Hệ thống pháp luật

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 179-CT

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 1983 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NUỚC NĂM 1984. 

Kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nước năm 1984 có vị trí rất quan trọng trong việc hoàn thành những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1981-1985 mà Đại hội lần thứ V của Đảng đã đề ra. Kế hoạch và ngân sách năm 1984 vừa phải đáp ứng những yêu cầu kinh tế-xã hội của năm 1984, vừa phải tích cực chuẩn bị cho kế hoạch năm 1985 và kế hoạch 5 năm 1986-1990.

Để đảm bảo việc xây dựng kế hoạch và ngân sách năm 1984 có chất lượng tốt, vừa tích cực, vừa vững chắc theo yêu cầu đổi mới kế hoạch hoá và quản lý kinh tế đã nêu trong nghị quyết hội nghị lần thứ ba của ban chấp hành trung ương Đảng (khóa V), Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng yêu cầu các ngành, các cấp nắm vững và thực hiện tốt những điểm sau đây.

I. XÂY DỰNG VÀ TỔNG HỢP KẾ HOẠCH TỪ CƠ SỞ VÀ HUYỆN LÊN

1. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh điều phải dựa vào kế hoạch của mỗi ngành, mỗi cấp; được cân đối và tổng hợp từ cơ sở lên và phản ánh trong kế hoạch kinh tế xã hội cả nước, nhằm mở rộng quyền chủ động của các ngành, các địa phương và cơ sở, trên cơ sở đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của trung ương; xóa bỏ cơ chế hành chính, quan liêu, bao câp, khắc phục tình trạng phân tán, tuỳ tiện, chạy theo cơ chế thị trường.

2. Kế hoạch của mỗi ngành, mỗi cấp phải bao gồm các kế hoạch kinh tế lẫn  kế hoạch xã hội. Xây dựng các chỉ tiêu sản xuất phải gắn liền với kế hoạch cải tạo và cũng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp, nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh trong mọi lĩnh vực. Chú trọng kế hoạch phân bố và phân công lao động, bảo đảm việc làm cho lao động xã hội, quan tâm đời sống của người lao động, xây dựng cuộc sống mới về văn hoá và tinh thần. Trong kế hoạch Nhà nước, cần dành một phần vốn, vật tư thích đáng cho việc phát triển công tác xã hội, đồng thời huy động sự đóng góp của nhân dân.

3. Kế hoạch của mỗi ngành, mỗi cấp là một kế hoạch thống nhất bao gồm phần kế hoạch do Nhà nước giao và phần kế hoạch do ngành, địa phương va cơ sở làm thêm. Những điều kiện để cân đối kế hoạch một phần do trung ương cung cấp, một phần do ngành va địa phương va cơ sở tự tạo thêm thông qua việc khai thác các tiềm năng và thế mạnh của mình (vật tư tồn kho, nguyên vật liệu địa phương, sản xuất phụ, vốn tự có, hợp tác, liên kết bổ sung, xuất - nhập khẩu thêm của địa phương…).

 Các xí nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương phải nghiêm chỉnh hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch giao nộp sản phẩm cho Nhà nước (kể cả phần sản phẩm làm thêm ngoài phần kế hoạch do Nhà nước giao).

  4. Các huyện (quận) thực hiện việc tổng hợp kế hoạch từ cơ sở lên; các tỉnh, thành phố tổng hợp kế hoạch từ các huyện (quận) lên, bao gồm phần kế hoạch do địa phương trực tiếp quản lý và phần kế hoạch trên địa bàn lãnh thổ. Các Bộ, Tổng cục trực tiếp quản lý và phần kế hoạch do địa phương trực tiếp quản lý (chia theo tỉnh, thành phố).

  Ủy ban Kế hoạch Nhà nước phải tổ chức tốt việc tổng hợp kế hoạch Nhà nước thành kế hoạch kinh tế quốc dân, bao gồm cả kế hoạch bổ sung của các ngành, các cấp. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước cùng các Bộ và các địa phương tổ chức các đoàn công tác về các xí nghiệp, công trường và các huyện, nhất là các cơ sở trọng điểm để chỉ đạo, hướng dẫn việc xây dựng và tổng hợp kế hoặc từ dưới lên trên.

II. KẾT HỢP KẾ HOẶCH VỚI HẠCH TOÁN KINH TẾ, TĂNG CƯỜNG CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ

1. Việc xây dựng kế hoạch các nghành, các cấp phải đặc biệt coi trọng và quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả kinh tế. đưa các chỉ tiêu này vào hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh của kế hoạch Nhà nước. Có biện pháp tích cực và cụ thể giảm mức tiêu hao năng lượng, nhiên liệu, vật tư, giảm giá thành và chi phí lưu thông. Sửa đổi kế hoạch hóa và hạch toán giá thành, đảm bảo phản ánh đúng đắn các chi phí hợp lý của sản xuất, từng bước xoá bỏ những chi phí bất hợp lý trong giá thành. Soát xét, bổ sung và kiểm tra nghiêm ngặt việc thực hiện các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm (sản phẩm tiêu dùng trong nước và sản phẩm xuất khẩu), chất lượng công trình, chất lượng phục vụ …

2. Quản lý chặt chẽ kế hoạch xuất, nhập khẩu của các ngành, và các địa phương theo quyết định số 113-HĐBT ngày 10-7-1982, một mặt, phải bảo đảm hoàn thành và hoàn thành kế hoạch xuất, nhập khẩu của trung ương giao về những mặt hàng do trung ương thống nhất quản lý và những mặt hàng khác; mặt khác, khuyến khích các ngành, các địa phương tận dụng mọi khả năng để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng ngoài diện trung ương thống nhất quản lý. Phần xuất, nhập thêm ngoài kế hoạch Nhà nước giao cũng phải được tổng hợp vào kế hoạch của từng nghành và từng cấp theo sự hướng dẫn của Bộ Ngoại thương và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Phát huy các khả năng trong nước để bớt nhập những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được. Quản lý chặt chẽ chỉ tiêu thu chi ngoại tệ, đưa các khoản thu chi bằng nguồn ngoại tệ tự có của một số ngành và một số địa phương ( kể cả viện trợ nhân dân) vào kế hoạch Nhà nước. Chú trọng tính toán hiệu quả kinh tế trong xuất, nhập khẩu và trong quan hệ kinh tế với nước ngoài.

3. Kế hoạch hoá và quyết toán chặt chẽ ngân sách Nhà nước, thống nhất ghi đầy đủ các khoản thu chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương vào ngân sách Nhà nước, quy định rõ nguồn vốn đầu tư tập trung của ngân sách Nhà nước, (bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) và nguồn vốn tự có của các ngành, các địa phương và các cơ sở, kiểm tra việc sử dụng các quỹ ngoài ngân sách (các quỹ của xí nghiệp, của tổ chức đoàn thể và xã hội,…).

4. Kế hoạch hoá và hạch toán rõ ràng giữa Nhà nước với các ngành, giữa trung ương và địa phương về kết quả sản xuất, kinh doanh ; cố gắng làm rõ ngành nào làm đủ ăn và có hiệu quả ; địa phương nào hoàn tất tốt nghĩa vụ giao nộp sản phẩm cho trung ương.

       Đối với các cơ sở quốc doanh, cần kế hoạch hoá và quyết toán khối lượng vật tư, tiền vốn, ngoại tệ do Nhà nước cung ứng với khối lượng sản phẩm giao nộp, xuất khẩu và tích luỹ nộp ngân sách Nhà nước (chú trọng giao nộp sản phẩm của phần kế hoạch bổ sung và sản xuất phụ của các xí nghiệp).

Kế hoạch hoá và quyết toán quỹ vật tư, hàng hoán Nhà nước cung cấp cho nông dân với khối lượng sản phẩm nông dân bán cho Nhà nước theo hợp đồng kinh tế hai chiều (trừ phần thu thuế hiện vật).

5.Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quyết toán, xét duyệt kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm ở tất cả các đơn vị cơ sở, huyện, tỉnh, thành phố và Bộ, Tổng cục. Chú trọng việc quyết toán vật tư, tiền vốn, ngoại tệ và khối lượng sản xuất kinh doanh, quyết toán vật tư trong xây dựng cơ bản; kiên quyết thu về cho Nhà nước hoặc trừ vào kế hoạch năm sau số vật tư, tiền vốn, ngoại tệ thuộc phần nhiệm vụ không hoàng thành trong năm kế hoạch.       

III. XÚC TIẾN MỘT SỐ CÔNG VIỆC CẦN THIẾT NHẰM PHỤC VỤ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC

1. Trước hết, phải tếin hành sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước trong 3 năm ( 1981- 1983), xác định rõ những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được và nguyên nhân. Đối chiếu với những nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm ( 1981- 1985) để thấy rõ nhiệm vụ còn lại của hai năm 1984-1985. Có biện pháp tập trung cao độ để giải quyết những nhiệm vụ, sản phẩm còn yếu và mức độ thực hiện còn thấp.

2. Xúc tiến công tác điều tra cơ bản đất đai, tài nguyên, cơ sở vật chất-kỹ thuật và triển khai công tác phân vùng- quy hoạch; xây dựng các phương án kinh tế- kỹ thuật của từng sản phẩm để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch 1984-1984, chuẩn bị điều kiện cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm 1986-1990 và việc nghiên cứu chiến lược kinh tế dài hạn.

3. Soát xét lại, bổ xung và ban hành các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, trước hết là định mức tiêu hao xăng dầu, điện, than, định mức chi phí tiền lương trên một đơn vị sản phẩm. Xác định giá tính toán kế hoạch để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và hạch toán kinh tế.

4. Đồng thời với việc xây dựng kế hoạch, phải tổ chức nghiên cứu, đề xuất các chính sách, chế độ quản lý mới để trung ương xem xét và quyết định. Kiên quyết khắc phục hiện tượng tuỳ tiện trong việc chấp hành chính sách Nhà nước, tụ ý sửa đổi hoặc ban hành chính sách. Chấp hành nghiêm chỉnh 4 chế độ : chế độ trách nhiệm, chế độ kỷ luật, chế độ bảo vệ của công. chế độ phục vụ nhân dân từ trung ương đến cơ sở.

IV TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Trong tháng 6 phổ biến số kiểm tra cho các Bộ, các tỉnh, thành phố, đồng thời tổ chức các hội nghị về cải tiến kế hoạch hóa; các Bộ, các tỉnh, thành phố phổ biến số kiểm tra cho cơ sở.

- Tháng 7, tháng 8, các cơ sở xây dựng kế hoạch.

- Tháng 9, các Bộ tổng hợp kế hoạch của ngành bao gồm phần kế hoạch của tỉnh và thành phố và bảo vệ kế hoạch trước Thường vụ Hội đồng bộ trưởng( các Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng phụ trách các khối). Thường vụ Hội đồng bộ trưởng sẽ xem xét kế hoạch của một số tỉnh và thành phố trọng điểm (sẽ thông báo sau). Cuối tháng 9 năm 1983 các Bộ, Tổng cục và tỉnh, thành phố gửi bản kế hoạch năm 1984 đến văn phòng Hội đồng bộ trưởng và Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

- Tháng 10, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tổng hộp kế hoạch.

- Tháng 11, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước báo cáo kế hoạch trước các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

- Đầu tháng 12 Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng chính thức giao chỉ tiêu kế hoạch và ngân sách Nhà nước cho Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố. Cuối tháng 12 các Bộ, Tổng cục, tỉnh, thành phố chính thức giao chỉ tiêu kế hoạch và ngân sách cho cấp huyện và cơ sở.

Việc xây dựng kế hoạch Nhà nước năm 1984 phải kết hợp chặt chẽ với việc xây dựng ngân sách Nhà nước, sắp xếp lại kinh tế, bố trí lại sản xuất, thực hiện phân cấp quản lý về kinh tế và tài chính, cải tiến về cơ chế quản lý và kế hoạch hóa. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp ủy Đảng và chính quyền Nhà nước các cấp. Các bộ trưởng, tổng cục trưởng, chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặt khu trực thuộc trung ương phải trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng và tổng hợp kế hoạch và ngân sách từ huyện và cơ sở lên, báo cáo kịp thời lên thường vụ Hội đồng bộ trưởng, đồng gửi Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính.

 

 

K.T. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
PHÓ CHỦ TỊCH




Tố Hữu

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 179-CT năm 1983 về xây dựng kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nuớc năm 1984 do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành

  • Số hiệu: 179-CT
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 29/06/1983
  • Nơi ban hành: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
  • Người ký: Tố Hữu
  • Ngày công báo: 31/08/1983
  • Số công báo: Số 5
  • Ngày hiệu lực: 14/07/1983
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản