Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2015/CT-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 5 năm 2015 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG, NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM TRONG CHỈ ĐẠO VÀ THỰC HIỆN XỬ LÝ VỀ THANH TRA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Trong những năm qua, ngành Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều cuộc thanh tra kinh tế - xã hội; phòng, chống tham nhũng. Qua đó, đã phát hiện nhiều thiếu sót, sai phạm trong công tác quản lý nhà nước, những bất cập trong cơ chế, chính sách,… đã kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng và xử lý các tập thể, cá nhân sai phạm; đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, góp phần tăng cường hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của cơ quan hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, việc chỉ đạo và thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra theo Thông tư 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ ở một số địa phương, đơn vị chưa được chấp hành nghiêm túc. Công tác chỉ đạo thực hiện chưa kiên quyết, còn buông lỏng nên một số đối tượng thanh tra không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời hoặc trì hoãn. Tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản sai phạm qua thanh tra hàng năm chưa cao, việc xử lý đối với các tập thể, cá nhân sai phạm chưa nghiêm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho công tác điều hành của các cấp, các ngành.
Để chấn chỉnh kỷ cương hành chính nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh, các tổ chức, đơn vị có liên quan thực hiện tốt các nội dung sau đây:
1. Nghiêm chỉnh tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc Nghị định 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra; Thông tư 01/2013/TT-TTCP ngày 12/3/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra và Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý của các cơ quan, tổ chức thanh tra, của người ra quyết định thanh tra đối với các sai phạm của tập thể, cá nhân thuộc phạm vi quản lý, phụ trách, cụ thể:
a) Căn cứ kết luận, quyết định xử lý của các cơ quan, tổ chức thanh tra, của người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo các tập thể, cá nhân có sai phạm phải thu hồi nộp lại ngân sách Nhà nước đầy đủ và kịp thời các khoản tiền, tài sản đã được kết luận có sai phạm đối với các hành vi vi phạm về quản lý tài chính ngân sách, quản lý tài sản của Nhà nước.
Tổ chức kiểm điểm trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức và trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm; nghiêm túc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm. Báo cáo kết quả thực hiện bằng văn bản với cơ quan đã có kết luận thanh tra đảm bảo thời gian được ghi trong kết luận thanh tra và văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.
b) Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra đơn vị cấp dưới thực hiện nghiêm túc các kết luận thanh tra, quyết định xử lý của các cơ quan, tổ chức thanh tra, của người ra quyết định thanh tra. Trường hợp phát hiện đơn vị thuộc quyền quản lý không thực hiện hoặc đã quá thời gian quy định mà vẫn chưa thực hiện thì có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở thực hiện kịp thời.
c) Đối với các sai phạm có dấu hiệu tội phạm mà các cơ quan, tổ chức thanh tra, người ra quyết định thanh tra đã quyết định chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để tiếp tục xem xét theo quy định thì đối tượng thanh tra và cơ quan quản lý cấp trên của đối tượng thanh tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thanh tra, đoàn thanh tra để tập hợp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu có liên quan chuyển giao theo đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan điều tra trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm xem xét, tiếp nhận và thụ lý hồ sơ chuyển giao theo đúng quy định của pháp luật.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, cá nhân không thực hiện các kết luận, quyết định xử lý của các cơ quan, tổ chức thanh tra, người ra quyết định thanh tra hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý như sau:
a) Đối với các khoản phải thu hồi tiền thì các cơ quan, tổ chức thanh tra hoặc người ra quyết định thanh tra có văn bản đề nghị Kho bạc Nhà nước các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản. Trong khi chờ Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện phong tỏa tài khoản của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra theo quy định tại Điều 41, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, đề nghị Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng trong tỉnh phối hợp, tạo điều kiện về phong tỏa tài khoản theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra.
b) Đối với tài sản khác bị tạm giữ, người ra quyết định thanh tra có văn bản đề nghị các tổ chức tín dụng, ngân hàng, tổ chức hành nghề công chứng, các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản phối hợp áp dụng các biện pháp theo quy định trong thời gian chờ ý kiến xử lý của cơ quan có thẩm quyền;
c) Ngoài các hình thức xử lý nêu trên, tùy theo mức độ vi phạm, các cơ quan tổ chức thanh tra, người ra quyết định thanh tra hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật;
d) Trường hợp các đơn vị, cá nhân sai phạm và mức độ sai phạm là nghiêm trọng nhưng trong quá trình thanh tra, đơn vị, cá nhân thực hiện nghiêm túc việc nộp lại các khoản tiền và tài sản bị thất thoát, thì cơ quan, tổ chức thanh tra hoặc người ra quyết định thanh tra xem đó là hành vi tích cực khắc phục hậu quả, để xem xét tình tiết giảm nhẹ trong việc kiến nghị hoặc xử lý trách nhiệm.
4. Đối với các tổ chức, đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có hành vi vi phạm, ngoài việc xử lý về tài chính nêu trên, tổ chức thanh tra, người ra quyết định thanh tra hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi giấy phép kinh doanh, thu hồi chứng chỉ hành nghề, đình chỉ tham gia đấu thầu theo quy định của pháp luật và thông báo trên các phương tiện, thông tin đại chúng.
5. Thủ trưởng của cơ quan, đơn vị có hành vi sau đây thì tùy mức độ vi phạm phải kiểm điểm và chịu hình thức xử lý, kỷ luật theo quy định của pháp luật:
a) Không chỉ đạo tập thể, cá nhân có sai phạm kiểm điểm trách nhiệm để xử lý, kỷ luật theo kiến nghị xử lý của cơ quan có thẩm quyền;
b) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra đã kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật nhưng cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật không kịp thời xem xét, không ban hành quyết định kỷ luật trong thời hạn quy định;
c) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật không tương xứng với mức độ sai phạm của người vi phạm.
6. Các cơ quan, đơn vị, các tổ chức thanh tra trên địa bàn tỉnh, chủ động tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Rà soát việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra tại các cơ quan, đơn vị thuộc các cấp, các ngành để tổ chức thực hiện nghiêm túc.
7. Giao Chánh Thanh tra tỉnh kiểm tra, rà soát các quyết định xử lý về thanh tra đã ban hành nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc để báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xử lý theo quy định.
8. Chính quyền các cấp, các ngành đưa nội dung kết quả thực hiện kết luận thanh tra, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra vào tiêu chí thi đua hàng năm để đánh giá, xếp loại đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý. Định kỳ hàng năm (trước ngày 10/12), báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị; kiến nghị, đề xuất kịp thời các giải pháp khắc phục những vấn đề vướng mắc, tồn tại báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo xử lý.
9. Tổ chức thực hiện:
a) Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2015;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; các tổ chức, đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị;
c) Giao Thanh tra tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ hàng năm (trước ngày 20/12) tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 01/2012/CT-UBND tăng cường, nâng cao trách nhiệm trong chỉ đạo và thực hiện kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 2Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2014 tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế và phối hợp trong công tác chống thất thu thuế, chống hành vi gian lận thuế, khai thác nguồn thu cho ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 3Chỉ thị 09/2014/CT-UBND tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 4Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2015 về nâng cao trách nhiệm hiệu quả công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Quyết định 1713/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ Chỉ thị 05/2014/CT-UBND tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 7Quyết định 22/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2023
- 9Quyết định 514/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 22/2023/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2023
- 3Quyết định 514/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế kỳ 2019-2023
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Nghị định 86/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra
- 3Chỉ thị 01/2012/CT-UBND tăng cường, nâng cao trách nhiệm trong chỉ đạo và thực hiện kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4Thông tư 01/2013/TT-TTCP quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2014 tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế và phối hợp trong công tác chống thất thu thuế, chống hành vi gian lận thuế, khai thác nguồn thu cho ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 6Chỉ thị 09/2014/CT-UBND tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với trường hợp vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 7Nghị định 33/2015/NĐ-CP Quy định việc thực hiện kết luận thanh tra
- 8Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2015 về nâng cao trách nhiệm hiệu quả công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 9Quyết định 1713/QĐ-UBND năm 2016 bãi bỏ Chỉ thị 05/2014/CT-UBND tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra trên địa bàn tỉnh An Giang
- 10Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác chỉ đạo theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Chỉ thị 19/2015/CT-UBND về tăng cường, nâng cao trách nhiệm trong chỉ đạo và thực hiện xử lý về thanh tra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 19/2015/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 12/05/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Cao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra