Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2007/CT-UBND | Phan Thiết, ngày 14 tháng 02 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
Ngày 12/02/2007, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 08/2007/QĐ-UBND về việc Quy định phân công, phân cấp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Thời gian qua, hoạt động quản lý Nhà nước về tài nguyên khoángs ản đã từng bước được tăng cường. Tuy nhiên, tình trạng khai thác trái phép cát sỏi lòng sông, đất bồi nền, cát xây dựng, đá chẻ, cát đen,... ở nhiều địa phương không được ngăn chặn, xử lý nghiêm, gây suy thoái về tài nguyên khoáng sản, môi trường, làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông, an ninh trật tự, làm thất thu ngân sách từ các hoạt động khai thác khoáng sản; một số địa phương cho phép khai thác khoángs ản không đúng theo quy định của Luật Khoáng sản và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; việc quy hoạch giữa các ngành, các cấp còn chồng lấn lên các khu vực quy hoạch, phân bố tài nguyên khoáng sản, gây khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên khoáng sản.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên, nhằm thực hiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản có hiệu quả hơn nữa theo quy định của Luật Khoáng sản, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành trong tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Tổ chức hội nghị tiếp tục quán triệt Quyết định số 08/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc “Quy định phân công quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản và phân cấp cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”, thành phần, gồm: Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các phòng, ban chuyên môn thuộc địa phương mình. Trên cơ sở đó, quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các phòng, ban chuyên môn thuộc huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khoáng sản;
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm và làm rõ trách nhiệm đối với các tập thể, cá nhân đã đề xuất, cho phép khai thác khoáng sản không đúng thẩm quyền tại địa phương, đình chỉ các hoạt động khai thác trái phép trên địa bàn và cấp giấy phép khai thác không đúng theo thẩm quyền. Định kỳ ngày 05 tháng sau có báo cáo tình hình tháng trước gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo;
- Thường xuyên phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường, Ban Thanh tra giao thông và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý các phương tiện và chủ các phương tiện khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép, định kỳ hàng tháng có báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Đối với các sở, ngành:
- Khi lập quy hoạch xây dựng khu dân cư tập trung, công trình cố định ở khu vực có tài nguyên khoáng sản đã được điều tra, đánh giá hoặc đã được thăm dò, phê duyệt trữ lượng khoáng sản, phải kèm theo văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản có thẩm quyền khi trình duyệt quy hoạch hoặc chấp thuận dự án đầu tư. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận, có trách nhiệm kiểm tra để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường về vấn đề trên theo quy định của Luật Khoáng sản làm cơ sở cho việc phê duyệt quy hoạch hoặc chấp thuận dự án đầu tư;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Giao thông vận tải, Sở Công nghiệp, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản, chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong khu vực cấm hoạt động khoáng sản thuộc đối tượng ngành quản lý theo quy định tại Điều 7, Quyết định số 08/2007/QĐ-UBND ngày 12/02/2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Công an tỉnh phối hợp, theo dõi, phát hiện kịp thời hành vi khai thác khoáng sản trái phép:
+ Những vụ khai thác khoáng sản trái phép có dấu hiệu hình sự thì nhanh chóng thu thập đủ chứng cứ để chuyển điều tra, xử lý theo pháp luật;
+ Những nơi thường xuyên xảy ra khai thác trái phép, ảnh hưởng nhiều mặt đến sản xuất - đời sống - xã hội thì phải có biện pháp mạnh, đặc thù, cử lực lượng, bổ sung phương tiện và quản lý bảo vệ đi đôi với xử lý nghiêm theo pháp luật.
- Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh triển khai thực hiện đúng các nội dung quy định hiện hành về công tác thanh toán, quyết toán các công trình hoàn thành;
- Sở Tài chính phối hợp với Sở Xây dựng nghiên cứu hoàn thành các danh mục thông báo giá vật liệu xây dựng đưa vào thi công công trình trong thông báo giá của liên sở;
- Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận, Báo Bình Thuận phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch thường xuyên tuyên truyền chính sách, pháp luật về tài nguyên khoáng sản; kịp thời phát hiện, phản ánh những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản để xử lý theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
3. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch tập huấn Luật Khoáng sản cho cán bộ quản lý tài nguyên khoáng sản ở cấp huyện, xã và các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh kịp thời nắm bắt pháp luật về tài nguyên khoáng sản để thực hiện theo đúng quy định.
- Thường xuyên giám sát, kiểm tra chấp hành thực thi pháp luật về tài nguyên khoáng sản của cấp xã, cấp huyện và các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản. Xử lý nghiêm, kịp thời các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, các tổ chức cá nhân tham mưu đề xuất cấp phép khai thác khoáng sản không đúng quy định của Luật Khoáng sản, theo phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo thẩm quyền quy định;
- Việc xem xét cấp phép hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép phải căn cứ vào hiệu quả kinh tế - xã hội của từng dự án cụ thể trong hoạt động khoáng sản, gắn liền với yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, bảo đảm an ninh quốc phòng. Không cấp phép tràn lan dẫn đến mua bán, sang nhượng mỏ trái phép, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước và các đơn vị sử dụng vật liệu xây dựng để thi công công trình;
- Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác khoáng sản đã được cấp giấy phép khai thác, đặc biệt là về thuê đất, ký quỹ môi trường, các khoản thuế…
4. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm theo dõi việc triển khai thực hiện Chỉ thị này; định kỳ vào ngày 10 tháng sau tổng hợp xong tình hình tháng trước và báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tham mưu, đề xuất ý kiến báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 26/2004/CT-UB về tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Chỉ thị 05/2010/CT-UBND chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
- 3Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2011 tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; chấn chỉnh hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ cát lòng sông, bãi biển trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 4Quyết định 50/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 5Quyết định 156/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2012 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 6Quyết định 64/2013/QĐ-UBND Quy định quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 7Quyết định 2782/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 hết hiệu lực thi hành
- 8Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 9Chỉ thị 07/2014/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 10Chỉ thị 24/2014/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 1Quyết định 156/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2012 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 2Quyết định 2782/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Chỉ thị 26/2004/CT-UB về tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- 2Luật Khoáng sản 1996
- 3Quyết định 08/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định phân công, phân cấp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Chỉ thị 05/2010/CT-UBND chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài chính, tài sản nhà nước, đầu tư xây dựng, đất đai, tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2011 tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản; chấn chỉnh hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ cát lòng sông, bãi biển trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 6Quyết định 50/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 7Quyết định 64/2013/QĐ-UBND Quy định quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 8Chỉ thị 07/2014/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 9Chỉ thị 24/2014/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Chỉ thị 03/2007/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Số hiệu: 03/2007/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 14/02/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra