Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮKLẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2011/CT-UBND

Đắk Lắk, ngày 08 tháng 8 năm 2011

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Nghị định số 12/2002/NĐ-CP , ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ; Nghị định số 30/2005/NĐ-CP , ngày 11 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đo đạc và bản đồ; Quyết định số 16/2005/QĐ-BTNMT , ngày 16 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về quản lý, sử dụng và bảo vệ công trình xây dựng đo đạc: Thông tư số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 06 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính; Thông tư số 32/2010/TT-BTNMT, ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ: Thông tư số 14/2011/TT-BTNMT , ngày 15 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2010/TT-BTNMT, ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ. Ngày 25 tháng 4 năm 2006 Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Quyết định số 26/2006/QĐ-UBND, về việc quy định quản lý hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua các Sở, Ban, Ngành liên quan và UBND các cấp, các đơn vị đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện, bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương, đơn vị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện về hoạt động đo đạc và bản đồ chưa kịp thời, còn để xẩy ra sai sót, chậm trễ... gây ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh.

Để chấn chỉnh và khắc phục những tồn tại trên, nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ đúng quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị các Sở, Ban, Ngành liên quan và UBND các cấp, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tổ chức thực hiện tốt các nội dung sau.

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch hàng năm, kế hoạch dài hạn, dự án về đo đạc và bản đồ của các ngành và địa phương, đảm bảo không chồng chéo với kế hoạch, dự án của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ và của các Bộ, ngành khác;

……………………

d) Trước khi triển khai các dự án phải phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để được cung cấp thông tin về các công trình xây dựng đo đạc như cọc dấu, mốc đo đạc các cấp trên địa bàn tỉnh, để các Sở, ngành xây dựng kế hoạch gia cố, di dời các mốc trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt dự án;

đ) Công trình xây dựng đo đạc là tài sản của nhà nước, các Sở, ngành có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn. Nếu phát hiện thấy các công trình xây dựng đo đạc bị xâm hại hoặc có khả năng bị xâm hại thì các Sở, ngành phải báo cáo bằng văn bản về Sở Tài nguyên và Môi trường.

3. UBND cấp huyện:

a) Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện thường xuyên kiểm tra, khi phát hiện tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ hoặc các hành vi xâm hại công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải có biện pháp ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; đồng thời báo cáo bằng văn bản về Sở Tài nguyên và Môi trường;

b) Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ rõ cho người sử dụng đất về các dấu mốc đo đạc đã có trên thửa đất và ghi vào biên bản bàn giao khi giao đất tại thực địa;

c) Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức kiểm tra và báo cáo kết quả về tình hình hoạt động đo đạc và bản đồ, số lượng, chất lượng các công trình sản phẩm đo đạc và bản đồ hiện có trên địa bàn về Sở Tài nguyên và Môi trường.

4. UBND cấp xã:

a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý, bảo vệ công trình xây dựng đo đạc để người dân tại địa phương có trách nhiệm bảo vệ dấu mốc đo đạc không bị xê dịch, không bị phá huỷ hoặc làm hư hỏng;

b) Chỉ đạo cán bộ địa chính thường xuyên kiểm tra các dấu mốc đo đạc, nếu phát hiện thấy bị xâm hại hoặc có khả năng bị xâm hại công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ phải có biện pháp ngăn chặn và báo cáo phòng Tài nguyên và Môi trường;

c) Chỉ đạo cán bộ địa chính cấp xã thường xuyên bổ sung, chỉnh lý biến động về đất đai ở thực địa lên bản đồ cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất;

d) Phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi, giám sát các hoạt động đo đạc và bản đồ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

5. Các tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ:

a) Trước khi tiến hành hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh, các tổ chức cá nhân phải báo cáo bằng văn bản với Sở Tài nguyên và Môi trường về tình hình hoạt động, kế hoạch triển khai đồng thời kèm theo giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ và chỉ được phép thực hiện với các nội dung đã ghi trong đơn đăng ký, giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ đó;

b) Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ mỗi năm một (01) lần tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. Ngoài việc báo cáo theo định kỳ, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về đo đạc và bản đồ thì các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 04/2007/QĐ-BTNMT ngày 27 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về chế độ báo cáo trong hoạt động đo đạc và bản đồ;

c) Mọi tổ chức, cá nhân không được tự tiện sử dụng công trình xây dựng đo đạc nếu không được sự chấp thuận của Cục Đo đạc và Bản đồ hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường, trong quá trình sử dụng phải giữ gìn bảo vệ dấu mốc đo đạc, không làm hư hỏng, sử dụng xong phải khôi phục lại tình trạng như ban đầu.

d) Sau khi hoàn thành việc xây dựng các dấu mốc đo đạc, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ đo đạc phải kèm biên bản bàn giao dấu mốc kèm theo sơ đồ vị trí và tình trạng mốc tại thực địa cho UBND cấp xã với sự có mặt của chủ sử dụng đất; sau khi hoàn thành toàn bộ dự án, chủ đầu tư phải bàn giao toàn bộ số lượng các dấu mốc kèm theo bản ghi chú điểm cho Sở Tài nguyên Và Môi trường;

d) Chủ sử dụng đất và chủ sở hữu công trình nơi có các dấu mốc đo đạc có trách nhiệm báo cáo cán bộ địa chính cấp xã khi tiến hành xây dựng hoặc cải tạo công trình trong trường hợp có ảnh hưởng đến dấu mốc đo đạc.

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ban hành. Giám đốc các Sở; Thủ trưởng cơ quan ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ TN&MT (thay bc);
- Vụ pháp chế - Bộ TN& MT.
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban mặt trận TQVN tỉnh;
- Chủ tịch PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: Lãnh đạo VP, các phòng trực thuộc;
- Sở Tư pháp;
- Các sở, Ban, ngành của tỉnh;
- Báo Đắklắk; Công báo tỉnh; Đài PTTH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, NN&MT (Đc).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lữ Ngọc Cư

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 09/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  • Số hiệu: 09/2011/CT-UBND
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 08/08/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
  • Người ký: Lữ Ngọc Cư
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/08/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản