- 1Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ các Chỉ thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Quyết định 249/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2018
- 3Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
TỈNH QUẢNG BÌNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2004/CT-UB | Đồng Hới, ngày 15 tháng 11 năm 2004 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN
Trong những năm qua công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh ta đã đạt được một số kết quả nhất định, nguồn tài nguyên khoáng sản từng bước được quy hoạch, khoanh định, quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phần lớn các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản đã chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật Khoáng sản về hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; các địa phương, cơ quan chức năng đã có nhiều cố gắng trong việc quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên khoáng sản và các hoạt động khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật.
Tuy vậy, hiện nay ở một số địa phương công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản còn bị xem nhẹ và có phần buông lỏng; tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn xẩy ra một số nơi, thậm chí có địa phương còn tự ý tổ chức đấu thầu khai thác khoáng sản, thu phí, lệ phí trái với quy định của Nhà nước. Một số trường hợp trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản chưa làm thủ tục thuê đất, ký quỹ phục hồi môi trường, thực hiện đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường sau khi khai thác theo quy định, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, an ninh trật tự khu vực, làm lãng phí tài nguyên khoáng sản, thất thoát nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Để khắc phục tình trạng trên và tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước đối với tài nguyên khoáng sản, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan tập trung thực hiện nghiêm túc một số nội dung sau:
1- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về tài nguyên khoáng sản một cách sâu rộng trong toàn thể cán bộ và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản.
2- Kiện toàn bộ máy tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và môi trường theo quy định tại Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của Chính phủ "về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh". Bố trí đủ cán bộ để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này.
UBND các huyện, thành phố phải xem việc quản lý tài nguyên khoáng sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương; tập trung chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng trên địa bàn tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết các yêu cầu liên quan đến thuê đất, sử dụng hạ tầng và các điều kiện khác cho các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khoáng sản.
Đối với những cán bộ, chính quyền địa phương buông lỏng công tác quản lý, để xẩy ra tình trạng hoạt động khoáng sản trái pháp luật trên địa bàn mình quản lý; tự ý tổ chức đấu thầu khai thác khoáng sản, thu phí, lệ phí trái với quy định của pháp luật thì phải kiên quyết xử lý kỷ luật, nếu có dấu hiệu cấu thành tội phạm phải chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự.
3- Nghiêm cấm các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trái phép và xuất khẩu khoáng sản thô chưa qua chế biến. Mọi hành vi vi phạm phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản nhất thiết phải làm đầy đủ các thủ tục theo quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành như: xin cấp phép hoạt động khoáng sản, lập và thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, ký quỹ phục hồi bảo vệ môi trường, thuê đất, thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động khoáng sản, đảm bảo an toàn lao động trong khai thác, thăm dò, chế biến khoáng sản . . .
Đối với khai thác công nghiệp và khai thác kim loại quý đều phải làm đầy đủ thủ tục trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác; đối với khai thác tận thu và khai thác vật liệu xây dựng thông thường như sét, cát, sạn, sỏi lòng sông, than bùn, Pegmatít, đá vôi mỏ nhỏ ... đều phải khoanh định vùng tận thu trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, bàn giao UBND tỉnh quản lý để cấp giấy phép khai thác.
4- Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên, tăng cường phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động khoáng sản trên địa bàn để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm, kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản; phối hợp với Thanh tra tỉnh thành lập Đoàn thanh tra ở các địa bàn trọng điểm, có dấu hiệu vi phạm pháp luật khoáng sản.
5- Tổ chức thực hiện: UBND các huyện, thành phố tổ chức quán triệt Chỉ thị này đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc có liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn; chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn kiểm tra, rà soát các hoạt động khoáng sản trên địa bàn để chấn chỉnh, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm; thu hồi, huỷ bỏ các giấy phép khai thác đã cấp trái thẩm quyền, đình chỉ ngay các hoạt động khoáng sản trái pháp luật và báo cáo UBND tỉnh tình hình hoạt động khoáng sản trên địa bàn mình trước ngày 31/12/2004.
Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương và các cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | TM/UBND TỈNH QUẢNG BÌNH |
- 1Chỉ thị 03/2007/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 2Quyết định 1139/QĐ-UBND năm 2007 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường do ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành từ ngày 01/7/1989 đến ngày 30/6/2006 đã hết hiệu lực
- 3Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ các Chỉ thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 4Quyết định 249/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2018
- 5Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
- 1Quyết định 1139/QĐ-UBND năm 2007 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường do ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành từ ngày 01/7/1989 đến ngày 30/6/2006 đã hết hiệu lực
- 2Quyết định 2571/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ các Chỉ thị do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 3Quyết định 249/QĐ-UBND năm 2019 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực toàn bộ và một phần do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành được rà soát trong năm 2018
- 4Quyết định 712/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014–2018
Chỉ thị 26/2004/CT-UB về tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 26/2004/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 15/11/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Mai Xuân Thu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2004
- Ngày hết hiệu lực: 06/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực