THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 286-TTg | Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 1977 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC LẬP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1978 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 5 NĂM 1976 - 1980
Cùng với việc xây dựng kế hoạch kinh tế, văn hóa, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phải đồng thời xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước, kế hoạch tài chính, thông qua tính toán bằng tiền mà đề xuất những vấn đề về cân đối kế hoạch cần được giải quyết, phát hiện những mặt còn thiếu cân đối nhằm phát huy mọi khả năng lao động, thiết bị, máy, vật tư, tiền vốn phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu hiện vật, giá trị và các chỉ tiêu chất lượng của kế hoạch Nhà nước, nâng cao một bước chất lượng kế hoạch hóa.
Tiếp theo chỉ thị số 212-TTg ngày 15-05-1977 về xây dựng kế hoạch Nhà nước 5 năm 1976 - 1980 và năm 1978, Thủ tướng Chính phủ quy định sau đây những yêu cầu và nội dung chủ yếu của ngân sách Nhà nước 1978 và kế hoạch tài chính 5 năm 1976 - 1980.
Việc xây dựng dự toán ngân sách Nhà nước 1978 và kế hoạch tài chính 5 năm 1976 - 1980 phải quán triệt đầy đủ phương hướng, nhiệm vụ và những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm nêu trong nghị quyết Đại hội IV của Đảng và tư tưởng tự lực, tự cường, tạo ra các điều kiện để cân đối kế hoạch, khắc phục những tư tưởng hoài nghi, trông chờ, ỷ lại.
Yêu cầu của việc lập dự toán ngân sách Nhà nước và lập kế hoạch tài chính đối với các ngành, các địa phương, các cơ sở là:
1. Đối với kinh tế quốc doanh và các hoạt động sự nghiệp thuộc khu vực Nhà nước: phải nắm và có kế hoạch động viên và sử dụng hợp lý các khả năng tiềm tàng trong các ngành kinh tế quốc dân, đẩy mạnh sản xuất phát triển, với hiệu quả kinh tế cao, nâng cao khả năng phục vụ, hết sức tiết kiệm chi.
- Nắm năng lực sẵn có của ngành, của địa phương, của đơn vị (bao gồm tài sản cố định và vốn sản xuất) huy động hết công suất thiết bị, máy móc, nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị, vật tư, lao động, tiền vốn hiện có, đảm bảo sản xuất phát triển với hiệu quả kinh tế cao trong kế hoạch 1978 và 5 năm.
- Nắm lực lượng vật tư, hàng hóa và vốn lưu động của ngành, của địa phương, của đơn vị để huy động và sử dụng, tăng vòng quay vốn, tiết kiệm vật tư trong sản xuất và tiêu dùng.
- Nắm lực lượng lao động và quỹ lương của ngành và của địa phương, của đơn vị, có kế hoạch bố trí sử dụng hợp lý, tính toán yêu cầu và khả năng tăng năng suất lao động trong kế hoạch 1978 và 5 năm.
- Tổng hợp, nắm vốn sản xuất của ngành và đơn vị, nâng cao hiệu quả đồng vốn; những ngành, những cơ sở chưa đạt những mức huy động và hiệu quả sử dụng vật tư, lao động và tiền vốn đạt được trước chiến tranh (1964) phải phấn đấu để nhanh chóng trở lại những mức trước đây. Những ngành và cơ sở khác phải có kế hoạch không ngừng phấn đấu đạt những định mức kinh tế kỹ thuật ngày càng tiên tiến:
Tích lũy tiền tệ đem lại hàng năm của 1000đ vốn sản xuất;
Tích lũy tiền tệ đem lại hàng năm của một công nhân viên sản xuất;
Mức huy động khối lượng xây dựng cơ bản trong năm đưa vào sản xuất;
Mức bảo đảm chi phí cho một đơn vị phục vụ (một học sinh phổ thông, học sinh chuyên nghiệp, một giường bệnh…), giảm 10% biên chế hiện có trong khu vực hành chính.
2. Đối với khu vực kinh tế tập thể và cá thể phải tăng cường chỉ đạo và giúp đỡ các hợp tác xã tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý, đẩy mạnh sản xuất phát triển, tăng cường quan hệ giữa kinh tế Nhà nước với dân; một mặt khác phải đôn đốc kiểm tra các hợp tác xã và cá nhân thực hiện đầy đủ chính sách thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp; động viên đúng mức sự đóng góp của các thành phần dân cư, bảo đảm kế hoạch thu mua cho Nhà nước, kết hợp chặt chẽ với quản lý thị trường, chống đầu cơ tích trữ phục vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa.
3. Hiện nay, các địa phương, các ngành đang tập trung sức tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lý từ cơ sở nhằm xây dựng cấp huyện thành một cấp kế hoạch và ngân sách, thành một đơn vị cơ sở nông, công nghiệp.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ vào yêu cầu trên đây tính toán, giao số kiểm tra kế hoạch tài chính năm 1978 và 1979 - 1980 cho các đơn vị trực thuộc, gồm:
- Số lợi nhuận phát sinh theo chỉ tiêu kiểm tra của kế hoạch Nhà nước về kinh doanh cơ bản và số lợi nhuận ngoài kinh doanh cơ bản do xí nghiệp tạo ra;
- Số lợi nhuận nộp ngân sách Nhà nước và lợi nhuận trả nợ Ngân hàng Nhà nước; số khấu hao cơ bản nộp ngân sách Nhà nước và trả nợ Ngân hàng Nhà nước (nếu có);
- Số vật tư ứ đọng phải huy động đưa vào sản xuất và theo đó là số vốn hoàn lại ngân sách Nhà nước, trả nợ Ngân hàng Nhà nước (nếu có).
Để rút kinh nghiệm trong việc giúp cấp huyện xây dựng dự toán ngân sách và kế hoạch tài chính, đồng thời tạo điều kiện để các huyện làm quen với việc quản lý kế hoạch kinh tế kỹ thuật đi liền với quản lý tài chính, trước mắt cần làm tốt những việc cấp bách như sau:
a) Thực hiện tốt các điểm của trung ương làm thử xây dựng cấp huyện, đi liền với quy hoạch và kế hoạch kinh tế, cần phải giúp các huyện xây dựng dự toán ngân sách và kế hoạch tài chính để rút kinh nghiệm chung.
b) Rút kinh nghiệm ở các điểm làm thử của trung ương, mỗi tỉnh, thành phố trực tiếp làm thử một, hai huyện để rút kinh nghiệm.
c) Đối với các huyện khác, tỉnh hoặc thành phố, cần xác định nguồn thu và nhiệm vụ chi cho cấp huyện, giúp huyện lập dự toán thu chi của huyện. Đi đôi với việc giao nhiệm vụ thu chi, cần phải tăng cường cán bộ và tổ chức quản lý tài chính của các huyện, bảo đảm làm được nhiệm vụ của mình.
Về kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản cần phải căn cứ từng loại việc, loại công trình để xác định rõ các loại việc, các loại công trình nào thì tài chính cấp phát, loại nào thì sử dụng vốn vay Ngân hàng Nhà nước, để các đơn vị trực thuộc chủ động tính toán hiệu quả kinh tế và nhu cầu vốn với tài chính Nhà nước hoặc với Ngân hàng Nhà nước.
Căn cứ vào số kiểm tra kế hoạch Nhà nước, vào nhiệm vụ tài chính, Bộ Tài chính có nhiệm vụ nghiên cứu và giao số kiểm tra tài chính về mặt chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và các tỉnh, thành phố.
Bộ Tài chính có nhiệm vụ cùng các Bộ, Tổng cục và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố hướng dẫn cho các đơn vị lập kế hoạch tài chính và dự toán đơn vị và tổng hợp ngân sách Nhà nước trình Hội đồng Chính phủ và Quốc hội cùng với kế hoạch kinh tế quốc dân theo thời gian quy định.
| KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
- 1Thông tư 191-TTg năm 1959 về việc tăng cường lãnh đạo kế hoạch tài chính-ngân hàng-thương nghiệp do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 2Công văn 1221/CV-KTTC3 của Ngân hàng Nhà nước về việc lập chấp hành kế hoạch tài chính năm 1999
- 3Thông tư liên tịch 02/2003/TTLT-BKH-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư 191-TTg năm 1959 về việc tăng cường lãnh đạo kế hoạch tài chính-ngân hàng-thương nghiệp do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 2Công văn 1221/CV-KTTC3 của Ngân hàng Nhà nước về việc lập chấp hành kế hoạch tài chính năm 1999
- 3Thông tư liên tịch 02/2003/TTLT-BKH-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính ban hành
- 4Chỉ thị 212-TTg năm 1977 về xây dựng kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980) và kế hoạch năm 1978 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 286-TTg năm 1977 về lập ngân sách nhà nước năm 1978 và kế hoạch tài chính 5 năm 1976-1980 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 286-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 14/07/1977
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 6
- Ngày hiệu lực: 29/07/1977
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định