Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/CT-UB | Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 5 năm 1977 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỔ TÚC CÔNG NHÂN KỸ THUẬT
Hiện nay, công tác đào tạo và bổ túc công nhân kỹ thuật là một yêu cầu cấp thiết nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế địa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV và Đại hội Đảng vòng 2 của thành phố.
Căn cứ vào phương hướng chung về công tác đào tạo, bổ túc đội ngũ công nhân kỹ thuật năm 1977 và những năm sau là ra sức đào tạo công nhân cơ khí chế tạo, sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, thủy lợi, xây dựng, giao thông vận tải, chế biến thực phẩm, thức ăn gia súc, phân bón, hóa chất, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, v.v... Theo mục tiêu chung là đào tạo, bồi dưỡng đông đảo đội ngũ công nhân kỹ thuật đồng bộ về ngành nghề, có tinh thần làm chủ tập thể với ý thức giác ngộ giai cấp cao, có kiến thức vũng vàng, tay nghề thành thạo để lao động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội và góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng vững mạnh.
Từ phương hướng và mục tiêu đào tạo công nhân kỹ thuật trên, thi hành quyết định 42-CP và 53-CP của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các ngành, các cấp ưu ý đẩy mạnh công tác đào tạo, bổ túc công nhân kỹ thuật trong thành phố như sau :
1/ Các ngành sản xuất cần căn cứ phương hướng phát triển sản xuất năm 1977 và các năm sau, dự kiến chỉ tiêu kế hoạch đào tạo, bổ túc công nhân cho ngành mình gởi lên Ủy ban Kế hoạch và sở Lao động để cân đối.
Sở Lao động cần tiến hành điều tra nắm cụ thể những người có nghề nhưng hiện nay chưa có việc làm để có kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng.
Đối với những ngành có yêu cầu ít, không đáng mở trường lớp, Sở Lao động cần nghiên cứu phân công, kết hợp với các ngành trung ương, địa phuơng có trường lớp đào tạo để gởi người đi học.
2/ Trường và lớp dạy nghề là công cụ chủ yếu để đào tạo công nhân kỹ thuật có chất lượng ; về lâu dài, cần có một số trường dạy nghề để trong những năm tới có thể đưa từ 30 đén 35% tổng số học sinh học nghề vào các trường dạy nghề chính qui. Nhưng trong tình hình hiện nay, Thành phố chưa có khả năng xây dựng trường học mới. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo ttrong năm 1977 và các năm sau, cần :
- Chấn chỉnh lại các trường, lớp sẵn có về tổ chức, máy móc, dụng cụ học nghề, nội dung chương trình, giáo viên, v.v..
- Mở nhiều lớp bên cạnh xí nghiệp. Ở đâu có xí nghiệp, có yêu cầu đào tạo, ở đấy có lớp dạy nghề.
- Cải tạo, chấn chỉnh các trường dạy nghề tư nhân, có kế hoạch sử dụng những trường dạy nghề tư nhân.
3/ Lực lượng giáo viên dạy nghề hiện nay còn thiếu nhiều. Các ngành, các cơ sở sản xuất cần tính toán yêu cầu đào tạo năm 1977 và các năm sau để lên quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
Sở Lao động cần có kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng giáo viên dạy nghề cho các ngành và các cơ sở sản xuất. Phấn đầu có một trường đào tạo và bổ túc giáo viên dạy nghề với quy mô 200 học sinh.
Các ngành, các cơ sở sản xuất cần rút một số cán bộ kỹ thuật có trình độ trung cấp, đại học lên làm giáo viên lý thuyết, rút một số công nhân có tay nghề bậc 3, 4 lên làm giáo viên hướng dẫn tay nghề.
Tuyển chọn một số nhân viên kỹ thuật có trình độ trung, đại học, số công nhân có tay nghề giỏi ngoài xã hội, hiện nay chưa có công việc làm, có lý lịch rõ ràng, bồi dưỡng chính trị và sư phạm dạy nghề để làm giáo viên dạy nghề.
Cố gắng phấn đầu đạt tỷ lệ 1 giáo viên phụ trách 20 học sinh tại trường.
Căn cứ yêu cầu của các ngành, các cơ sở sản xuất, Bộ Tư lệnh Thành phố, Sở Thể dục thể thao cần có kế hoạch cung cấp giáo viên chính trị, giáo viên quân sự, giáo viên thể dục thể thao cho các trường, lớp dạy nghề.
4/ Để giải quyết những yêu cầu về đời sống, học tập và giảng dạy cho học sinh và giáo viên, các ngành, các cơ sở sản xuất được áp dụng các chế độ, chính sách đối với giáo viên và học sinh mà Bộ Lao động đã quy định.
5/ Để bảo đảm các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách của Nhà nước về việc đào tạo nghề có chất lượng, bảo đảm việc điều phối nhân lực hợp lý, cần thống nhất quản lý việc tuyển sinh học nghề vào cơ quan lao động của thành phố.
Sở Lao động cần bàn với các ngành liên quan, có kế hoạch chấm dứt tình trạng tuyển sinh tùy tiện, ngang tắt.
6/ Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho đội ngũ công nhân kỹ thuật cần được coi trọng.
Cần dấy lên phong trào rèn luyện tay nghề trong các cơ sở sản xuất ; động viên người có tay nghề giỏi tham gia dạy nghề.
Các ngành, các cơ sở sản xuất cần tiến hành điều tra trình độ nghề nghiệp công nhân trong ngành, tính toán cụ thể để có kế hoạch bổ túc trong từng thời kỳ ; khi phát động phong trào, cần phối hợp với các tổ chức công đoàn, thanh niên, phụ nữ, vận động đông đảo công nhân tham gia.
7/ Để có đủ khả năng quản lý, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng công nhân kỹ thuật, các ngành, các cơ sở sản xuất cần tăng cường bộ máy chuyên trách công tác đào tạo bồi dưỡng công nhân kỹ thuật.
8/ Sở Lao động có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể các ngành, các cơ sở sản xuất thi hành có kết quả chỉ thị này, đồng thời theo dõi đôn đốc, kiểm tra và báo cáo với Ủy ban nhân dân Thành phố.
Các cơ quan khác như Ủy ban Kế hoạch, Ban tổ chức chánh quyền, Sở Tài chính, Sở Vật tư, Sở Xây dựng, Sở Lương thực, Sở Thương nghiệp, v.v.., căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình, cố gắng tạo điều kiện giúp đỡ các ngành, các cơ sở sản xuất thực hiện tốt chỉ thị này.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
Chỉ thị 21/CT-UB năm 1977 về đẩy mạnh công tác đào tạo, bổ túc công nhân kỹ thuật do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 21/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 14/05/1977
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Văn Đài
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/05/1977
- Ngày hết hiệu lực: 14/12/1998
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra