- 1Luật Chuyển giao công nghệ 2006
- 2Quyết định 10/2009/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2010 Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 817/2012/QĐ-UBND về Quy định hoạt động sản xuất gạch, ngói thủ công trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 6Thông tư 09/2012/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Công văn 1939/BXD-VLXD năm 2013 thực hiện Thông tư 09/2012/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Công văn 693/BXD-VLXD năm 2013 thực hiện Thông tư 09/2012/TT-BXD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Bộ Xây dựng ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/CT-UBND | Bắc Kạn, ngày 09 tháng 10 năm 2013 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG VÀ HẠN CHẾ SẢN XUẤT, SỬ DỤNG GẠCH ĐẤT SÉT NUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
Việc phát triển vật liệu xây không nung (sau đây gọi tắt là VLXKN) để sử dụng thay thế gạch đất sét nung truyền thống, hạn chế sử dụng đất sét và than (nguồn tài nguyên không tái tạo), góp phần bảo vệ an ninh lương thực, tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải CO2 bảo vệ môi trường là một xu hướng phát triển tất yếu. Bản thân vật liệu xây không nung có khả năng cách âm, cách nhiệt, chịu nhiệt tốt, bền, tiết kiệm thời gian thi công, một số loại gạch nhẹ có tỷ trọng thấp qua đó giảm tải trọng công trình và tiết kiệm chi phí xây dựng,…
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy sản xuất gạch không nung. Tại địa bàn các huyện, thị xã có 15 cơ sở sản xuất tư nhân phát triển tự phát, quy mô hộ gia đình đang hoạt động sản xuất gạch không nung theo hình thức thủ công, với sản lượng nhỏ, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xây dựng của các hộ gia đình. Tình hình tiêu thụ gạch đất sét nung vẫn diễn ra phổ biến tại các công trình xây dựng; người tiêu dùng chưa quen dùng VLXKN; trọng lượng viên gạch xây không nung còn cao; các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất lượng sản phẩm, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình và cơ chế chính sách hỗ trợ cho việc đầu tư phát triển VLXKN chậm được ban hành… Vì vậy việc sản xuất và phát triển VLXKN gặp nhiều khó khăn, những lợi ích của việc sản xuất và sử dụng VLXKN chưa được phát huy và chưa khuyến khích được việc đầu tư phát triển VLXKN.
Để tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số: 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 và Chỉ thị số: 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số: 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng, Văn bản số: 693/BXD-VLXD ngày 22/4/2013 của Bộ Xây dựng về việc thực hiện Thông tư số: 09/2012/TT-BXD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và Văn bản số: 1939/BXD-VLXD ngày 18/9/2013 của Bộ Xây dựng về việc thực hiện Thông tư số: 09/2012/TT-BXD ; Quyết định số: 2121/QĐ-UBND ngày 01/11/2011 và Quyết định số: 817/2012/QĐ-UBND ngày 25/5/2012 của UBND tỉnh Quy định về hoạt động sản xuất gạch, ngói thủ công trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Nhằm đáp ứng đủ nhu cầu về vật liệu xây trong tỉnh, góp phần tích cực đảm bảo sự phát triển bền vững ngành sản xuất vật liệu xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan:
1.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các quy định của Chính phủ, của các Bộ, Ngành Trung ương và của tỉnh nhằm khuyến khích sản xuất và ưu tiên sử dụng VLXKN, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch, ngói đất sét nung; sớm chấm dứt sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh.
1.2. Không tham mưu quy hoạch và bổ sung vào quy hoạch hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư các cơ sở sản xuất gạch, ngói đất sét nung (bằng tất cả các loại công nghệ) sử dụng nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí);
1.3. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế, giám sát, nhà thầu thi công xây dựng công trình, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc quy định về sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, cụ thể là:
1.3.1. Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước theo quy định hiện hành bắt buộc phải sử dụng vật liệu xây không nung theo lộ trình (theo ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng tại Văn bản số: 693/BXD-VLXD ngày 22/4/2013):
a) Tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 50% vật liệu xây không nung kể từ năm 2014, từ năm 2015 phải sử dụng 100%.
b) Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung kể từ năm 2014 đến hết năm 2016, sau năm 2016 phải sử dụng 100% gạch không nung.
c) Các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ năm 2014 đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).
d) Khuyến khích các công trình xây dựng sử dụng vật liệu xây không nung có độ rỗng lớn hơn 30% và vật liệu xây không nung loại nhẹ.
1.3.2. Chỉ sử dụng các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng của các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu đã tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng (đã thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy theo quy định).
1.3.3. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi thẩm tra, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình phải thực hiện nghiêm túc vai trò, trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 4 Thông tư số: 09/2012/TT-BXD .
1.4. Các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng năm (trước ngày 10 tháng 12) hoặc đột xuất theo yêu cầu của Sở Xây dựng về tiến độ thực hiện các nhiệm vụ được giao.
1.5. Các chủ đầu tư báo cáo Sở Xây dựng về tình hình sử dụng vật liệu xây không nung tại các dự án xây dựng do mình đầu tư, bao gồm: Loại vật liệu xây không nung, số lượng sử dụng và tỷ lệ sử dụng (%) trên tổng số vật liệu xây của công trình.
2. Trách nhiệm của Sở Xây dựng.
2.1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí…) trên địa bàn tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Xây dựng thẩm định và ban hành trước ngày 15/12/2013 (theo Văn bản số: 1939/BXD-VLXD ngày 18/9/2013 của Bộ Xây dựng); Lập lộ trình sử dụng VLXKN trên địa bàn tỉnh theo ý kiến thống nhất tại Văn bản số: 693/BXD-VLXD ngày 22/4/2013 của Bộ Xây dựng, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.
2.2. Triển khai, hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực VLXKN cho các đối tượng có liên quan để tổ chức thực hiện;
2.3. Xây dựng và công bố đơn giá xây dựng công trình sử dụng VLXKN trên cơ sở định mức do cơ quan có thẩm quyền đã ban hành để các tổ chức và cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh.
2.4. Quy định cụ thể việc sử dụng vật liệu xây không nung theo tỷ lệ % đối với từng công trình, dự án đầu tư trong quá trình thẩm tra thiết kế - dự toán và quá trình cấp chứng chỉ quy hoạch, giới thiệu địa điểm, cấp phép xây dựng các dự án theo chức năng nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật.
2.5. Tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên trên địa bàn tỉnh theo quy định.
2.6. Tổ chức kiểm tra và giám sát chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nói chung và VLXKN nói riêng trước khi sử dụng, lắp đặt vào công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2.7. Xem xét, chấp thuận việc cho phép không sử dụng vật liệu xây dựng không nung trong các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung, thuộc thẩm quyền xem xét chấp thuận của UBND tỉnh theo quy định tại Điểm d, Khoản 7, Điều 4 Thông tư số: 09/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
2.8. Không giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, giấy phép xây dựng cho các dự án đầu tư mới sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công, lò đứng, lò vòng sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu khí..). Kiểm tra và thu hồi giấy giới thiệu địa điểm, chứng chỉ quy hoạch đối với những tổ chức, cá nhân sản xuất gạch, ngói đất sét nung sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu khí..) đã được giới thiệu địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch lập dự án sản xuất, mà đến thời điểm ban hành Chỉ thị này chưa thực hiện khởi động dự án.
2.9. Định kỳ hàng năm rà soát, đánh giá tình hình đầu tư sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung, vật liệu xây không nung của các tổ chức, cá nhân để báo cáo Bộ Xây dựng và UBND tỉnh theo quy định của Bộ Xây dựng.
3. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường.
3.1. Rà soát, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nhằm quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài nguyên đất làm gạch, ngói đất sét nung.
3.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất gạch, ngói đất sét nung; tình hình sử dụng tài nguyên đất và khai thác đất sét sản xuất gạch, ngói đất sét nung; kiên quyết xử lý theo pháp luật đối với các sai phạm về bảo vệ môi trường và quản lý đất đai;
3.3. Phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các huyện, thị xã, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc xóa bỏ các cơ sở sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công, lò đứng, lò vòng sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu khí..), có giải pháp ngăn chặn triệt để việc tái phạm sản xuất của các chủ cơ sở này;
3.4. Phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ngành có liên quan trong việc rà soát, đề xuất nâng mức phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác tài nguyên đất làm gạch, ngói lên mức tối đa.
4. Trách nhiệm của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4.1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan nghiên cứu xây dựng, hoàn chỉnh các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư nhằm khuyến khích phát triển và tạo điều kiện cho các dự án chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN, các dự án sản xuất VLXKN trên địa bàn tỉnh.
4.2. Không tham mưu phê duyệt các dự án đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công, lò đứng, lò vòng sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu khí..).
4.3. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất VLXKN về các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư; chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ.
4.4. Xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển doanh nghiệp sản xuất VLXKN nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật;
4.5. Khi thẩm định các dự án đầu tư xây dựng công trình phải kiểm tra sự tuân thủ về sử dụng VLXKN theo quy định tại Thông tư số: 09/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng và quy định tại Chỉ thị này của UBND tỉnh.
5. Trách nhiệm của Sở Công thương.
5.1. Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra thị trường, giá cả sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;
5.2. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan báo cáo Bộ Công thương xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung thiết bị sản xuất VLXKN vào danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm trên địa bàn tỉnh để được ưu đãi theo Quyết định số: 10/2009/QĐ-TTg ngày 06/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
5.3. Nghiên cứu sử dụng kinh phí khuyến công hàng năm vào việc hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất VLXKN cho phù hợp; tiến hành các chương trình xúc tiến đầu tư sản xuất VLXKN, chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN;
5.4. Không sử dụng kinh phí khuyến công hàng năm để hỗ trợ các cơ sở sản xuất gạch, ngói đất sét nung sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
5.5. Không giới thiệu cho các dự án đầu tư mới sản xuất gạch, ngói đất sét nung sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch (than, dầu khí..) vào vị trí quy hoạch các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
5.6. Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đảm bảo điều kiện về công nghệ, môi trường và quy mô được đầu tư các nhà máy sản xuất VLXKN vào vị trí quy hoạch các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
6. Trách nhiệm của Sở Tài chính.
6.1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định nâng mức phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác tài nguyên đất làm gạch, ngói lên mức tối đa theo quy định của pháp luật.
6.2. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xây dựng, hoàn chỉnh các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về vốn đầu tư nhằm khuyến khích phát triển và tạo điều kiện cho các dự án chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN; các dự án sản xuất VLXKN phát triển.
6.3. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tổ chức quản lý về giá các loại VLXKN trên thị trường, không để tình trạng các sản phẩm này trở thành độc quyền của một số nhà cung cấp, đẩy giá tăng cao bất hợp lý.
6.4. Thực hiện quyết toán các công trình xây dựng theo chức năng nhiệm vụ được giao đối với các dự án đã tuân thủ đúng các quy định sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng.
7. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ.
7.1. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức các hoạt động về khoa học công nghệ, giới thiệu các công nghệ sản xuất VLXKN tiên tiến, hiện đại đến các nhà đầu tư; hướng dẫn nhà đầu tư lựa chọn dây chuyền sản xuất, công nghệ đảm bảo về môi trường, phù hợp với quy mô sản xuất, ưu tiên lựa chọn thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được. Chủ động xây dựng, đề xuất các chế độ chính sách ưu đãi về nghiên cứu khoa học phát triển VLXKN, sử dụng công nghệ hiện đại, đảm bảo môi trường, chuyển giao công nghệ;
7.2. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư sản xuất VLXKN đổi mới công nghệ, đầu tư công nghệ mới, chuyển giao công nghệ, các dự án ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực VLXKN, chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN được hưởng các ưu đãi của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, áp dụng ưu đãi về chuyển giao công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ;
7.3. Ưu tiên bố trí vốn cho các đề án nghiên cứu công nghệ sản xuất VLXKN và sản xuất thiết bị cho sản xuất VLXKN; Không sử dụng vốn khoa học hàng năm vào việc hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất gạch, ngói đất sét nung sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
8. Trách nhiệm của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
8.1. Thực hiện tốt các chính sách đào tạo nguồn nhân lực hiện có, ưu tiên cho đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất VLXKN.
8.2. Khuyến khích các chương trình đào tạo mới về vật liệu xây dựng, đặc biệt về VLXKN.
9. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
9.1. Quản lý và hướng dẫn quản lý sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, nhất là đất trồng lúa và rau màu theo đúng quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và các quy định liên quan khác của pháp luật.
9.2. Quản lý, không cho phép sử dụng đất nông nghiệp hoặc sử dụng lớp đất mặt thuộc tầng canh tác làm vật liệu sản xuất gạch, ngói đất sét nung.
10. Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Nghiên cứu đưa vào chương trình giảng dạy đối với ngành xây dựng tại các trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh về VLXKN (ưu điểm, tính năng kỹ thuật, kỹ thuật thi công,...) nhằm tạo tiền đề cho việc phổ biến và ứng dụng thuận lợi loại vật liệu này vào công trình xây dựng.
11. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh.
Hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân sản xuất VLXKN, chế tạo thiết bị sản xuất VLXKN hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, phí bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
12. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn.
Lập kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị này trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan biết, tổ chức thực hiện.
13. Trách nhiệm của Ban Quản lý các Khu công nghiệp.
13.1. Hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đảm bảo điều kiện về công nghệ, môi trường và quy mô được đầu tư các nhà máy sản xuất VLXKN trong Khu công nghiệp.
13.2. Kiểm tra trình độ, công nghệ đối với các dự án đăng ký đầu tư trong Khu công nghiệp trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định.
14. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã.
14.1. Tuyên truyền và phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực VLXKN cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng trên địa bàn mình quản lý.
14.2. Chỉ đạo các cơ quan chức năng trực thuộc, UBND xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, không cho phép đầu tư xây mới hoặc tái sản xuất (đối với các cơ sở đã chấm dứt hoạt động) các cơ sở sản xuất gạch, ngói đất sét nung sử dụng nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí…).
14.3. Không xác nhận đề án, cam kết bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất gạch, ngói đất sét nung sử dụng nguyên liệu hóa thạch (than, dầu, khí...).
14.4. Chủ động, tích cực, tăng cường vận động các tổ chức và cá nhân liên quan trên địa bàn sử dụng VLXKN theo quy định tại Thông tư số: 09/2012/TT-BXD. Tạo điều kiện để các nhà đầu tư dự án sản xuất VLXKN lựa chọn địa điểm đầu tư phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đảm bảo sự ổn định lâu dài để nhà đầu tư thực hiện dự án.
14.5. Phát hiện kịp thời và báo cáo ngay cho Sở Xây dựng về các chủ đầu tư và dự án không tuân thủ đúng quy định về tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung để xử lý theo quy định của pháp luật.
14.6. Rà soát việc thực hiện quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm đáp ứng các nội dung về phát triển VLXKN.
14.7. Quy định cụ thể việc sử dụng vật liệu xây không nung theo tỷ lệ % đối với từng công trình, dự án đầu tư trong quá trình thẩm tra thiết kế - dự toán, phê duyệt dự án theo thẩm quyền và quá trình cấp chứng chỉ quy hoạch, giới thiệu địa điểm, cấp phép xây dựng theo chức năng nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật.
14.8. Báo cáo định kỳ 06 tháng và cả năm cho Sở Xây dựng về danh sách các chủ đầu tư và dự án trên địa bàn có sử dụng VLXKN, loại VLXKN, số lượng sử dụng và tỷ lệ sử dụng (%) trên tổng số vật liệu xây của công trình, đặc biệt là các dự án, công trình bắt buộc sử dụng theo Thông tư số: 09/2012/TT-BXD .
15. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất gạch ngói đất sét nung và VLXKN.
15.1. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về sản xuất gạch, ngói đất sét nung; không sử dụng các loại đất sản xuất nông nghiệp, đất trong phạm vi các khu di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất thuộc phạm vi bảo vệ hành lang đường giao thông, đê, kè, cầu, cống, đường điện cao thế để sản xuất gạch ngói nung.
15.2. Chủ động, tích cực thực hiện chủ trương của Chính phủ theo Chương trình phát triển VLXKN đến năm 2020, xây dựng lộ trình chấm dứt sản xuất hoặc chuyển đổi dần công nghệ sản xuất từ gạch, ngói đất sét nung sang VLXKN, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
15.3. Tăng cường quản lý sản xuất, quy trình công nghệ, quản lý kỹ thuật, tăng cường hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để sản xuất sản phẩm tốt, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật; tăng cường quản trị doanh nghiệp để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần thay thế, loại bỏ các loại gạch thủ công tại các vùng nông thôn trong tỉnh.
15.4. Thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, chủ động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên thị trường.
16. Tổ chức thực hiện.
Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan thực hiện các nội dung Chỉ thị này. Định kỳ 06 tháng và hàng năm, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị với UBND tỉnh.
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở Xây dựng để xem xét giải quyết theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2012 tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 2Quyết định 561/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 3Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2013 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng đất sét nung tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 1830/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình thay thế lò nung gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2013 khuyến khích, tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sử dụng gạch đất sét nung trong công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Chỉ thị 09/2014/CT-UBND tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch, ngói đất sét nung trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 7Quyết định 1774/QĐ-UBND năm 2015 về bộ đơn giá sản phẩm điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Bắc Kạn
- 8Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2018 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 1Luật Chuyển giao công nghệ 2006
- 2Quyết định 10/2009/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2010 Phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2012 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 817/2012/QĐ-UBND về Quy định hoạt động sản xuất gạch, ngói thủ công trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 6Thông tư 09/2012/TT-BXD quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2012 tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 8Quyết định 561/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 9Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2013 về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng đất sét nung tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Công văn 1939/BXD-VLXD năm 2013 thực hiện Thông tư 09/2012/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành
- 11Công văn 693/BXD-VLXD năm 2013 thực hiện Thông tư 09/2012/TT-BXD trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn do Bộ Xây dựng ban hành
- 12Quyết định 1830/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình thay thế lò nung gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 13Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2013 khuyến khích, tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sử dụng gạch đất sét nung trong công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 14Chỉ thị 09/2014/CT-UBND tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch, ngói đất sét nung trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 15Quyết định 1774/QĐ-UBND năm 2015 về bộ đơn giá sản phẩm điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Bắc Kạn
Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2013 tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Số hiệu: 18/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 09/10/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Lý Thái Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/10/2013
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực