- 1Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2021 về tổng kết thi hành pháp luật về Phòng không nhân dân giai đoạn 2015-2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2021 về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/CT-UBND | Sơn La, ngày 24 tháng 7 năm 2021 |
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, lây lan nhanh, mạnh, trên diện rộng; Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội và nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; một số tỉnh giáp ranh đã phát hiện ca nhiễm SARS-CoV-2 mới trong cộng đồng.
Trên địa bàn tỉnh Sơn La đã ghi nhận 02 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là công nhân lao động tại tỉnh Bình Dương trở về địa phương, đã được kiểm soát, không để lây lan ra diện rộng. Để triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Chỉ thị:
1. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn thể nhân dân, tiếp tục tăng cường triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo phương châm “4 tại chỗ”. Thực hiện chặt chẽ, quyết liệt, triệt để và linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân, đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội.
2. Tăng cường, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch trên mọi lĩnh vực, mọi địa bàn trong toàn tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải tích cực đi đầu, nêu gương trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh về công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong phòng, chống dịch; tuyệt đối không để xảy ra sai sót, sai phạm do lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm, trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch thuộc phạm vi, lĩnh vực được phân công phụ trách.
3. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh:
- Khuyến cáo mọi người dân không đi đến vùng có dịch; không ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết; nếu ra khỏi nhà phải thực hiện nghiêm các quy định 5K; trong đó bắt buộc phải đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét giữa người với người và không tập trung quá 10 người nơi công cộng. Khuyến khích người dân thực hiện nghiêm việc khai báo y tế và các giao dịch điện tử, trực tuyến.
- Thông báo, khuyến cáo người thân đang ở vùng có dịch không trở về tỉnh trong thời gian này; nếu cần thiết về phải chủ động khai báo khách quan, trung thực với chính quyền các xã, phường, thị trấn hoặc bản, tổ dân phố, tổ giám sát Covid cộng đồng để được tư vấn, theo dõi kịp thời và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.
- Tất cả công dân từ các tỉnh, thành khác đến địa bàn tỉnh Sơn La lưu trú hoặc công dân trong tỉnh đi ra ngoài tỉnh khi trở về phải khai báo y tế tại Trạm kiểm soát dịch và Trạm Y tế hoặc Trung tâm Y tế gần nhất để được hướng dẫn, phân luồng và chỉ định thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực trong khai báo; nếu không có giấy chứng nhận đã tiêm đủ vắc xin Covid-19 hoặc kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR trong vòng 72 giờ thì phải làm Test nhanh kháng nguyên với Covid-19 và phải tự trả phí xét nghiệm.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị không đi ra khỏi địa bàn tỉnh nếu không thật sự cần thiết; Hạn chế đi công tác ngoại tỉnh (trường hợp đặc biệt phải có ý kiến của người đứng đầu cơ quan, đơn vị). Phải khai báo y tế khi trở về địa phương, để được quản lý, cách ly và xét nghiệm theo quy định (nếu cơ quan, đơn vị để lây lan dịch từ cán bộ đi công tác về và lây lan ra ngoài cộng đồng thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm).
- Đối với các chuyên gia, người nước ngoài, các đoàn công tác ngoại tỉnh đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, yêu cầu phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (theo phương pháp RT-PCR hoặc Test nhanh kháng nguyên) được thực hiện trong vòng 72 giờ (kể từ khi lấy mẫu).
- Hạn chế tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn. Nếu phải tổ chức thì không quá 30 người/ phòng họp và phải áp dụng các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của cơ quan y tế; khuyến khích họp trực tuyến và sử dụng công nghệ thông tin.
- Vận động Nhân dân tạm dừng các hoạt động đám cưới, đám hỏi, đám giỗ trên địa bàn; khuyến khích hình thức báo hỉ. Đối với các đám hiếu cần được giám sát, tất cả mọi người tham gia bắt buộc đeo khẩu trang, hạn chế số lượng người tham gia và thực hiện giãn cách theo quy định.
- Tăng cường quán triệt, tuyên truyền sâu rộng, thông tin kịp thời về tình hình diễn biến dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp với thực tiễn địa phương, tăng cường tuyên truyền Thông điệp 5K “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế” để các cấp, các ngành, cùng toàn thể nhân dân được biết và chủ động thực hiện; tuyệt đối không để xuất hiện tư tưởng, tâm lý, biểu hiện chủ quan, lơ là.
4. Đối với các chợ truyền thống phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc, đặc biệt tất cả các đối tượng mua và bán đều phải đeo khẩu trang; thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền đối với các hộ tiểu thương và người dân ra vào chợ.
5. Đối với các nhà máy, xí nghiệp, công trường giao thông, xây dựng, cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo kiểm soát tốt các biện pháp phòng chống dịch theo Quyết định số 70/QĐ-BCĐ ngày 14/6/2021 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh về việc ban hành "Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc trong các cơ sở lao động, cơ sở sản xuất kinh doanh và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La.
6. Sở Y tế (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh)
- Tiếp tục duy trì chế độ báo động đỏ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng cho mọi tình huống dịch bệnh; tăng cường chỉ đạo, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch tại cơ sở y tế, bảo vệ tốt nhất cho đội ngũ cán bộ y tế.
- Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh xây dựng phương án/kịch bản chi tiết đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư, thuốc, hóa chất, dịch truyền để sẵn sàng tiếp nhận, cách ly, theo dõi, điều trị; tiếp tục tăng cường công tác phân luồng, kiểm tra, giám sát người bệnh đến khám để kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ có biện pháp xử lý kịp thời không để dịch lây lan trong bệnh viện.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp kịp thời với Công an tỉnh trong việc chia sẻ thông tin về các ca nhiễm SARS-CoV-2 để triển khai thần tốc công tác truy vét, cách ly, khoanh vùng và dập dịch; lấy mẫu, xét nghiệm, sàng lọc tất cả các trường hợp sốt, ho, khó thở trong cộng đồng để kịp thời phát hiện sớm mầm bệnh (nếu có) để chủ động đưa ra phương án khoanh vùng nhanh, dập dịch triệt để.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc bố trí nhân lực, vật tư y tế, test xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2 để thực hiện nhiệm vụ tại Trạm kiểm soát.
- Tổ chức điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 bảo đảm đúng phác đồ, quy trình chuyên môn, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong cơ sở khám, chữa bệnh.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Sơn La đảm bảo an toàn.
7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát chặt chẽ toàn tuyến biên giới, nhất là các đường mòn, lối mở, không để xảy ra các hành vi vượt biên, nhập cảnh trái phép...; Quản lý chặt chẽ chuyên gia nước ngoài nhập cảnh, nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố rà soát, củng cố, sửa chữa, mở rộng khu cách ly tập trung để siết chặt quản lý các trường hợp F1, người về từ vùng có dịch, đảm bảo an toàn phòng chống dịch và tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung.
- Chủ trì, phối hợp với các lực lượng liên quan, siết chặt kiểm soát tại các Trạm kiểm soát phòng dịch không để sót, lọt các ca nhiễm và người ngoại tỉnh vào địa phương mà chưa được kiểm tra, kiểm soát.
- Tiếp tục chỉ đạo công an huyện, thành phố; lực lượng công an xã, phường thị trấn phối hợp với chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ các trường hợp công dân đi làm ăn ngoại tỉnh trở về đặc biệt công dân trở về địa phương từ các tỉnh, thành phố đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép, các trường hợp đưa thông tin không đúng sự thật, khai báo y tế không trung thực; các trường hợp vi phạm quy định trong phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo tạm dừng hoặc giảm hoạt động vận tải hành khách, hoạt động của các bến xe, bến phà phòng tránh không lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh; thực hiện hướng dẫn phân luồng vận tải hàng hóa thuận lợi (tạo luồng xanh vận tải) theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và của tỉnh; triển khai sử dụng phần mềm cấp Thẻ nhận diện phương tiện (kèm mã QRCode) ưu tiên hoạt động trên các “luồng xanh vận tải” tại các địa phương áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg; kiểm tra các đơn vị vận tải hành khách, hàng hóa thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
- Chỉ đạo Thanh tra giao thông phối hợp với các lực lượng liên quan tại các Trạm kiểm soát phòng dịch trọng yếu để kiểm soát người, phương tiện vào tỉnh và phân luồng đảm bảo giao thông.
- Chỉ đạo các bến xe, nhà xe đáp ứng ngay phương tiện vận chuyển, đưa đón công dân theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo các cấp.
- Theo dõi diễn biến thị trường, nắm bắt tình hình sản xuất, phân phối, lưu thông hàng hóa để chủ động điều phối hàng hóa, không để xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa;
- Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố kiểm tra, hướng dẫn triển khai công tác phòng chống dịch đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống; Đẩy mạnh hoạt động kết nối tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm nông sản; xây dựng phương án đảm bảo và cung ứng hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên địa bàn tỉnh.
12. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chỉ đạo duy trì sản xuất nông nghiệp, các hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy hải sản; phối hợp Sở Công Thương đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa tới hệ thống phân phối đảm bảo nhu cầu thiết yếu của nhân dân trên địa bàn.
13. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Báo Sơn La, Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tấn, báo chí của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch về công tác phòng, chống dịch; tăng thời lượng tuyên truyền về các quy định phòng, chống dịch tại các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, BCĐ quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế và các văn bản của tỉnh về diễn biến tình hình dịch bệnh, thường xuyên cập nhật thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh để các địa phương, người dân kịp thời nắm bắt, tránh gây hoang mang dư luận; xử phạt nghiêm các cá nhân, tổ chức có những phát ngôn, thông tin không đúng sự thật trên mạng xã hội;
14. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
- Tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nuôi dưỡng người có công, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở cai nghiện trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố quản lý chặt chẽ số lượng công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, đặc biệt tại các tỉnh dịch diễn biến phức tạp.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan thực hiện khẩn trương Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục, các trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học, trung tâm kỹ năng sống; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho CBQL, giáo viên đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 và giữ khoảng cách tối thiểu 1m giữa người với người; xây dựng kịch bản các phương án dạy và học đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 trong năm học 2021 - 2022; rà soát, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức các hình thức dạy học phù hợp khi dịch bệnh diễn biến phức tạp (nếu có) xảy ra trên địa bàn tỉnh (đặc biệt chú trọng hình thức dạy học trực tuyến).
16. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tăng cường kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch, các nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú, quán karaoke, quán Bar trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng phương án, cân đối nguồn kinh phí đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch đối với các huyện, thành phố, không để tình trạng không có kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
Tăng cường công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm tình trạng thổi giá, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường siết chặt kiểm soát tại các Trạm liên ngành kiểm soát dịch COVID-19, kiên quyết không để các trường hợp có yếu tố nguy cơ vào địa bàn tỉnh mà không được kiểm soát phòng chống dịch, đặc biệt là những người từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh đang có dịch về địa phương bằng phương tiện cá nhân. Đảm bảo không để sót các trường hợp thuộc diện phải cách ly theo quy định.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn; Tổ Covid cộng đồng quản lý chặt chẽ các trường hợp cách ly tại nhà, nếu phát hiện vi phạm quy định về phòng, chống dịch thì phải cưỡng chế đưa đi cách ly tập trung (Chi phí do đối tượng cách ly chi trả).
- Tuyên truyền rộng rãi đến người dân về việc hạn chế tối đa việc di chuyển đến các vùng dịch và thực hiện khai báo y tế trung thực, kịp thời; chỉ đạo tăng cường hoạt động của các Tổ Covid cộng đồng nhằm giám sát, ngăn chặn mầm dịch (nếu có); nắm chắc thông tin của người dân thuộc các hộ gia đình có người đi đến/ở/về từ các vùng dịch để triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định, nhất là người về từ Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...và các tỉnh đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
- Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch, nhất là các trường hợp không thực hiện thông điệp 5K, khai báo y tế không trung thực, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Phối hợp với các ngành chức năng xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức, cơ sở vi phạm và áp dụng biện pháp rút giấy phép kinh doanh đối với các cơ sở cố tình vi phạm quy định phòng chống dịch.
- Chủ tịch UBND các huyện chịu trách nhiệm bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết để duy trì hoạt động của các Trạm kiểm soát trên địa bàn.
- Xây dựng phương án đảm bảo và cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống người dân trên địa bàn trong thời gian phòng chống dịch; tăng cường tuyên truyền, thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các chợ truyền thống trên địa bàn.
- Có phương án rà soát, củng cố, sửa chữa, mở rộng khu cách ly tập trung để siết chặt quản lý các trường hợp F1, người về từ vùng có dịch, đảm bảo an toàn phòng chống dịch và tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung.
20. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với chính quyền các cấp tăng cường vận động nhân dân nâng cao ý thức tự giác, tích cực tham gia ủng hộ đóng góp một phần nhỏ vào quỹ vắc xin phòng Covid-19. Tiếp tục vận động chăm lo, hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Công văn 2556/UBND-VX năm 2021 về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố Hồ Chí Minh để phòng, chống dịch COVID-19
- 2Công văn 2438/UBND-KT năm 2021 về siết chặt công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 3Công văn 3481/SCT-QLTM năm 2021 về danh mục hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 do Sở Công thương thành phố Hà Nội ban hành
- 4Nghị quyết 13/2021/NQ-HĐND quy định về một số nội dung, mức chi hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 5Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2021 triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2021 về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong tình hình mới
- 7Nghị quyết 24/2021/NQ-HĐND quy định về một số chế độ, chính sách đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 8Quyết định 1276/QĐ-UBND năm 2021 về hỗ trợ một số nội dung trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 9Kế hoạch 4983/KH-UBND năm 2021 về phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố miền Đông Nam bộ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 10Quyết định 1138/QĐ-UBND năm 2021 về một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 11Quyết định 1617/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 12Quyết định 2245/QĐ-UBND năm 2021 về áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 13Quyết định 2526/QĐ-UBND năm 2021 về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo cấp độ 2 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 14Quyết định 2583/QĐ-UBND năm 2021 về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo cấp độ 1 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 15Kế hoạch 222/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo Oxy y tế phục vụ công tác phòng, chống COVID-19 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 16Chỉ thị 31/CT-UBND năm 2021 về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 do tỉnh Sơn La ban hành
- 1Chỉ thị 15/CT-TTg năm 2021 về tổng kết thi hành pháp luật về Phòng không nhân dân giai đoạn 2015-2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2021 về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021 về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành
- 4Công văn 2556/UBND-VX năm 2021 về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố Hồ Chí Minh để phòng, chống dịch COVID-19
- 5Công văn 2438/UBND-KT năm 2021 về siết chặt công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 6Công văn 3481/SCT-QLTM năm 2021 về danh mục hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19 do Sở Công thương thành phố Hà Nội ban hành
- 7Nghị quyết 13/2021/NQ-HĐND quy định về một số nội dung, mức chi hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 8Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2021 triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2021 về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong tình hình mới
- 10Nghị quyết 24/2021/NQ-HĐND quy định về một số chế độ, chính sách đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 11Quyết định 1276/QĐ-UBND năm 2021 về hỗ trợ một số nội dung trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 12Kế hoạch 4983/KH-UBND năm 2021 về phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố miền Đông Nam bộ trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 13Quyết định 1138/QĐ-UBND năm 2021 về một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 14Quyết định 1617/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 15Quyết định 2245/QĐ-UBND năm 2021 về áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 16Quyết định 2526/QĐ-UBND năm 2021 về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo cấp độ 2 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 17Quyết định 2583/QĐ-UBND năm 2021 về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo cấp độ 1 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 18Kế hoạch 222/KH-UBND năm 2021 về đảm bảo Oxy y tế phục vụ công tác phòng, chống COVID-19 trên địa bàn tỉnh Sơn La
Chỉ thị 24/CT-UBND năm 2021 triển khai biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 do tỉnh Sơn La ban hành
- Số hiệu: 24/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 24/07/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Hoàng Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/07/2021
- Ngày hết hiệu lực: 05/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực