- 1Nghị định 08/2001/NĐ-CP về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- 2Thông tư 23/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Nghị định 113/2004/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2004/CT-UB | Đà Lạt, ngày 18 tháng 08 năm 2004 |
Vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) là một loại vật tư kỹ thuật đặc biệt có nhiều tính năng, tác dụng và có khả năng gây tác động nhiều mặt đến kinh tế - xã hội, an ninh trật tự quốc phòng, an ninh chính trị của đất nước, địa phương, do vậy cần được tổ chức quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt, thống nhất. Với yêu cầu này, tất cả các hoạt động kinh tế có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh (ngoại trừ hoạt động của lực lượng quân đội, công an phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh) cần phải được tổ chức quản lý thống nhất. Tuy vậy, hiện nay còn một số đơn vị có sử dụng VLNCN trên địa bàn chưa chấp hành tốt các quy định, đã để xảy ra tình trạng nổ mìn không đúng kỹ thuật, gây hư hỏng tài sản nhân dân, dẫn đến khiếu kiện; bên cạnh đó, một số vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về lãnh vực này của các ngành, các địa phương cấp tỉnh chưa quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nên đã dẫn đến việc quản lý một số trường hợp vừa chồng chéo, vừa thiếu chặt chẽ.
Nhằm tăng cường quản lý việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp dùng trong các mục đích phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, bảo đảm an ninh - trật tự, an ninh chính trị và an toàn xã hội, UBND tỉnh Lâm Đồng Chỉ thị các Sở ngành chức năng, các địa phương, đơn vị triển khai các nội dung sau:
Chịu trách nhiệm chính trong công tác tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
1 - Yêu cầu tất cả các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (kể cả các doanh nghiệp của lực lượng vũ trang làm kinh tế, doanh nghiệp quốc doanh trung ương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) - có liên quan đến việc cung ứng, vận chuyển, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (sau đây gọi tắt là: các đơn vị SDVLN) thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật và Chỉ thị này.
2- Tăng cường kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất những đơn vị SDVLN trên địa bàn tỉnh với các nội dung chủ yếu sau:
- Kiểm tra giấy phép và quá trình thực hiện giấy phép của các đơn vị trong hoạt động, cung ứng, vận chuyển, bảo quản sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; về số lượng, chất lượng, quy trình quản lý xuất nhập vật liệu nổ công nghiệp.
- Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, thiết bị; đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ của các đơn vị trong cung ứng, vận chuyển, sử dụng, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp; kiểm tra trình độ, năng lực, kinh nghiệm của người chỉ huy nổ mìn được thủ trưởng đơn vị phân công.
- Kiểm tra việc bố trí, sử dụng các nhân viên có liên quan trong quản lý, bảo quản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (như thủ kho, lái xe, bảo vệ, công nhân khoan nổ mìn).
Kiểm tra việc chấp hành chế độ thống kê, báo cáo định kỳ của các đơn vị về vật liệu nổ công nghiệp. Định kỳ hàng quý (trước ngày 20 của tháng cuối quý) tổng hợp báo cáo UBND tỉnh tình hình cung ứng, vận chuyển, bảo quản, sử dụng quản lý chất lượng vật liệu nổ công nghiệp trong toàn tỉnh.
1. Tăng cường công tác thẩm duyệt thiết kế phòng cháy, phòng nổ các kho chứa VLNCN theo đúng TCVN 4586- 1997 và các quy định chuyên ngành; Phối hợp với Sở Công nghiệp, Sở Lao động Thương binh và xã hội, chính quyền địa phương kiểm tra nghiệm thu, xác nhận đảm bảo an toàn trong bảo quản đối với các kho chứa VLNCN.
2- Kiểm tra, xác nhận các điều kiện bảo đảm về an ninh trật tự cho các doanh nghiệp có sử dụng, vận chuyển, cung ứng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 08/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2001 của Chính phủ quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
3- Kiểm tra, xem xét, cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ cho các đơn vị SDVLN có nhu cầu vận chuyển. Có quy định cụ thể các điều kiện đảm bảo về phương tiện, giải pháp vận chuyển VLNCN để hướng dẫn cho các đơn vị SDVLN và yêu cầu chấp hành.
4- Tăng cường công tác kiểm tra an toàn phòng cháy, phòng nổ tại kho chứa vật liệu nổ và khu vực bắn nổ mìn của các đơn vị SDVLN.
5- Định kỳ báo cáo UBND tỉnh hàng quý (trước ngày 15 tháng cuối quý), thông qua Sở Công nghiệp để tổng hợp.
III- SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH XÃ HỘI:
1 - Tăng cường công tác thanh tra nhà nước về an toàn lao động trong lĩnh vực cung ứng, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Công nghiệp kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về an toàn vệ sinh lao động (kết hợp kiểm tra an toàn phòng chống cháy, nổ và kiểm tra việc sử dụng VLNCN) của các đơn vị SDVLN trên toàn tỉnh, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm an toàn vệ sinh lao động của các đơn vị sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 113/CP ngày 16.4.2004 của Chính phủ.
2- Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo Thông tư số 23/2003/TT-BLĐ-TBXH ngày 23.11. 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động cho các đơn vị sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3- Tổ chức công tác huấn luyện cho người lao động có liên quan đến việc quản lý, bảo quản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; huấn luyện an toàn lao động cho người lao động; Quản lý phát hành thẻ an toàn lao động, Sổ Chứng nhận thợ mìn.
4- Định kỳ báo cáo UBND tỉnh hàng quý (trước ngày 15 tháng cuối quý), thông qua Sở Công nghiệp để tổng hợp.
IV- UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH:
1 -Tăng cường chỉ đạo các cơ quan có chức năng liên quan ở địa phương và UBND các xã, phường, thị trấn theo dõi, giám sát, phối hợp kiểm tra quá trình lưu thông, cung ứng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn nhằm đảm bảo an ninh chính trị và an toàn xã hội trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
2- Phối hợp với các đơn vị được phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để thông báo và thực hiện các biện pháp ngăn chặn tại các thời điểm nổ mìn, đảm bảo an toàn về người và tài sản trên địa bàn.
3- Xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền để xử lý.
V- CÁC ĐƠN VỊ CUNG ỨNG, VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN, SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP:
1 - Nghiêm chỉnh chấp hành Chỉ thị này và thực hiện đúng các quy định của pháp luật và các quy định theo TCVN: 4586- 1997 về vật liệu nổ công nghiệp.
2- Trường hợp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do UBND tỉnh cấp, trước khi sử dụng phải đăng ký với Sở Lao Động Thương binh Xã hội để được cấp giấy chứng nhận đăng ký về an toàn lao động theo đúng quy định tại Thông tư số 23/2003/TT-BLĐ-TBXH ngày 03/11/2003 của Bộ Lao động Thương binh xã hội.
3- Trường hợp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp do Bộ Công nghiệp hoặc Bộ Quốc phòng cấp, trước khi sử dụng trên địa bàn tỉnh nộp giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự ,giấy xác nhận đã đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại Sở Lao động Thương binh Xã hội.
4- Các đơn vị SDVLN phải có sơ đồ tổng mặt bằng định vị khu vực sản xuất, khu vực nổ mìn, kho bảo quản vật liệu nổ công nghiệp các công trình xây dựng và nhà ở của nhân dân trong phạm vi bán kính an toàn.
5- Trước khi xây dựng kho chứa VLNCN đơn vị phải nộp hồ sơ thiết kế đã được Công an tỉnh thẩm định, thỏa thuận về Sở Công nghiệp, Sở Lao động Thương binh xã hội. Hồ sơ này là căn cứ để kiểm tra vị trí xây dựng an toàn trong bảo quản VLN CN trước khi đưa vào sử dụng.
Đơn vị phải có sổ thống kê xuất nhập vật liệu nổ công nghiệp để thống kê cấp phát và trả lại vật liệu nổ công nghiệp trong mỗi đợt nổ. Định kỳ 1 tháng 1 lần lãnh đạo đơn vị phải cử người có trách nhiệm kiểm tra việc ghi chép sổ sách tại kho.
6- Trước khi tiến hành nổ mìn, đơn vị phải lập hộ chiếu khoan nổ mìn theo quy định tại TCVN 4586:1997. Hộ chiếu phải thể hiện rõ tên người chỉ huy đợt nổ, người canh gác, vị trí canh gác, phạm vi an toàn, khối lượng thuốc nổ trong từng lỗ khoan và toàn đợt nổ, phương tiện gây nổ và các nội dung khác liên quan. Thời điểm, kế hoạch nổ mìn phải thông báo cho chính quyền địa phương và nhân dân trong khu vực được biết trước khi tiến hành.
7- Định kỳ hàng quý (trước ngày 10 của tháng cuối quý ) các đơn vị SDVLN phải có báo cáo Sở Công nghiệp và Công an Tỉnh về số lượng cung ứng, sử dụng VLNCN và tình hình quản lý chất lượng VLNCN trong quý.
8- Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày Chỉ thị này có hiệu lực, các đơn vị có liên quan đến hoạt động cung ứng, vận chuyển, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, phải chấn chỉnh hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và Chỉ thị này. Đơn vị SDVLN nào không đủ điều kiện phải tạm ngừng sử dụng VLNCN để hoàn chỉnh đầy đủ trước khi tiếp tục sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Chỉ thị này được phổ biến đến các Sở, Ban, Ngành các địa phương có liên quan thuộc tỉnh, các đơn vị có hoạt động cung ứng, vận chuyển, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên toàn tỉnh để triển khai thực hiện kể từ ngày ban hành.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| TM. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG |
- 1Quyết định 42/2009/QĐ-UBND về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Quyết định 58/QĐ-UBND năm 2007 về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 3Quyết định 34/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4Quyết định 313/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Lâm Đồng ban hành đến ngày 31/12/2010 hết hiệu lực thi hành
- 1Nghị định 08/2001/NĐ-CP về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- 2Thông tư 23/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Nghị định 113/2004/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
- 4Quyết định 42/2009/QĐ-UBND về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 5Quyết định 58/QĐ-UBND năm 2007 về mức thu, nộp, tỷ lệ điều tiết và chế độ quản lý sử dụng phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 6Quyết định 34/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
Chỉ thị 19/2004/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong cung ứng, vận chuyển, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- Số hiệu: 19/2004/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 18/08/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Huỳnh Đức Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/08/2004
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực