Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2001/CT.UB | TX.Vĩnh long, ngày 09 tháng 11 năm 2001 |
CHỈ THỊ
V/V TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Trong thời gian qua, công tác Trợ giúp pháp lý của Nhà nước tiến hành triển khai thực hiện bước đầu có hiệu quả, đã giúp cho đối tượng chính sách, người nghèo có điều kiện tiếp cận, hiểu biết, chấp hành pháp luật và giúp họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên công tác trợ giúp pháp lý của Nhà nước ở tỉnh ta thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như công tác triển khai, tổ chức thực hiện chưa sâu rộng nên còn nhiều người thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý chưa biết đến, đội ngũ cộng tác viên còn thiếu, hoạt động chưa mạnh, các cơ quan Ban ngành, chính quyền địa phương các tổ chức hữu quan chưa quan tâm đúng mức, nên hoạt động trợ giúp pháp lý chưa đáp ứng được mục đích, yêu cầu đề ra. Để nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian tới, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Chỉ thị:
1- Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các Huyện, Thị quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về hoạt động trợ giúp pháp lý, phải xem đây là trách nhiệm của Nhà nước đối với nhân dân, là một bộ phận quan trọng trong tổng thể chính sách thực hiện dân chủ ở cơ sở; tăng cường kỷ cương phép nước và thực hiện công bằng xã hội. Khi nhận được văn bản kiến nghị của Trung tâm Trợ giúp pháp lý, Thủ trưởng các cơ quan Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các Huyện, Thị xã phải có trách nhiệm xem xét giải quyết kịp thời và trả lời bằng văn bản trong thời hạn không quá 30,ngày kể từ ngày nhận kiến nghị. Ngành Tư pháp tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cùng cấp bố trí người có trình độ pháp lý, kinh nghiệm thực tiễn để tham gia Cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý và tạo điều kiện cho Cộng tác viên thực hiện nhiệm vụ nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh việc xây dựng đội ngũ Chuyên viên và Cộng tác viên cần chú trọng đến việc học tập, trao dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, phục vụ nhân dân tận tụy, thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của Cộng tác viên.
2- Sở Tư pháp có kế hoạch phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong tỉnh, phổ biến rộng rãi về các hoạt động trợ giúp pháp lý trên phương tiện thông tin để thông báo cho nhân dân hiểu về hoạt động nầy.
3- Sở Tư pháp phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá tạo điều kiện về kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất theo quy định để thực hiện tốt công tác trợ giúp pháp lý.
4- Đề nghị Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và các Đoàn thể quần chúng các cấp tích cực phối hợp tốt để công tác trợ giúp pháp lý thực hiện đạt hiệu quả.
Nhận được Chỉ thị nầy, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các Huyện, Thị xã có kế hoạch triển khai thực hiện.
Giao Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban Nhân dân tỉnh những thuận lợi, khó khăn, để có biện pháp chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH UBND TỈNH |
- 1Chỉ thị 03/2013/CT-UBND tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 2Chỉ thị 18/2012/CT-UBND về tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 926/QĐ-UBND năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành từ năm 1976 đến ngày 30/6/2007 đã hết hiệu lực thi hành
- 4Chỉ thị 16/2014/CT-UBND tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Chỉ thị 28/2001/CT.UB tăng cường công tác trợ giúp pháp lý do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- Số hiệu: 28/2001/CT.UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 09/11/2001
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Phạm Văn Đấu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/11/2001
- Ngày hết hiệu lực: 04/05/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra