Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29 /2005/CT-UBND | Tam Kỳ, ngày 07 tháng 11 năm 2005 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TỐT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG KHẨN CẤP PHÒNG, CHỐNG KHI XẢY RA DỊCH CÚM GIA CẦM (H5N1) VÀ ĐẠI DỊCH CÚM Ở NGƯỜI.
Hiện nay ở tỉnh ta không phát sinh ổ dịch cúm gia cầm mới, không có bệnh nhân nhiễm vi rút cúm A (H5N1), nhưng dịch bệnh vẫn còn nhiều khả năng tái phát trở lại. Trong khi đó, dịch cúm gia cầm và dịch cúm A (H5N1) ở người đang xảy ra và diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới.
Để thực hiện tốt Nghị quyết số 15/2005/NQ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm A (H5N1) ở người, Chỉ thị số 34/2005/CT-TTg ngày 15.10.2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung sức triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả Kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
- Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người của tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện với tinh thần chủ động, kiên quyết và đạt hiệu quả cao nhất.
2. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người của địa phương mình. Căn cứ vào kế hoạch hành động khẩn cấp đã được UBND tỉnh phê duyệt, các Sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã phải khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động cụ thể để chủ động đối phó dịch bệnh với tinh thần nỗ lực cao nhất, không để xảy ra dịch bệnh, hạn chế thấp nhất thiệt hại khi có đại dịch. Phải coi việc quán triệt và triển khai Kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người là một nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và trách nhiệm của mỗi người dân; phải huy động cao nhất sức mạnh của cả hệ thống chính trị để thực hiện tốt Kế hoạch hành động khẩn cấp này.
3. Các sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh căn cứ các nội dung của Đề cương Tuyên truyền Kế hoạch hành động khẩn cấp khi xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người của Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người của tỉnh để triển khai thực hiện công tác tuyên truyền cụ thể về Kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống khi xảy ra dịch.
Sở Văn hóa – Thông tin và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Y tế, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội, cơ quan thông tin đại chúng có hình thức thông tin tuyên truyền, vận động, giáo dục phù hợp với yêu cầu, nội dung phòng, chống dịch đến tận cơ sở thôn, bản, cụm, tổ dân cư, cơ quan, đon vị, trường học và hộ gia đình để mọi người dân có nhận thức đúng, đầy đủ về nguy cơ của dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, tự giác và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả, không được đưa tin vội vàng thiếu chính xác.
4. Kiên quyết xóa bỏ mầm bệnh, khống chế, ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên gia cầm. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan chỉ đạo ngay việc dừng phát triển chăn nuôi gia cầm ở các vùng có đông dân cư (thị xã, thị trấn, thị tứ, khu công nghiệp …); kiểm soát nghiêm ngặt và xử lý kiên quyết, triệt để việc ấp nở, nuôi mới vịt theo Hướng dẫn số 321/BNN-NN ngày 04.02.2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT; có kế hoạch hướng dẫn người chăn nuôi gia cầm chuyển sang sản xuất ngành nghề khác; triển khai thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vắc xin tiêm phòng và tình hình dịch cúm đến hộ gia đình, xóm, thôn, ấp, bản, cụm, tổ dân cư. Nếu phát hiện có gia cầm nhiễm bệnh hoặc có gia cầm chết chưa rõ nguyên nhân phải áp dụng ngay các biện pháp tiêu hủy gia cầm, tiêu độc khử trùng, khống chế bao vây ổ dịch, cấm vận chuyển gia cầm ra khỏi ổ dịch và các biện pháp phòng, chống dịch khác theo quy định của pháp luật về thú y, không để dịch lây lan. Hướng dẫn hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ hực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm không để dịch xảy ra, giữ vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng. Triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch và tổ chức lại các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; tăng cường kiểm soát vận chuyển, tiêu thụ, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm ở các khu vực đông dân cư, nơi đô thị, khu công nghiệp theo đúng tinh thần Chỉ thị số 28 /2005/CT-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Nghiêm cấm việc chế biến bán tiết canh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn về thú y phối hợp với Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường xử lý thật nghiêm các trường hợp nhập gia súc, gia cầm từ các vùng có dịch hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không theo đúng quy định của pháp luật về thú y.
5. Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với Sở Y tế thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin, giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm và dịch cúm ở người trên địa bàn tỉnh, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp chỉ đạo xử lý.
6. Sở Y tế khẩn trương đầu tư trang thiết bị, nâng cấp các cơ sở y tế; chỉ đạo tất cả cơ sở y tế từ tỉnh đến huyện (thị), xã (phường) phải chủ động, chuẩn bị lực lượng và phương tiện chuyên môn, có biện pháp phòng, chống cụ thể, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để có thể tiếp nhận và điều trị bệnh nhân khi có đại dịch xảy ra. Chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng thực hiện tốt việc phát hiện, khoanh vùng và xử lý triệt để ổ dịch, có kế hoạch để điều hành các hoạt động khi phát hiện có ca bệnh đầu tiên từ cơ sở.
7. Sở Tài chính bố trí kinh phí từ ngân sách để phục vụ cho công tác phòng chống dịch theo Kế hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và thủ trưởng các đơn vị, các tổ chức có liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2014 triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2Quyết định 253/QĐ-UBND năm 2014 công bố dịch cúm gia cầm ((H5N1) tại thôn 4 xã Lạc Vân, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 1Chỉ thị 34/2005/CT-TTg về tập trung sức triển khai thực hiện đồng bộ có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị quyết số 15/2005/NQ-CP về các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm A (H5N1) ở người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2014 triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 4Quyết định 253/QĐ-UBND năm 2014 công bố dịch cúm gia cầm ((H5N1) tại thôn 4 xã Lạc Vân, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
- 5Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2014 tăng cường biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Chỉ thị 29/2005/CT-UBND thực hiện tốt kế hoạch hành động khẩn cấp phòng, chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm (H5N1) và đại dịch cúm ở người trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 29/2005/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 07/11/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/11/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra