Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 22/CT-TTg | Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC AN NINH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường; các thế lực thù địch, tổ chức phản động trong và ngoài nước lợi dụng những vấn đề về tôn giáo, đất đai, môi trường, biển đảo và phòng chống tham nhũng trong nước để tiến hành các âm mưu, phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm chống phá Đảng và Nhà nước với nhiều hình thức như: lôi kéo, kích động, kêu gọi biểu tình, móc nối cá nhân tham gia hoặc tiếp tay cho chúng.
Trong thời gian qua, công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không cơ bản được giữ vững, không để xảy vụ việc nghiêm trọng gây mất an ninh, an toàn hàng không; tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác phòng chống khủng bố và bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.
Nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó hiệu quả với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho hoạt động hàng không dân dụng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố các địa phương có cảng hàng không, sân bay (CHKSB) triển khai thực hiện một số nội dung sau:
1. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ
- Chủ động, kịp thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị ngành hàng không để trao đổi thông tin về tình hình, âm mưu, phương thức, thủ đoạn chống phá hoạt động hàng không dân dụng;
- Chủ động xây dựng phương án đối phó; tăng cường lực lượng, phương tiện tại khu vực lân cận CHKSB, công trình hàng không để sẵn sàng ứng phó khi có vụ việc xảy ra, bảo đảm hoạt động hàng không dân dụng an toàn, thông suốt;
- Phối hợp chặt chẽ với ngành hàng không triển khai công tác kiểm soát an ninh nội bộ, ngăn chặn nội gián, móc nối với nhân viên hàng không;
- Triển khai các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, xác minh, phát hiện, ngăn chặn các vụ việc khai thác, sử dụng trái pháp luật thông tin về nhân thân hành khách đi máy bay tại Việt Nam; đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
- Tăng cường phối hợp với CHKSB tổ chức tuần tra, giám sát khu vực lân cận tại CHKSB, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm an toàn, trật tự công cộng tại CHKSB.
2. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị ngành hàng không
- Tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục, nâng cao đạo đức công vụ, ý thức cảnh giác, chấp hành quy định, kỷ luật lao động của nhân viên hàng không; duy trì nghiêm túc việc tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình, biện pháp kiểm soát an ninh hàng không; duy trì hệ thống, thiết bị an ninh hàng không đúng tiêu chuẩn quy định;
- Nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm tra, giám sát ANHK, bảo đảm hệ thống ca-me-ra giám sát liên tục, thông suốt, kết hợp với tuần tra, canh gác, kiểm soát nhằm phát hiện các đối tượng xâm nhập trái phép vào CHKSB, các cơ sở bảo đảm hoạt động bay;
- Rà soát hệ thống hàng rào ANHK theo quy định; xây dựng, trang bị, nâng cấp hệ thống phát hiện đột nhập;
- Đẩy mạnh công tác bảo vệ an ninh nội bộ đối với nhân viên hàng không để loại trừ nguy cơ tổ chức phản động, khủng bố lợi dụng, móc nối, lôi kéo nhân viên hàng không tiếp tay hoặc trực tiếp thực hiện hành vi khủng bố, phạm tội và các hành vi vi phạm khác. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, quân đội ngăn chặn các đối tượng khủng bố, hình sự có thể tấn công vào các mục tiêu hàng không dân dụng hoặc vào làm việc trong ngành hàng không;
- Kịp thời trao đổi thông tin có liên quan đến công tác bảo đảm an ninh hàng không với các cơ quan chức năng nhằm phòng ngừa, đối phó có hiệu quả với các nguy cơ khủng bố, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng;
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, quân đội, chính quyền các địa phương nơi có cảng hàng không, sân bay chủ động nắm tình hình, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm ANHK, các dấu hiệu nghi vấn gây rối, tập trung đông người tại khu vực CHKSB; chủ động rà soát, xây dựng phương án, kế hoạch hoạt động, quản lý điều hành xử lý các tình huống phức tạp phát sinh;
- Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân ý thức chấp hành pháp luật về hàng không dân dụng.
3. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các địa phương có CHKSB
- Rà soát phương án khẩn nguy tổng thể đối phó hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, sẵn sàng đối phó hiệu quả với các tình huống can thiệp bất hợp pháp; chủ động xây dựng phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự tại địa bàn CHKSB;
- Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho dân cư khu vực lân cận CHKSB ý thức chấp hành pháp luật về hàng không dân dụng;
- Chủ động phối hợp với CHKSB trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình để phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm ANHK và các hành vi can thiệp bất hợp pháp tại CHKSB.
Các cơ quan đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia (qua Cục Hàng không Việt Nam, địa chỉ; 119 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội; điện thoại: 024.38722394; Fax; 024.38271933)./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Chỉ thị 1628/CT-CHK năm 2014 tăng cường công tác bảo đảm an ninh hàng không do Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 2Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BTC-BGTVT Hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BGTVT-BCA-BQP về phối hợp trao đổi, xử lý thông tin trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng ban hành
- 4Thông báo 37/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Trưởng ban Thứ nhất Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia tại Hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1896/QĐ-UBANHK năm 2020 về Hướng dẫn quản lý rủi ro an ninh hàng không cấp quốc gia do Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia ban hành
- 1Chỉ thị 1628/CT-CHK năm 2014 tăng cường công tác bảo đảm an ninh hàng không do Cục Hàng không Việt Nam ban hành
- 2Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BTC-BGTVT Hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cho công tác bảo đảm an ninh hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT-BGTVT-BCA-BQP về phối hợp trao đổi, xử lý thông tin trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng ban hành
- 4Thông báo 37/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Trưởng ban Thứ nhất Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia tại Hội nghị tổng kết năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1896/QĐ-UBANHK năm 2020 về Hướng dẫn quản lý rủi ro an ninh hàng không cấp quốc gia do Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia ban hành
Chỉ thị 22/CT-TTg năm 2019 về tăng cường công tác an ninh hàng không dân dụng trong tình hình hiện nay do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 22/CT-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 30/08/2019
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Trương Hòa Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra