Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/CT-UBND | Hà Tĩnh, ngày 11 tháng 06 năm 2012 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC CHẤN CHỈNH VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Công tác đo đạc và bản đồ là nội dung hết sức quan trọng trong các hoạt động khảo sát, điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu làm nền phục vụ cho quản lý, nghiên cứu khoa học, quy hoạch và xây dựng các chính sách phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, Thời gian qua, việc thực hiện Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Chính phủ và Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 30/6/2008 của UBND tỉnh về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành thực hiện, bước đầu cơ bản đã đi vào nề nếp; công tác đo đạc bản đồ địa chính triển khai diện rộng tại 07 huyện: Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Lộc Hà và Thạch Hà đã tạo được bộ tài liệu, số liệu phục vụ công tác quản lý, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về đất đai. Công tác đo đạc bản đồ đất lâm nghiệp đã góp phần phục vụ cho việc giao đất, giao rừng tại một số địa bàn cấp xã; công tác điều chỉnh hồ sơ bản đồ địa giới hành chính theo Chỉ thị 364 và việc hoàn thành hệ thống mốc tọa độ địa chính phủ trùm các huyện đã đo đạc bản đồ địa chính, đã cung cấp mạng lưới tọa độ hoàn chỉnh, theo hệ tọa độ VN2000 phục vụ đo vẽ bản đồ và đo đạc công trình tại địa bàn các huyện nêu trên; việc trích đo địa chính kịp thời đã phục vụ tốt cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh, nhất là các dự án trọng điểm tại các Khu kinh tế Vũng Áng, Cầu Treo, khu vực mỏ sắt Thạch Khê và Dự án hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang...
Tuy vậy, công tác đo đạc và bản đồ vẫn còn nhiều tồn tại, một số tổ chức, cá nhân chưa nghiêm túc thực hiện các quy định của nhà nước, chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác đo đạc và bản đồ. Trên địa bàn tỉnh vẫn còn tình trạng đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế chưa có giấy phép nhưng vẫn hoạt động trên lĩnh vực đo đạc khảo sát, đo đạc địa hình; một số địa phương, cơ quan, đơn vị khi tổ chức đo vẽ bản đồ vẫn lựa chọn đơn vị tư vấn không có giấy phép hành nghề để thực hiện và không lập thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc dự án theo quy định trước lúc triển khai, về mặt kỹ thuật còn tình trạng đo đạc theo tọa độ độc lập hoặc đo GPS “gần đúng” nhưng vẫn lập hồ sơ công nhận là đo “chính xác” theo hệ tọa độ VN2000; không đo độ cao để vẽ địa hình nhưng sử dụng bản đồ số đã có để nội suy và thanh toán theo giá có đo vẽ độ cao...; công tác quản lý, thẩm tra, thẩm định chất lượng sản phẩm đo đạc bản đồ còn lỏng lẻo, chưa thực hiện theo đúng quy định dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp; việc xây dựng cơ sở dữ liệu trắc địa bản đồ dùng chung chưa thực hiện được nên có những khu vực đã có mốc tọa độ hoặc bản đồ do ngành này lập nhưng ngành khác không biết để khai thác mà lại tiếp tục triển khai đo vẽ, gây lãng phí kinh phí đầu tư; các thiếu sót, tồn tại trên đây ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình, làm sai lệch trong thiết kế, quy hoạch và dự báo, gây lãng phí, thất thoát lớn về khối lượng vật tư, vật liệu trong xây dựng, thất thoát ngân sách nhà nước. Việc bảo vệ mốc tọa độ độ cao ở cấp xã chưa được quan tâm đúng mức, còn tình trạng đập phá, xê dịch, hư hỏng mốc nhưng không phát hiện, ngăn chặn...
Để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các tồn tại, thiếu sót nêu trên, đưa công tác đo đạc và bản đồ đi vào nề nếp, đúng luật định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh liên quan, Chủ tịch UBND cấp huyện, xã và các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp các sở chuyên ngành rà soát, kiểm tra các đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động tư vấn, đo đạc khảo sát phải chấp hành nghiêm việc đo đạc, vẽ bản đồ theo giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp. Hướng dẫn lập và thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp phép theo đúng quy định;
- Xây dựng bộ dữ liệu bản đồ số đa lớp về qui hoạch, kế hoạch dài hạn của tỉnh do các ngành thực hiện có liên quan đến đất đai để phục vụ việc quản lý;
- Tổng hợp xây dựng cơ sở dữ liệu trắc địa bản đồ dùng chung, tổ chức khai thác tốt bộ cơ sở dữ liệu nền địa lý và cung cấp kịp thời cho các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng theo quy định của pháp luật;
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ hệ thống mốc tọa độ, độ cao trên địa bàn tỉnh. Tham gia thẩm định các dự án, nội dung công việc liên quan đến qui hoạch, đo đạc và bản đồ trên địa bàn, đảm bảo việc đo đạc và thành lập bản đồ thống nhất theo hệ tọa độ VN2000, độ cao Quốc gia để tránh việc đầu tư chồng chéo, sai sót, lãng phí ngân sách;
- Tăng cường chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ đo đạc bản đồ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp theo dự án được phê duyệt. Chủ động triển khai đo vẽ bản đồ cho những xã còn lại nếu đơn vị tư vấn có điều kiện và cam kết tự bỏ vốn trước (không tính lãi suất) để thi công. Thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp huyện, xã trong việc chỉnh lý biến động bản đồ địa chính; đặc biệt trong công tác chỉnh lý và thể hiện nội dung lên bản đồ đối với các thửa đất an ninh, quốc phòng, đất đang có tranh chấp, đất tôn giáo, tín ngưỡng;
- Tiến hành lập và tổ chức thực hiện dự án xây dựng hoàn chỉnh hệ thống lưới tọa độ, độ cao phủ trùm toàn tỉnh để phục vụ công tác đo vẽ bản đồ; lập dự án tổng thể đo vẽ bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng cơ sở dữ liệu đất lâm nghiệp để xin nguồn vốn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ.
2. Các sở chuyên ngành liên quan gồm: Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Cung cấp dữ liệu hệ thống mốc tọa độ, độ cao công trình chuyên ngành đã thi công cho Sở Tài nguyên và Môi trường để thống nhất giao cho UBND cấp xã bảo quản. Giao nộp các bản đồ qui hoạch tổng thể dạng số (đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt), các chỉ giới qui hoạch, tọa độ mốc qui hoạch đã cắm ở thực địa về Sở Tài nguyên và Môi trường để thống nhất kiểm soát, tránh chồng chéo qui hoạch giữa các ngành và đảm bảo sự phù hợp trong việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bảo vệ an toàn công trình (các nội dung này phải hoàn thành trước ngày 15/8/2012);
- Chỉ đạo việc thống nhất sử dụng chung hệ thống mốc tọa độ, độ cao trong đo đạc công trình của ngành trên địa bàn tỉnh (khai thác tại Sở Tài nguyên và Môi trường). Đảm bảo cáo loại bản đồ địa hình, bình đồ hoặc bản đồ qui hoạch phải thực hiện trên hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục và múi chiếu theo đúng quy định; Nguồn gốc dữ liệu khởi tính phải có lý lịch rõ ràng (hệ tọa độ, độ cao, múi chiếu, kinh tuyến trục) và do cơ quan có thẩm quyền cấp. Khi thẩm định về hệ tọa độ, độ cao phải có sự tham gia của Sở Tài nguyên và Môi trường để đảm bảo sự thống nhất theo hệ tọa độ quốc gia;
- Chấn chỉnh ngay công tác thẩm tra, tăng cường công tác thẩm định chặt chẽ kết quả thẩm tra khảo sát địa hình, đo đạc qui hoạch của các tư vấn khảo sát thiết kế trên địa bàn theo đúng quy định; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm; trường hợp cần thiết phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và không cho thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh.
3. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh, huyện:
Theo chức năng nhiệm vụ, tham mưu bố trí nguồn kinh phí và thẩm định kịp thời các dự án hoặc hạng mục đầu tư cho công tác đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh. Chỉ thẩm định các dự án hoặc thực hiện các hoạt động tài chính đầu tư, chi ngân sách khi mà nhiệm vụ khảo sát, thiết kế, thi công đo đạc bản đồ (đặc biệt là khảo sát địa hình, trích do địa chính phục vụ GPMB) do đơn vị tư vấn có Giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ lập (có hạng mục được cấp phép phù hợp với nội dung công việc) và thực hiện đúng quy trình quy định.
4. Sở Nội vụ:
Theo chức năng nhiệm vụ cung cấp các dữ liệu pháp lý, xử lý các mâu thuẫn về địa giới hành chính phục vụ thành lập các loại bản đồ và công tác đo đạc địa chính; tham mưu và phối hợp kịp thời giải quyết các tranh chấp đất đai liên quan địa giới hành chính trên địa bàn.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; các Ban Quản lý Khu kinh tế, Ban Quản lý các dự án và các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, hoạt động đo đạc bản đồ:
- Khi tổ chức đo đạc khảo sát công trình, đo đạc phục vụ qui hoạch, đo đạc bản đồ địa chính, trích đo địa chính, đo vẽ bản đồ đất lâm nghiệp phục vụ giao đất, giao rừng phải lựa chọn đơn vị tư vấn có giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ được cơ quan có thẩm quyền cấp; nội dung thực hiện khảo sát, đo vẽ bản đồ phải phù hợp với nội dung giấy phép được cấp còn có hiệu lực;
- Trước khi đo vẽ bản đồ, chủ đầu tư phải lập dự án, luận chứng hoặc thiết kế kỹ thuật dự toán trình cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Trường hợp trích đo phục vụ qui hoạch, bồi thường GPMB thì chủ đầu tư phải bàn giao bản đồ địa hình, mốc GPMB, mốc qui hoạch, dữ liệu và mốc khống chế tọa độ độ cao đã được các tư vấn khảo sát thiết kế thực hiện (nếu có) cho đơn vị đo đạc địa chính. Dữ Iiệu này phải xây dựng trong hệ tọa độ VN 2000 và độ cao quốc gia (phải ghi rõ nguồn gốc, hệ tọa độ có xác nhận của đơn vị cung cấp);
- UBND cấp huyện đã có bản đồ địa chính chính qui thường xuyên chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất kịp thời chỉnh lý các biến động đất đai lên bản đồ phù hợp thực địa theo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường. Đối với các huyện đang đo đạc địa chính phải có phương án chỉ đạo cơ sở phối hợp tốt với các đơn vị tư vấn trong công tác đo vẽ bản đồ.
6. UBND cấp xã:
- Tăng cường công tác quản lý bảo vệ hệ thống mốc tọa độ, độ cao trên địa bàn xã mình. Chỉ cho phép tổ chức hoặc cá nhân khai thác, sử dụng khi có giấy giới thiệu của cơ quan có thẩm quyền (Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Sở chuyên ngành (khi chưa bàn giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường). Thường xuyên kiểm tra, khi phát hiện hệ thống mốc bị xâm hại, hư hỏng phải báo ngay về Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường để được giải quyết theo đúng quy định;
- Tích cực và chủ động phối hợp tốt với đơn vị tư vấn để đẩy nhanh tiến độ đo đạc bản đồ địa chính; tuyên truyền rộng rãi tới người dân về chủ trương đo đạc địa chính, đặc biệt phải giải thích cho người dân hiểu rõ và phân biệt được thửa đất đo vẽ theo hiện trạng với thửa đất đã được xác lập và được cấp có thẩm quyền công nhận về quyền sử dụng đất để tránh hiểu sai về kết quả đo đạc địa chính.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo.
Yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 127/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 2Quyết định 34/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk kèm theo Quyết định 26/2006/QĐ-UBND
- 3Quyết định 16/2013/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 4Chỉ thị 21/2015/CT-UBND về tăng cường quản lý sử dụng sản phẩm và hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 5Quyết định 03/2012/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 6Quyết định 04/2017/QĐ-UBND Quy định thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 7Chỉ thị 09/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 8Quyết định 42/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ kèm theo Quyết định 04/2017/QĐ-UBND do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 1Nghị định 12/2002/NĐ-CP về hoạt động đo đạc và bản đồ
- 2Quyết định 20/2008/QĐ-UBND Quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3Quyết định 127/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 4Quyết định 34/2012/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk kèm theo Quyết định 26/2006/QĐ-UBND
- 5Quyết định 16/2013/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 6Chỉ thị 21/2015/CT-UBND về tăng cường quản lý sử dụng sản phẩm và hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 7Quyết định 03/2012/QĐ-UBND quy định về quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 8Quyết định 04/2017/QĐ-UBND Quy định thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 9Chỉ thị 09/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 10Quyết định 42/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ kèm theo Quyết định 04/2017/QĐ-UBND do tỉnh Bắc Kạn ban hành
Chỉ thị 20/CT-UBND năm 2012 chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Số hiệu: 20/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 11/06/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Lê Đình Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/06/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra