Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/2006/CT-UBND | Long Xuyên, ngày 12 tháng 12 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2007
Thực hiện Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ và Chỉ thị số 24/2005/CT-UBND ngày 16/11/2005 của UBND tỉnh về công tác quốc phòng địa phương. Năm qua, các ngành, các cấp đã tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 62-CT/TW ngày 12/02/2001 của Bộ Chính trị, Nghị định 15/2001/NĐ-CP ngày 01/5/2001 của Chính phủ, Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 14/7/2004 của Tỉnh uỷ về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng trong tình hình mới. Số lượng cán bộ được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng vượt chỉ tiêu đề ra; chủ động mở rộng đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phòng là chức sắc, chức việc trong các tôn giáo, cán bộ, công nhân viên chức (không thuộc đối tượng 1, 2, 3, 4, 5); tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh; góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh nhưng mặt đã đạt được, công tác quốc phòng địa phương năm qua cũng còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ quân sự cơ sở có nơi còn chưa quan tâm đúng mức, do đó chọn nguồn đào tạo chưa phù hợp, bố trí sử dụng chưa hợp lý; công tác xây dựng, củng cố lực lượng dân quân tự vệ có nơi chưa đạt chỉ tiêu đề ra hoặc triển khai thực hiện chậm so với thời gian quy định.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên và phát huy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng địa phương năm 2007, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các nội dung sau:
1- Tiếp tục tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 62-CT/TW của Bộ Chính trị; Nghị định 15/NĐ-CP của Chính phủ về tăng cường công tác giáo dục quốc phòng trong tình hình mới; Chỉ thị 16-CT/TW ngày 05/10/2002 của Ban Bí thư và Chỉ thị 14-CT/TU ngày 15/01/2003 của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân quân tự vệ và dự bị động viên trong tình hình mới, đồng thời tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện vào cuối năm 2007.
2- Tiến hành rà soát nắm chắc các đối tượng giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng; lập kế hoạch giáo dục, bồi dưỡng cho từng đối tượng theo phân cấp. Chủ động nghiên cứu, xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng mở rộng cho một số đối tượng mà văn bản cấp trên chưa có quy định cụ thể. Cơ quan quân sự các cấp phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục thực hiện đào tạo bồi dưỡng giáo viên giáo dục quốc phòng và tổ chức tốt việc giáo dục quốc phòng cho học sinh - sinh viên; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan: phát thanh truyền hình, báo chí, văn hoá - thông tin thực hiện tốt công tác giáo dục quốc phòng toàn dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó chú trọng đến nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và có đông tín đồ các tôn giáo.
3- Đẩy mạnh việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh. Kịp thời điều chỉnh kế hoạch tác chiến phòng thủ và các kế hoạch bảo đảm kèm theo. Hoàn chỉnh đề án, kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện; kế hoạch phòng không nhân dân, phòng thủ dân sự.
4- Đẩy mạnh các biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân. Kiện toàn nâng cao chất lượng tổng hợp lực lượng vũ trang địa phương đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống, nhất là lực lượng dân quân tự vệ - dự bị động viên. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc phối hợp hoạt động giữa ba lực lượng: Quân sự - Công an - Bộ đội biên phòng theo Quy chế số 107 của Thủ tướng Chính phủ để chủ động đề xuất các biện pháp xử lý, không để bị đọng, bất ngờ; giữ vững an ninh biên giới, an ninh trật tự nội địa, nhất là an ninh nông thôn.
5- Tăng cường các biện pháp giáo dục chính trị, tư tưởng cho lực lượng vũ trang địa phương nhằm xây dựng ý chí quyết tâm chiến đấu cao, xây dựng từng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, không để các tệ nạn xã hội len lõi vào cơ quan, đơn vị, đồng thời giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ quán triệt thông suốt những thuận lợi, thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
6- Thực hiện tốt công tác tuyển quân, tuyển sinh quân sự năm 2007. Trong công tác tuyển quân, cần chú ý kết hợp chặt chẽ với việc tạo nguồn cán bộ cơ sở và xây dựng lực lượng dự bị động viên. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, đặc biệt chú trọng việc nâng cao chất lượng.
7- Giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì tổ chức giao ban quốc phòng theo định kỳ mỗi quý một lần; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác quốc phòng địa phương báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác quốc phòng địa phương.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức quán triệt và có kế hoạch triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì khó khăn, vướng mắc phải kịp thời báo cáo cho Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh để nơi đây tổng hợp đề xuất UBND tỉnh xử lý./.
Nơi nhận : | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 05/CT-UBND về việc thực hiện công tác quốc phòng địa phương năm 2006 của Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 2442/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 30/11/2012
- 3Chỉ thi 02/2005/CT-UB về công tác quốc phòng địa phương năm 2005 do tỉnh An Giang ban hành
- 4Chỉ thị 14/2009/CT-UBND về công tác quốc phòng địa phương năm 2010 do tỉnh An Giang ban hành
- 5Chỉ thị 02/2014/CT-UBND tổ chức thực hiện công tác quốc phòng địa phương năm 2014 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Chỉ thị 03/CT-UBND chỉ đạo thực hiện công tác quốc phòng địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014
- 7Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 8Chỉ thị 40/2002/CT-UB về công tác quốc phòng địa phương năm 2003 do tỉnh An Giang ban hành
- 1Quyết định 2442/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/2005 đến ngày 30/11/2012
- 2Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977 - 31/12/2013
- 1Chỉ thị 05/CT-UBND về việc thực hiện công tác quốc phòng địa phương năm 2006 của Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Nghị định 15/2001/NĐ-CP về Giáo dục quốc phòng
- 3Nghị định 119/2004/NĐ-CP về công tác quốc phòng ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương
- 4Chỉ thi 02/2005/CT-UB về công tác quốc phòng địa phương năm 2005 do tỉnh An Giang ban hành
- 5Chỉ thị 14/2009/CT-UBND về công tác quốc phòng địa phương năm 2010 do tỉnh An Giang ban hành
- 6Chỉ thị 02/2014/CT-UBND tổ chức thực hiện công tác quốc phòng địa phương năm 2014 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Chỉ thị 03/CT-UBND chỉ đạo thực hiện công tác quốc phòng địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014
- 8Chỉ thị 40/2002/CT-UB về công tác quốc phòng địa phương năm 2003 do tỉnh An Giang ban hành
Chỉ thị 24/2006/CT-UBND về công tác quốc phòng địa phương năm 2007 do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 24/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 12/12/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Lâm Minh Chiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra