Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/2005/CT-UBND | Bến Tre, ngày 29 tháng 8 năm 2005 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CẮT VỤ ĐỂ PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH TÔM
Để phòng ngừa dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra trên địa bàn ba huyện vùng ven biển, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 10/2004/CT-UB ngày 13/8/2004 về việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản. Nội dung chỉ thị được các cấp chính quyền địa phương và người nuôi tôm đồng tình hưởng ứng, môi trường nuôi tôm được cải thiện, sản lượng tôm nuôi tăng lên đáng kể trong mùa vụ nuôi năm 2005. Tuy nhiên, theo kết quả quan trắc môi trường của ngành Thuỷ sản, hiện nay hầu hết các điểm lấy mẫu giáp xác ngoài kênh rạch tự nhiên trên địa bàn 3 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú đều bị nhiễm mầm bệnh đốm trắng; môi trường nước bị ô nhiễm hữu cơ ở mức cao; thời tiết mưa bão nhiều, nhiệt độ thấp, độ mặn một số vùng giảm rất thấp, đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh đốm trắng và các bệnh nguy hiểm khác phát triển trên tôm nuôi. Đồng thời, qua khảo sát thực tế ở các trại sản xuất tôm giống trong và ngoài tỉnh, thì tình hình chất lượng tôm bố mẹ con giống vào thời điểm này rất kém. Để ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh trên tôm sú nuôi, tránh gây thiệt hại cho người nuôi tôm tại 3 huyện vùng ven biển tỉnh Bến Tre từ nay đến cuối năm 2005 và mùa vụ nuôi chính trong năm 2006; Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre chỉ thị:
1- Từ ngày 20 tháng 9 năm 2005, tạm ngưng toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm sú giống trên địa bàn tỉnh Bến Tre; tạm ngưng việc di nhập tôm sú giống từ ngoài vào tỉnh với bất cứ mục đích gì; tạm ngưng thả tôm sú giống để nuôi duới mọi hình thức đến khi có chỉ thị mới.
Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm nội dung chỉ thị này, ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính còn phải bị tiêu huỷ toàn bộ tang vật vi phạm (tôm giống, kể cả tôm đã thả vào ao nuôi sau ngày 25/9/2005); đồng thời tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu huỷ đó.
2- Sở Thuỷ sản, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật thuỷ sản của tỉnh thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến môi trường, mùa vụ nuôi; thường xuyên báo cáo UBND tỉnh theo dõi chỉ đạo.
- Chỉ đạo Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để thực hiện tiêu huỷ tang vật vi phạm trong thời gian áp dụng biện pháp cắt vụ để phòng ngừa dịch bệnh tôm.
- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến ngư tăng cường tần suất kiểm tra quan trắc môi trường, kịp thời thông báo kết quả cho các tổ chức, cá nhân nuôi tôm biết; hướng dẫn người nuôi tôm các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, phương pháp quan sát, phát hiện dấu hiệu tôm bị nhiễm bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, đúng quy định.
3- Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đồng Khởi và các địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, quán triệt chủ trương cắt vụ để phòng ngừa dịch bệnh trên tôm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống và nuôi tôm thông suốt và nghiêm chỉnh chấp hành.
4- Các cơ quan Sở Thuỷ sản, Chi cục Quản lý thị trường, Công an tỉnh chỉ đạo theo hệ thống ngành dọc phối hợp tham gia kiểm tra, kiểm soát và kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm việc áp dụng biện pháp cắt vụ để phòng ngừa dịch bệnh tôm.
5- UBND huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú chỉ đạo cơ quan chức năng, đoàn thể tại địa phương tích cực vận động nhân dân chấp hành tốt việc cắt vụ để phòng ngừa dịch bệnh tôm, đồng thời đấu tranh ngăn chặn hành vi sản xuất, kinh doanh, di nhập tôm giống và thả nuôi trong thời gian cắt vụ.
- Củng cố và tăng cường hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh thuỷ sản, chủ động kiểm tra, kiểm soát, kịp thời xử lý vi phạm, tiêu huỷ tang vật vi phạm theo nội dung chỉ thị này xảy ra trên địa bàn.
- Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn có nuôi tôm sú, tăng cường quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, phối hợp với các ngành chức năng để xử lý; đồng thời chỉ đạo các tổ nhân dân tự quản, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, di nhập tôm giống và thả nuôi, phản ánh kịp thời cho chính quyền địa phương hoặc ngành chức năng xem xét xử lý.
Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, UBND các huyện, xã, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt nội dung Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 16/2006/CT- UBND về thống nhất áp dụng thời gian gián đoạn sau vụ nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 2Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
- 1Chỉ thị 16/2006/CT- UBND về thống nhất áp dụng thời gian gián đoạn sau vụ nuôi tôm sú trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 2Quyết định 1184/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31/12/2012 đã hết hiệu lực thi hành
Chỉ thị 21/2005/CT-UBND về áp dụng biện pháp cắt vụ để phòng ngừa dịch bệnh tôm do Tỉnh Bến Tre ban hành
- Số hiệu: 21/2005/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 29/08/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Nguyễn Quốc Bảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra