Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/1998/CT-UB

Đà Lạt, ngày 19 tháng 08 năm 1998

 

CHỈ THỊ

V/V TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 03/TU NGÀY 17/10/1996 CỦA TỈNH ỦY VỀ CỦNG CỐ, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC.

Ngày 17/10/1996 Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết 03/TU về củng cố, xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác. Đây là một Nghị quyết có tầm quan trọng to lớn trong việc đề ra các chủ tr­ơng và biện pháp để củng cố, xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác. Đặc biệt sau khi có luật, điều lệ mẫu của Hợp tác xã và các Nghị định của Chính phủ, các thông t­ h­ớng dẫn thực hiện của các bộ, ngành Trung ­ơng thì việc chỉ đạo, quản lý, thực hiện việc củng cố, xây dựng kinh tế hợp tác càng có điều kiện thuận lợi hơn.

Qua 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, nhìn chung các ngành, các địa ph­ơng đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, tổ chức học tập, quán triệt chủ tr­ơng, chính sách của Đảng và Nhà n­ớc. Công tác khảo sát, đánh giá, phân lọai các hợp tác xã cơ bản đã hòan thành, đã tổ chức đ­ợc một số khóa đào tạo bồi d­ỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hợp tác xã, đã chỉ đạo, chuyển đổi đ­ợc 56/62 hợp tác xã có khả năng chuyển đổi; mặt khác đã tổ chức khảo sát, thống kê đ­ợc trên 545 tổ chức hợp tác bậc thấp và thành lập mới đ­ợc 7 hợp tác xã. Nhận thức về kinh tế hợp tác và hợp tác xã và sự chỉ đạo kinh tế hợp tác đã đ­ợc quan tâm và có chuyển biến hơn so với tr­ớc đây.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả ban đầu, đã đ­ợc UBND tỉnh thống nhất đánh giá trong báo cáo tại hội nghị sơ kết tình hình thực hiệnNghị quyết 03/TU của Tỉnh ủy, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết cũng còn những yếu kém tồn tại đó là:

- Nhận thức về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của kinh tế hợp tác và hợp tác xã trong sự phát triển tổng thể kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng của địa ph­ơng ch­a sâu, nhất là ch­a hiểu đúng mục đích tập hợp lực l­ợng tiểu nông, tiểu th­ơng, những ng­ời sản xuất nhỏ trong một tổ chức kinh tế là để tăng năng lực sản xuất và khả năng hợp tác liên kết trong nền kinh tế nhiều thành phần.

Các cấp, các ngành ch­a đầu t­ đúng mức đến kinh tế hợp tác, ch­a tích cực chỉ đạo, h­ớng dẫn, giúp đỡ kinh tế hợp tác, ch­a kịp thời tháo gỡ những khó khăn v­ớng mắc cho các hợp tác xã. Đặc biệt các chính sách khuyến khích kinh tế hợp tác, chính sách ­u đãi về đầu t­, về miễn giảm tiền thuê đất, về thuế đất ch­a đ­ợc các ngành triển khai đồng bộ, nhất quán. Vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức gây khó khăn cho các cơ sở kinh tế hợp tác và thiếu sự h­ớng dẫn cụ thể, giải thích rõ ràng.

- Công tác đào tạo bồi d­ỡng nghiệp vụ cho các hợp tác xã ch­a đ­ợc chú ý và đầu t­ đúng mức, đội ngũ cán bộ hợp tác xã hiện nay rất yếu, phần đông ch­a đủ trình độ và năng lực quản lý để đáp ứng với yêu cầu của một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị tr­ờng có cạnh tranh.

- Mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau để phát huy sức mạnh và khai thác tiềm năng giữa doanh nghiệp Nhà n­ớc và các hợp tác xã trong việc liên kết sản xuất, cung ứng vật t­, tiêu thụ sản phẩm, đầu t­ phát triển vùng nguyên liệu ch­a đ­ợc chú ý đúng mức.

- Các tập đòan sản xuất; các tổ chức kinh tế hợp tác giản đơn, các hội nghề nghiệp ch­a đ­ợc quan tâm theo dõi, giúp đỡ để có điều kiện phát triển thành các hợp tác xã.

Để tiếp tục phát huy những kết quả và khắc phục những tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy. UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các địa ph­ơng, đơn vị khẩn tr­ơng và tích cực thực hiện tốt các nội dung sau:

1/ Tiếp tục tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập, quán triệt về luật và điều lệ mẫu của hợp tác xã, các Nghị định 15/CP, 16/CP ngày 21/2/1997, Nghị định 20/CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ, các thông t­ có liên quan đến hợp tác xã của Bộ Tài chính, Bộ Th­ơng mại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế họach và đầu t­, Tổng Cục địa chính, Nghị quyết 03/TU ngày 17/10/1996 của Tỉnh ủy, quyết định số 144/QĐ-UB ngày 24/1/1997, Chỉ thị số 22/CT-UB ngày 2/5/1998 và Chỉ thị này của UBND tỉnh để mọi ng­ời hiểu đúng chủ tr­ơng, chính sách pháp luật của Nhà n­ớc về khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, từ đó mà vận dụng và thực hiện tốt công tác củng cố, xây dựng kinh tế hợp tác và xử lý các v­ớng mắc, tồn tại trong các hợp tác xã.

2/ Các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Th­ơng mại, Xây dựng, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà n­ớc tỉnh và UBND các huyện, thành phố Đàlạt, Thị xã Bảo lộc phải tổ chức sơ kết tòan diện tình hình thực hiện Nghị quyết 03/TU của Tỉnh ủy, qua đó đánh giá những mặt đ­ợc và ch­a đ­ợc, nghiêm túc rút kinh nghiệm những tồn tại, yếu kém, từ đó xây dựng kế họach và đề ra các biện pháp thật cụ thể để chỉ đạo kiên quyết hơn trong thời gian tới.

- Các Sở Địa chính, Kế họach và đầu t­ , Tài chính - Vật giá , Cục Thuế tỉnh, Hội đồng liên minh các hợp tác xã và doanh nghiệp ngòai quốc doanh tổ chức kiểm điểm việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy và các chính sách của Nhà n­ớc có liên quan đến kinh tế hợp tác và hợp tác xã do ngành phụ trách.

- Các báo cáo sơ kết và cuộc họp kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết 03/TU của các ngành và địa ph­ơng yêu cầu gửi về UBND tỉnh cuối qúy III/1998.

3/ Các sở chuyên ngành và UBND các huyện, thành phố Đàlạt, Thị xã Bảo lộc chủ động phối hợp chặt chẽ với liên minh các HTX và doanh nghiệp ngòai quốc doanh và các đòan thể để:

- Tăng c­ờng kiểm tra, h­ớng dẫn, giúp đỡ các hợp tác xã về chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã chuyển đổi theo luật định.

- Tập trung xử lý dứt điểm những tồn tại trong các hợp tác xã cũ, cũng nh­ đối với các HTX đã chuyển đổi nh­ng vẫn còn tồn tại, nhất là các tồn tại về vốn, tài sản, công nợ, đất đai. Rà sóat lại việc phân lọai HTX, đối với những HTX không có khả năng chuyển đổi thì h­ớng dẫn làm các thủ tục giải thể. Đối với các hợp tác xã do lâu ngày nên sổ sách, tài liệu kế tóan bị thất lạc, mất mát hoặc có nhiều tồn tại phức tạp thì tr­ớc khi xử lý cần triệu tập họp xã viên để thống nhất ý kiến. Kết quả biểu quyết của đại hội xã viên là cơ sở pháp lý cao nhất để xử lý các tồn tại của HTX. Đối với các HTX không triệu tập đ­ợc đại hội xã viên thì UBND cấp xã thông báo rộng rãi cách xử lý tồn tại về tài sản, công nợ ... trong HTX để xã viên biết; sau 15 ngày nếu vẫn không triệu tập đ­ợc đại hội xã viên thì lập biên bản và báo cáo UBND cấp huyện để quyết định giải thể bắt buộc.

- Phải đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát các HTX theo đúng luật quy định, đảm bảo cho các HTX thực hiện đúng chế độ, chính sách, pháp luật và Nghị quyết của đại hội xã viên. Kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hiện t­ợng tiêu cực làm ảnh h­ởng xấu đến chủ tr­ơng củng cố và phát triển kinh tế hợp tác.

- Đối với các HTX đã chuyển đổi nh­ng hiện nay đang họat động còn lúng túng và nhiều khó khăn cần tăng c­ờng chỉ đạo, h­ớng dẫn, tạo các điều kiện giúp đỡ và tháo gỡ khó khăn v­ớng mắc để các HTX họat động có hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều xã viên và phát huy tốt tính ­u việt của mô hình HTX trong cơ chế kinh tế thị tr­ờng có nhiều thành phần.

- Đối với các tập đòan sản xuất, các tổ chức kinh tế hợp tác bậc thấp, các hội nghề nghiệp ... UBND các huyện, thành phố, thị xã cần phối hợp với Hội nông dân, tạo điều kiện về mặt pháp lý khuyến khích và giúp đỡ cho các tổ chức này họat động và bồi d­ỡng cán bộ nòng cốt để từng b­ớc nâng dần lên tiến tới phát triển thành HTX khi có đủ điều kiện.

4/ Về các công việc cụ thể:

- Giao Cục Thuế tỉnh phối hợp với sở Tài chính - Vật giá h­ớng dẫn cụ thể về chính sách thu thuế và miễn giảm các lọai thuế đối với kinh tế hợp tác theo đúng Thông t­ 78/TT của Bộ Tài chính quy định.

- Sở Địa chính cùng với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn h­ớng dẫn cụ thể về chính sách giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chính sách miễn giảm về tiền thuê đất ... cho các HTX, tập đòan sản xuất.

- Sở Kế họach và đầu t­ phối hợp với các ngành có liên quan h­ớng dẫn cụ thể về chính sách ­u đãi về đầu t­ cho các HTX và kinh tế tập thể.

- Chi nhánh Ngân hàng Nhà n­ớc tỉnh Lâm Đồng h­ớng dẫn cụ thể họat động của các HTX tín dụng và về chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với HTX và xã viên, cách thức xử lý các tồn tại về vốn vay trong các HTX không có khả năng củng cố, chuyển đổi.

- Giao Hội đồng liên minh các HTX và doanh nghiệp ngòai quốc doanh chủ trì phối hợp với các ngành và Tr­ờng Đào tạo bồi d­ỡng cán bộ tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, bồi d­ỡng kiến thức cho cán bộ các HTX, tập đòan sản xuất, Hội nghề nghiệp ... theo ch­ơng trình, tài liệu do TW quy định.

 - Các doanh nghiệp Nhà n­ớc trên địa bàn tỉnh cần chủ động liên kết với các HTX, tập đòan sản xuất và hỗ trợ nhau trong các họat động sản xuất kinh doanh, nhất là trong việc cung ứng vật t­, phân, giống, thu mua sản phẩm, tổ chức gia công, chế biến ...

- Giao trách nhiệm cho các sở chuyên ngành chủ trì hàng qúy họp giao ban với các huyện và các đòan thể về kết quả thực hiện Nghị quyết 03/TU của Tỉnh ủy và về kết quả họat động của các lọai hình HTX do ngành phụ trách.

5/ UBND các huyện, thành phố Đàlạt, Thị xã Bảo lộc chịu trách nhiệm tòan diện về việc kiểm tra, giám sát, sắp xếp, củng cố, xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác trên địa bàn. Th­ờng xuyên chỉ đạo các phòng ban chức năng, UBND các xã, ph­ờng, thị trấn phải hết sức quan tâm h­ớng dẫn, giúp đỡ các HTX. Định kỳ hàng qúy phải họp với các HTX, tập đòan sản xuất, các chi hội nghề nghiệp để kịp thời chỉ đạo, xử lý các v­ớng mắc của cơ sở, đồng thời uốn nắn các lệch lạc (nếu có) của các HTX, tập đòan sản xuất.

6/ Đội ngũ cán bộ HTX gồm Ban quản lý, Ban kiểm sóat, kế tóan tài vụ, kế họach - kinh doanh ... phải nêu cao tinh thần trách nhiệm tr­ớc tập thể xã viên, phải có kế họach học tập, nghiên cứu kỹ chủ tr­ơng, chính sách, pháp luật của Nhà n­ớc để vận dụng thực hiện trong quá trình củng cố, quản lý HTX. Đồng thời phải chú ý nghiên cứu thị tr­ờng, các yêu cầu về sản xuất của xã viên để tập trung chỉ đạo, lãnh đạo xã viên và kinh tế tập thể đi vào sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh kinh doanh,nâng cao hiệu quả kinh tế của HTX.

7/ Đề nghị các Ban của Tỉnh ủy, ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt nam và các đòan thể quần chúng trong tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan cùng chỉ đạo các địa ph­ơng, các tổ chức kinh tế hợp tác phát triển vững chắc, đóng vai trò quan trọng và là thành phần kinh tế cơ bản trong nền kinh tế quốc dân ở địa ph­ơng, làm chỗ dựa vững chắc cho kinh tế hộ gia đình, xã viên cùng phát triển.

Các cơ quan thông tin đại chúng (Báo - Đài) th­ờng xuyên theo dõi, đ­a tin những HTX làm ăn giỏi, những điển hình tiên tiến, những cán bộ năng động, có trách nhiệm cao, những cách làm ăn hay của cơ sở, đồng thời phê bình những ngành, những địa ph­ơng triển khai thực hiện yếu kém Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy, những việc làm khó khăn, ách tắc cho kinh tế hợp tác hoặc những cá nhân cán bộ lợi dụng để làm giàu bất chính.

8/ Việc triển khai thực hiện Nghị quyết 03/TU của Tỉnh ủy và các văn bản của Nhà n­ớc về kinh tế hợp tác là việc làm th­ờng xuyên, nh­ng đang đòi hỏi hết sức khẩn tr­ơng. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các cấp, các hợp tác xã triển khai đồng bộ, thực hiện một cách nhất quán các chủ tr­ơng, chính sách của Đảng và Nhà n­ớc theo nhiệm vụ đ­ợc giao và kịp thời phản ảnh kết quả thực hiện về UBND tỉnh.

Chỉ thị này đ­ợc phổ biến đến các hợp tác xã để thực hiện./-

 

 

TM. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Đức Lợi

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 37/1998/CT-UB về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 03/TU về củng cố, xây dựng và phát triển kinh tế hợp tác do Tỉnh Lâm Đồng ban hành

  • Số hiệu: 37/1998/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 19/08/1998
  • Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Người ký: Đặng Đức Lợi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/08/1998
  • Ngày hết hiệu lực: 20/08/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản