoàn ra, mời đoàn vào, chưa quản lý chặt chẽ về kế hoạch cũng như về nội dung và nhân sự, chưa lấy việc đánh giá hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu để làm cơ sở cho việc quyết định cử đoàn ra, mời đoàn vào. Cũng do chưa xác định được đầy đủ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc theo dõi hoạt động của đoàn ra, đoàn vào nên chưa đánh giá được kết quả đối với từng đoàn. Nhiều đoàn ra không có nội dung thiết thực, cán bộ bố trí không đúng yêu cầu, động cơ đi không đúng đắn, có những hoạt động tiêu cực, nhất là buôn bán trái phép, ảnh hưởng đến uy tín của nước ta. Việc chi tiêu thiếu quy định chặt chẽ, có nhiều lãng phí.
- Trong việc xét duyệt các đoàn ra, đoàn vào chưa bảo đảm sự chỉ đạo chặt chẽ của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng và trách nhiệm quyền hạn rõ ràng của các ngành, các cấp.
Để khắc phục những nhược điểm và thiếu sót nói trên, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các Bộ, các ngành, các địa phương, có biện pháp quản lý tốt việc cử đoàn ra, mời đoàn vào thuộc khối chính quyền phụ trách theo các hướng sau đây:
1. Việc cử đoàn ra, mời đoàn vào trong thời gian tới phải nhằm đáp ứng các yêu cầu:
- Góp phần đắc lực vào việc thực hiện đường lối đối ngoại, đường lối phát triển kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật của Đảng và Nhà nước ta trong từng thời kỳ kế hoạch, phục vụ cho việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
- Mang lại hiệu quả thiết thực.
- Hết sức tiết kiệm.
- Bảo đảm yêu cầu về an ninh và quốc phòng của nước ta.
Kế hoạch này phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, kinh phí, thời gian, hiệu quả kinh tế, văn hoá đối với từng đoàn ra, đoàn vào.
Căn cứ để lập kế hoạch cử các đoàn ra, mời các đoàn vào là:
- Về chính trị, đối ngoại: Phải dựa vào đường lối đối ngoại của Đảng, tình hình quan hệ giữa nước ta với các nước và cuộc đấu tranh trên thế giới để xem xét, cân nhắc, so sánh số lượng các đoàn được cử đi, và các đoàn được mời vào giữa các loại nước trên thế giới, giữa các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật...
- Về kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật: Phải căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật trong từng thời kỳ kế hoạch; vào những hiệp định đã được ký kết giữa nước ta với các nước đã được Hội đồng Bộ trưởng thông qua; vào khả năng thực hiện của ta để xác định.
- Về tài chính: Phải phù hợp với khả năng ngoại tệ (đối với đoàn ra), điều kiện ăn, ở, đi lại trong nước (đối với đoàn vào).
- Bộ Ngoại giao, xét về mặt chính trị, đối ngoại,
- Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, xét về mặt khoa học kỹ thuật,
- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, xét về mặt kinh tế.
- Bộ Tài chính, xét về mặt tài chính,
- Bộ Nội vụ, xét về mặt an ninh,
- Uỷ ban Hợp tác kinh tế, văn hoá với Lào và Căm pu chia, các vấn đề hợp tác kinh tế và văn hoá với hai nước này.
Các Bộ, các ngành, các địa phương có trách nhiệm gửi kế hoạch hàng năm về đoàn ra, đoàn vào của mình đến các cơ quan nói trên chậm nhất là vào cuối tháng 11 hàng năm. Riêng đối với Bộ Ngoại thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng thì chỉ báo cáo về kế hoạch các đoàn ra, đoàn vào có liên quan đến các vấn đề kinh tế và khoa học kỹ thuật không thuộc phạm vi mình phụ trách, còn về kế hoạch các đoàn ra, đoàn vào có tính chất nghiệp vụ của Bộ, thì Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng uỷ nhiệm cho các đồng chí Bộ trưởng các Bộ đó tự xét duyệt.
Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng có trách nhiệm tổng hợp tình hình theo từng khối, báo cáo các Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách khối xem xét, sau đó trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt chậm nhất là vào cuối tháng 12 hàng năm.
4. Phân công, phân cấp việc xét duyệt đoàn ra, đoàn vào như sau:
a. Từ nay, việc xét duyệt chủ trương cho đoàn ra, đoàn vào phải lấy kế hoạch hàng năm đã được xét duyệt từ đầu năm làm chính. Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng sẽ không xét duyệt đối với từng đoàn cụ thể trước khi đi ra hoặc mời vào như trước đây vẫn làm, trừ các đoàn sau đây phải báo cáo lại để Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách khối quyết định vì có liên quan đến tình hình điều hành công việc hàng ngày của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng:
- Các đoàn do cấp Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Tổng cục trưởng, Chủ tịch tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương dẫn đầu, thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định.
- Các đoàn do cấp Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban, Tổng cục Phó, Phó Chủ tịch tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương dẫn đầu, thì báo cáo Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách khối hữu quan quyết định. Riêng đối với thứ trưởng Ngoại giao và Thứ trưởng ngoại thương thì Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng uỷ nhiệm cho Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Ngoại thương quyết định.
Đối với các đoàn thuộc khối chính quyền phụ trách mà nội dung hoạt động có liên quan đến chính trị thì phải bàn với các ban hữu quan của Đảng. Đối với các đoàn thuộc khối Đảng phụ trách mà nội dung hoạt động có liên quan đến kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật thì cần phải bàn với các Bộ, các ngành thuộc khối chính quyền để có sự phối hợp cần thiết.
b. Việc xét duyệt nhân sự đi ra nước ngoài phải bảo đảm đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn chính trị, chuyên môn cũng như tư cách đạo đức.
Ban Tổ chức Trung ương bàn với Bộ Nội vụ để quyết định việc phân cấp xét duyệt cán bộ đi ra nước ngoài cho phù hợp với tình hình mới.
c. Các Bộ, các ngành, các địa phương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nội vụ để vừa phát huy được hiệu quả trong việc cử đoàn ra, mời đoàn vào, vừa bảo đảm được các yêu cầu về an ninh. Bộ Nội vụ có nhiệm vụ:
- Phối hợp với Thủ trưởng các Bộ, các ngành, các địa phương để theo dõi các cá nhân có vấn đề chính trị, không để cho các cá nhân này ra nước ngoài.
- Thông báo cho các Bộ, các ngành, các địa phương biết khu vực không cho người nước ngoài đến thăm, những đối tượng không cho người nước ngoài tiếp xúc, thời điểm không được tiếp các đoàn nước ngoài.
d. Bộ Ngoại giao hướng dẫn cho các Bộ, các ngành, các địa phương về nội dung chính trị đối ngoại giữa nước ta với các nước để lập kế hoạch cử đoàn ra, mời đoàn vào; phối hợp với các Bộ, các ngành, các địa phương hữu quan giám sát về mặt quan hệ đối ngoại, tìm hiểu ý đồ của các đối tượng quan hệ với ta, cùng với Bộ Nội vụ nhanh chóng giải quyết vấn đề cấp hộ chiếu, không để quá hai tuần sau khi nhận đủ hồ sơ.
Các đoàn ra nước ngoài (trừ các đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước) đều phải chịu sự quản lý của Đại sứ quán nước ta tại các nước. Đại sứ quán nước ta tại các nước có trách nhiệm giúp đỡ các đoàn ra nước ngoài hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các đoàn trước khi ra về phải báo cáo kết quả chuyến đi với nhận xét của đồng chí Đại sứ hoặc người thay mặt Đại sứ; Đối với các trường hợp cần thiết, Đại sứ quán có đánh giá riêng của mình gửi về Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Ngoại giao.
đ. Bộ Tài chính bàn với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và các ngành hữu quan trình Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng quyết định về ngân sách (cả ngoại tệ và tiền trong nước) dành cho việc cử đoàn ra, mời đoàn vào.
- Phân bố số ngoại tệ (kể cả ngoại tệ do ngân sách cấp và ngoại tệ do nước ngoài viện trợ) và tiền trong nước dành cho việc cử đoàn ra, mời đoàn vào đối với từng Bộ, từng ngành, từng địa phương theo các nguyên tắc sau đây:
Đối với những đoàn ra, đoàn vào mà nội dung là hoạt động kinh doanh thì phải hạch toán kinh tế, mọi khoản chi cho việc cử đoàn ra, mời đoàn vào đều phải tính vào phí kinh doanh, dịch vụ của các tổ chức kinh doanh, không dùng kinh phí ngân sách Nhà nước.
Các Bộ, các ngành, các địa phương không có thu thì được cấp tuỳ theo khả năng của ngân sách, trên tinh thần thực sự cần thiết và hết sức tiết kiệm.
- Quy định lại chế độ ăn, ở, quà cáp trong việc đón tiếp khách nước ngoài cũng như trong chi tiêu của các đoàn ra cho phù hợp với tình hình.
e. Thủ trưởng các Bộ, các ngành, các địa phương là người chịu trách nhiệm chính trong việc cử đoàn ra, mời đoàn vào về các mặt kế hoạch, nội dung, nhân sự, chỉ tiêu và hiệu quả... bản thân cán bộ được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước thủ trưởng các Bộ, các ngành, các địa phương về kết quả công việc. Nếu làm tốt thì được khen thưởng, nếu vi phạm kỷ luật thì tuỳ mức độ nặng nhẹ mà có kỷ luật thích đáng.
- Các Bộ, các ngành, các địa phương cần làm báo cáo đối với từng đoàn ra, đoàn vào ngay sau khi kết thúc công việc, tình hình thực hiện 6 tháng (vào tháng thứ 7) và hàng năm (vào tháng thứ 11) gửi đến Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Ngoại giao và các cơ quan tham mưu đã được phân công, trong đó cần nêu rõ các vấn đề tốt cần được tổ chức khai thác, phát huy hoặc phổ biến cho các Bộ, các ngành.
- Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đã được phân công, giúp Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đoàn ra, đoàn vào và tổng hợp tình hình báo cáo Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng và Ban Bí thư Trung ương Đảng.
g. Hàng năm, Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng họp (mời Bộ trưởng Bộ Ngoại giao dự) để đánh giá kết quả đoàn ra, đoàn vào trong năm qua và thông qua kế hoạch đoàn ra, đoàn vào của năm sau.
Chỉ thị này có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1985. Những quy định trước đây trái với Chỉ thị này đều bãi bỏ. Các Bộ, các ngành có liên quan, theo chức năng của mình, có thông tư hướng dẫn cần thiết để chấp hành.
| Tố Hữu (Đã ký)
|
- 1Quyết định 1928/2004/QĐ-UBTDTT về Quy chế Quản lý các đoàn ra và các đoàn nước ngoài vào Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao do Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao ban hành
- 2Nghị định 184-HĐBT năm 1989 Quy định quản lý các đoàn của nước ta ra nước ngoài và các đoàn của nước ngoài vào nước ta do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 12-CP năm 1992 ban hành Quy chế các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta
- 1Quyết định 1928/2004/QĐ-UBTDTT về Quy chế Quản lý các đoàn ra và các đoàn nước ngoài vào Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao do Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban thể dục thể thao ban hành
- 2Thông tư 4-BT-1987 giải thích, hướng dẫn Chỉ thị 419-CT và 189-CT về quản lý các đoàn ra, đoàn vào do Bộ trưởng Tổng thư ký ban hành
- 3Nghị định 184-HĐBT năm 1989 Quy định quản lý các đoàn của nước ta ra nước ngoài và các đoàn của nước ngoài vào nước ta do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 12-CP năm 1992 ban hành Quy chế các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta
Chỉ thị 419-CT về tăng cường công tác quản lý các đoàn nước ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta (thuộc khối chính quyền) do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ban hành
- Số hiệu: 419-CT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 14/12/1984
- Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
- Người ký: Tố Hữu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 5
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra