Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/CT-UB | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 6 năm 1977 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN, CÁN BỘ, BỘ ĐỘI GỞI TIỀN TIẾT KIỆM
Công tác huy động tiền gởi tiết kiệm có ý nghĩa kinh tế, chính trị rất lớn, là hình thức động viên vốn theo đường lối quần chúng của Nhà nước nhằm tập trung mọi khoản tiền dành dụm, tạm thời chưa dùng đến trong nhân dân, cán bộ, bộ đội để tăng thêm vốn cho vay khôi phục và phát triển sản xuất, tăng thu tiền mặt góp phần tổ chức điều hòa lưu thông tiền tệ, ổn định thị trường, giá cả, ổn định đời sống nhân dân.
Đại hội Đảng lần thứ IV đã nhấn mạnh : “Tiết kiệm phải trở thành một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, thành hành động cách mạng của đông đảo quần chúng”...
Gần đây Chỉ; thị 147-TTg ngày 28-3-1977 của Thủ tướng Chính phủ có đề ra : “Ủy ban nhân dân các cấp phải chỉ đạo chặt chẽ công tác vận động nhân dân gởi tiền tiết kiệm, đưa công tác này thành phong trào quần chúng mạnh mẽ, rộng khắp và thường xuyên..”.
Lâu nay Thành phố ta đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, vận động, giác ngộ quần chúng gởi tiền tiết kiệm. Nhờ vậy, đến nay số dư tiết kiệm toàn Thành đã lên gần 44 triệu đồng, bình quân mỗi người dân gởi được 13đ30, 5 tháng đầu năm 1977 doanh số thu tiết kiệm tăng 7.451.332đ so với 5 tháng đầu năm 1976, và số thẻ tăng 93.237 thẻ.
Đây là một thành tích đáng kể, một đóng góp thiết thực vào công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các cấp Ủy, Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân từ quận, huyện đến phường đã phấn đấu tích cực, bền bỉ trên mặt trận này. Quận Bình Thạnh, Quận 3, Quận 8, Quận Phú Nhuận, nhứt là các huyện ngoại thành là những đơn vị phấn đầu tăng số dư liên tục, nổi nhất là huyện Thủ Đức. Nhiều nơi cấp ủy chính quyền đã chỉ đạo chặt chẽ công tác gởi tiền tiết kiệm có phát động phong trào, giao chỉ tiêu, kiểm tra, sơ kết ; và có nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động như mở hội thu tiết kiệm thi đua giữa các phường gây thành phong trào gởi tiền tiết kiệm tương đối sâu rộng trong nhân dân.
Tuy nhiên phong trào tiết kiệm chưa được triển khai đều khắp trong cán bộ, công nhân, bộ đội, học sinh.. Số gởi tiền tiết kiệm còn ít ; từ đầu năm 1977, ở 1 số Quận (Quận 1, 5, 6 và Tân Bình) số dư tiết kiệm so với số dư cuối năm 1976 có chiều hướng giảm sút ; về tổ chức màng lưới tiết kiệm chưa rộng khắp. Nhân dân gởi và rút tiết kiệm chưa được nhanh chóng và thuận tiện.
Hiện nay, nhân dân còn giữ một khối lượng tiền mặt rất lớn, hàng hóa trong tay Nhà nước chưa được dồi dào để có thể thu hút nhanh tiền về, nhu cầu vốn để xây dựng và phát triển kinh tế, ổn định và cải thiện dần từng buớc đời sống nhân dân càng ngày càng tăng. Để giúp cân đối các mặt tiền hàng, giảm bớt khó khăn trong quản lý thu chi tài chánh, quản lý tiền mặt, Ủy ban nhân dân Thành phố nhận thấy cần phát huy mạnh mẽ những thành tích vận động nhân dân gởi tiền tiết kiệm vừa qua, đồng thời ra sức khắc phục những thiếu sót trong phong trào làm thế nào phát động một cao trào gởi tiền tiết kiễm trong nhân dân, cán bộ, bộ đội từ nay 2-9 với ý nghĩa góp vốn xây dựng Thành phố, thiết thực chào mừng ngày Quốc khánh năm nay, mức phấn đấu từ nay đến 2-9-1977 toàn Thành phố huy động thêm được 12 triệu đồng, tức là mỗi người dân phải tăng hơn 3đ nữa.
Đề nghị Ủy ban nhân dân các Quận, Huyện, các Phường, các cơ quan, đơn vị bộ đổi, các đoàn thể nhân dân các cấp quán triệt sâu sắc ý nghĩa của đợt vận động này, biến quyết tâm của Thành phố thành quyết tâm của đơn vị mình, vận dụng bộ máy tuyên truyền thông tin, bộ máy ngân hàng và một số cán bộ kinh tế tài chánh nữa có kế hoạch thực hiện nghiêm chỉnh đợt vận động này.
Sau khi đã phát động được phong trào, cố gắng có biện pháp đưa phong trào vào bề sâu, đưa công tác gởi tiền tiết kiệm thành phong trào quần chúng rộng rãi, thường xuyên, liên tục.
Ngfân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối họp cùng văn phòng Ủy ban theo dõi, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện, giúp Ủy ban kịp thời biểu dương, động viên các Ngành, các cấp, các giới, các đơn vị, cá nhân v.v... có nhiều thành tích trong phong trào tiết kiệm, đồng thời uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc có thể phát sinh trong phong trào.
Trong quá trình thực hiện có gì khó khăn, trở ngại, các cấp các cơ quan, đoàn thể cần phản ảnh ngay về Ủy ban nhân dân Thành phố để kịp thời giải quyết.
Nơi gởi: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Chỉ thị 31/CT-UB năm 1977 về tăng cường công tác vận động nhân dân, cán bộ, bộ đội gởi tiền tiết kiệm do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 31/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/06/1977
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Lê Đình Nhơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra