Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CHÍNH TRỊ | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 31/CT-TW | Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2003 |
CHỈ THỊ
VỀ LÃNH ĐẠO CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2004-2009 ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI ĐÃ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH TỔ CHỨC CUỘC BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2004-2009 VÀO NGÀY CHỦ NHẬT, 25 THÁNG 4 NĂM 2004.
Cuộc bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp lần này được tổ chức trong thời điểm sự nghiệp đổi mới của toàn Đảng, toàn dân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Tình hình trong nước, thế giới và khu vực đang tạo ra những cơ hội mới, đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức mới, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân ta phải có những nỗ lực cao hơn, nhằm giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Với ý nghĩa là cuộc vận động chính trị và sinh hoạt dân chủ sâu rộng của nhân dân cả nước và là sự kiện chính trị lớn của đất nước trong những năm đầu của thế kỷ XXI, sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và bầu cử Quốc hội khóa XI, cuộc bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp lần này cần đạt những mục tiêu, yêu cầu sau đây:
- Tổ chức bầu cử thực sự dân chủ, đúng pháp luật, bảo đảm an toàn, tiết kiệm và thể hiện không khí ngày hội của toàn dân.
- Lựa chọn bầu vào hội đồng nhân dân, vào các chức vụ chủ chốt trong hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân những đại biểu ưu tú, đủ tiêu chuẩn, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương; nâng cao chất lượng đại biểu hội đồng nhân dân để phát huy vai trò người đại biểu nhân dân của bộ máy chính quyến nhà nước của dân, do dân, vì dân.
- Củng cố bộ máy chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị, tăng cường hiệu lực, hiệu quả và chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp, nhất là cấp cơ sở.
- Bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia xây dựng bộ máy chính quyền ở địa phương; đổi mới công tác bầu cử, mở rộng dân chủ trong việc giới thiệu người ra ứng cử vào hội đồng nhân dân và vào các chức vụ chủ chốt trong hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
Để đạt được các mục tiêu, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng chỉ đạo chặt chẽ việc chuẩn bị và tiến hành cuộc bầu cử lần này, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm từ này đến hết 6 tháng đầu năm 2004, cụ thể là:
1- Chỉ đạo đánh giá toàn diện, sâu sắc hiệu quả hoạt động trong nhiệm kỳ qua của cả hệ thống chính trị trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị, sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng để phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư; tổng kết hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân nhiệm kỳ 1999-2004 theo quy chế hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân quy định trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi); kết hợp chặt chẽ việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với việc lựa chọn người ra ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân. Thông qua cuộc bầu cử lần này tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp ở địa phương trong nhiệm kỳ mới, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.
2- Bằng nhiều hình thức phong phú tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa của cuộc bầu cử hội đồng nhân dân các cấp, quyền và nghĩa vụ của công dân đối với cuộc bầu cử đại hội đồng nhân dân, những nội cơ bản của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi), Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) được kỳ hợp thứ 4 Quốc hội khóa XI thông qua; động viên mọi cử tri tự giác, nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, tích cực và chủ động tham gia bầu cử; mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đề cao trách nhiệm, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân tích cực tham gia bầu cử.
3- Lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng trong công tác cán bộ; gắn công tác nhân sự của chính quyền các cấp khóa mới (2004-2009) với việc chuẩn bị nhân sự của đại hội đảng các cấp (nhiệm kỳ 2005-2010) và quy hoạch cán bộ.
Việc lựa chọn đại biểu hội đồng nhân dân và lãnh đạo chính quyền các cấp trước hết phải căn cứ vào tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, có tín nhiệm trong Đảng, trong nhân dân. Phải lấy tiêu chuẩn là thước đo quan trọng nhất. Các cấp ủy đảng phải cụ thể hóa các tiêu chuẩn đối với mỗi chức danh cán bộ ở từng cấp về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực công tác; phong cách làm việc của cán bộ chính quyền địa phương phải gần dân, sát dân, biết lắng nghe ý kiến của dân, tận tâm với việc giải quyết các nhu cầu của dân, không quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu đối với dân.
Đồng thời, bảo đảm cơ cấu hợp lý về thành phần đại diện cho các giai tầng, giai cấp, độ tuổi, dân tộc, giới tính, tôn giáo, các thành phần kinh tế, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương; giảm số lượng đại biểu là cán bộ ở các cơ quan hành chính nhà nước; trên cơ sở tiêu chuẩn mà tăng số lượng đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là người ngoài Đảng, phụ nữ, dân tộc thiểu số, tôn giáo, đại diện cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.
4- Mở rộng dân chủ trong việc giới thiệu người ra ứng cử vào hội đồng nhân dân và vào các chức vụ chủ chốt trong hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, nhất là ở cấp cơ sở.
- Chỉ đạo tốt việc thực hiện bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp có số dư tối thiểu là 2 người ở mỗi đơn vị bầu cử như quy định của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi).
- Thực hiện chủ trương bầu cử có số dư đối với tất cả các chức danh lãnh đạo hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, từ chủ tịch trở xuống, ở cả 3 cấp chính quyền địa phương.
Tổ chức đảng các cấp chỉ giới thiệu 1 đại biểu đại diện cho tổ chức đảng cùng cấp tham gia ứng cử vào 1 chức danh trong hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quy trình chặt chẽ, thống nhất.
- Đảng viên không được tự ứng cử nếu không được tổ chức đảng cùng cấp đồng ý giới thiệu. Nếu đảng viên được Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, nhân dân tín nhiệm giới thiệu để bầu vào hội đồng nhân dân hoặc được đại biểu hội đồng nhân dân giới thiệu bầu vào các chức danh trong hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thì đảng viên có quyền nhận hoặc không nhận; không coi đó là vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm.
- Đối với chức danh chủ tịch hội đồng nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì cần tổ chức lấy ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội, các trưởng thôn, ấp, bản, tổ dân phố trước khi hội đồng nhân dân tiến hành bầu cử.
5- Các cấp ủy đảng có trách nhiệm chỉ đạo chính quyền các cấp bảo đảm các điều kiện, phương tiện vật chất cho cuộc bầu cử; đồng thời thực hiện tốt những nhiệm vụ kinh tế-xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2004, chuẩn bị tốt cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2005 và giai đoạn 2006-2010.
6- Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn, kiểm tra các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể ở địa phương thực hiện tốt công tác bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.
Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tập trung tuyên truyền kịp thời, sâu rộng về ý nghĩa của cuộc bầu cử, công tác chuẩn bị bầu cử và kết quả cuộc bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.
Căn cứ chỉ thị này của Bộ Chính trị, Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội và Ban Tổ chức Trung ương chỉ đạo việc ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, cơ cấu đại biểu hội đồng nhân dân các cấp và quy trình công tác nhân sự; theo dõi và kịp thời báo cáo Bộ Chính trị tình hình chuẩn bị bầu cử và kết quả thực hiện.
Chỉ thị này phổ biến tới chi bộ.
| T/M BỘ CHÍNH TRỊ |
- 1Chỉ thị 23/1999/CT-TTg về cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999 - 2004 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Pháp lệnh bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp năm 1961
- 3Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 1989
- 4Thông tư 104/1999/TT-BTC hướng dẫn cấp phát, sử dụng và quyết toán kinh phí phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999-2004 do Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 19/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003
- 6Chỉ thị 02/2004/CT-TTg về chỉ đạo tổ chức thực hiện cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Chỉ thị 23/1999/CT-TTg về cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999 - 2004 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Pháp lệnh bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp năm 1961
- 3Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 1989
- 4Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân 1994
- 5Thông tư 104/1999/TT-BTC hướng dẫn cấp phát, sử dụng và quyết toán kinh phí phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999-2004 do Bộ Tài chính ban hành
- 6Nghị định 19/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003
- 7Chỉ thị 02/2004/CT-TTg về chỉ đạo tổ chức thực hiện cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 31/CT-TW năm 2003 về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2004-2009 Bộ Chính trị ban hành
- Số hiệu: 31/CT-TW
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 26/11/2003
- Nơi ban hành: Bộ Chính trị
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/11/2003
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra