- 1Quyết định 903/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 2Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2013 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2004/CT-UB | Bến Tre, ngày 13 tháng 8 năm 2004 |
CHỈ THỊ
V/V ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH THUỶ SẢN
Trong những năm gần đây, nghề nuôi thuỷ sản tỉnh nhà phát triển khá mạnh về chiều rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt là nuôi tôm sú công nghiệp phát triển mạnh, con tôm đã trở thành mặt hàng chủ lực có giá trị xuất khẩu của tỉnh, góp phần vào tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, nâng cao thu nhập cho dân trong vùng và thúc đẩy phát triển các ngành nghề có liên quan khác.
Tuy nhiên, nghề nuôi thuỷ sản tỉnh nhà chưa thật sự bền vững, tình trạng nuôi thuỷ sản không đúng quy hoạch và không đúng lịch thời vụ theo khuyến cáo của ngành thuỷ sản, đã làm cho mầm bệnh đốm trắng luôn tồn tại trong môi trường tự nhiên và có nguy cơ phát triển thành dịch bệnh cho tôm nuôi khi điều kiện thời tiết không thuận lợi. Dựa trên kết quả quan trắc môi trường mới nhất của Sở Thuỷ sản ngày 06/8/2004 cho thấy vi rút đốm trắng đã bắt đầu xuất hiện ở nhiều địa điểm lấy mẫu trên địa bàn ba huyện biển. Mặt khác, kinh nghiệm thực tế các năm qua cho thấy, vào thời gian từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 2 năm sau dịch bệnh trong tôm sú nuôi bùng phát mạnh, nguyên nhân do: mưa nhiều, nhiệt độ không khí thấp, con giống xấu, đây là điều kiện thuận lợi nhất cho vi rút bệnh đốm trắng phát triển.
Để phòng ngừa có hiệu quả dịch bệnh trong nuôi tôm sú, hạn chế thiệt hại về tài sản cho nhân dân, góp phần phát triển ổn định nghề nuôi thuỷ sản tỉnh nhà. Uỷ ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:
1) Từ ngày 06 tháng 9 năm 2004 tạm ngưng toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm sú giống trên địa bàn tỉnh Bến Tre; tạm ngưng việc di nhập tôm sú giống từ ngoài vào tỉnh để thả nuôi, ương dưỡng, khảo nghiệm; tạm ngưng thả tôm sú giống để nuôi dưới mọi hình thức đến khi có thông báo mới về việc sản xuất, kinh doanh, di nhập giống.
Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm nội dung Chỉ thị này, ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính còn phải bị tiêu huỷ toàn bộ tang vật vi phạm là tôm giống, kể cả tôm thịt do đã thả tôm giống nuôi trong thời gian tạm ngưng việc sản xuất, kinh doanh, di nhập giống thả nuôi; đồng thời tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải chịu toàn bộ chi phí chi việc tiêu huỷ đó.
2) Giao trách nhiệm cho Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phối hợp với Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thuỷ sản và các cơ quan chức năng của địa phương:
- Trực tiếp tiêu huỷ hoặc hướng dẫn có giám sát việc tiêu huỷ toàn bộ tôm giống là tang vật vi phạm trong thời gian áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản.
- Cùng với Sở Thuỷ sản, Trung tâm Khuyến ngư chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan như Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Đồng Khởi và các địa phương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn cho người nuôi tôm các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, phương pháp tiêu huỷ, phương pháp xử lý khi phát hiện tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm bệnh.
- Tích cực vận động nhân dân hưởng ứng việc phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản, tích cực phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hành vi sản xuất, kinh doanh, di nhập tôm giống, thả tôm giống để nuôi trong thời gian áp dụng các biện pháp làm sạch môi trường, phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản.
3) Các cơ quan: Sở Thủy sản, Chi cục Quản lý thị trường, Công an tỉnh chỉ đạo theo hệ thống ngành dọc để tích cực tham gia kiểm tra, kiểm soát việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản; bố trí lực lượng để phối hợp theo dõi tình hình và kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.
4) UBND các huyện, thị chỉ đạo cơ quan chức năng, vận động nhân dân tham gia phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản; riêng các huyện: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú củng cố Đội kiểm tra liên ngành, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thuỷ sản, trong đó UBND huyện làm Trưởng ban, cùng với Phòng Thuỷ sản, Quản lý thị trường, Công an…để điều hành, kịp thời xử lý nhanh việc vi phạm các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản xảy ra trên địa bàn. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn có nghề nuôi tôm phát triển, tăng cường quản lý địa bàn, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản, chủ động phối hợp với các ngành chức năng để xử lý tình huống; đồng thời chỉ đạo các tổ nhân dân tự quản, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng việc phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản, tham gia giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, di nhập tôm giống và thả tôm giống nuôi, để đấu tranh ngăn chặn, phản ánh kịp thời cho chính quyền địa phương hoặc ngành chức năng xem xét xử lý.
Chỉ thị này được phổ biến trên các phương tiện truyền thông địa phương. Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành có liên quan và nhân dân tích cực thực hiện./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 903/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 2Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2013 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
- 1Quyết định 903/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 2Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2013 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
Chỉ thị 10/2004/CT-UB về áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản do tỉnh Bến Tre ban hành
- Số hiệu: 10/2004/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/08/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Nguyễn Quốc Bảo
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/08/2004
- Ngày hết hiệu lực: 09/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực