Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/CT-UBND | Hà Nội, ngày 23 tháng 09 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THỦ ĐÔ
Thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 30/7/2016 của UBND Thành phố về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quy chế phối hợp số 02/UBND-NHNN ngày 04/6/2016 của UBND thành phố Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hỗ trợ doanh nghiệp phục vụ phát triển kinh tế xã hội Thủ đô (sau đây gọi tắt là Quy chế phối hợp); Chủ tịch UBND Thành phố chỉ thị:
1. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội
- Tham mưu UBND Thành phố triển khai có hiệu quả chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn, chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chương trình tín dụng khác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gắn với thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô nhằm tạo sự liên kết mạnh mẽ các nguồn lực, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
- Làm đầu mối khuyến khích, vận động, tổng hợp danh sách các các tổ chức tín dụng, chi nhánh các tổ chức tín dụng (các tổ chức tín dụng) cam kết tham gia chương trình tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp với các gói tín dụng cụ thể.
- Tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp, định kỳ và các buổi ký hợp đồng cam kết cho vay vốn cụ thể giữa các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Thường xuyên bám sát, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn: Đề xuất, thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi phù hợp thực tế hoạt động doanh nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Thủ đô; Tập trung thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên địa bàn, xem xét, giải quyết cho vay, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; Tập trung đổi mới quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, nghiên cứu xây dựng điều kiện, tiêu chí cho vay phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô dễ dàng tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý. Gắn việc tham gia Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp với quá trình thực hiện kế hoạch tín dụng của mỗi tổ chức tín dụng trên địa bàn.
- Chủ động phối hợp các Vụ, Cục chức năng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Sở, ban, ngành, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Nội, Hiệp hội các Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội,... cơ quan báo chí để tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ các chủ trương của Đảng, Quốc hội, chính sách, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tiền tệ, tín dụng; Quy chế phối hợp, Chỉ thị và các chỉ đạo của Thành phố. Kịp thời xử lý theo thẩm quyền các thông tin chưa chính xác liên quan đến hoạt động ngân hàng nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân về các giải pháp, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội và các sở, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Chỉ thị, gắn với các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Thành phố.
- Phối hợp Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội và các sở, ngành liên quan, tham mưu UBND Thành phố tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, các cuộc đối thoại thường kỳ và đột xuất với cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô có sự tham gia của các tổ chức tín dụng để kịp thời nắm bắt tình hình doanh nghiệp, nhu cầu vay vốn và những khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các vấn đề liên quan; đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi.
- Chủ trì, phối hợp Sở Công thương, Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội rà soát, tổng hợp danh sách các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, tham gia chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp có các đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện các dự án, công trình trọng điểm, dự án phục vụ an sinh xã hội để phối hợp Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội triển khai đến các tổ chức tín dụng tham gia Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội, Sở Công thương xây dựng danh sách các cơ quan, đơn vị làm đầu mối để các doanh nghiệp tiếp cận và liên hệ vay vốn, tránh để các doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn nhưng không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng hoặc phải vay với lãi suất quá cao.
- Là các đầu mối để doanh nghiệp liên hệ và có trách nhiệm tổng hợp danh sách các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý có nhu cầu vay vốn; hàng quý, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội triển khai đến các tổ chức tín dụng.
- Thường xuyên thông tin, tuyên truyền về Quy chế phối hợp, Chỉ thị và các chỉ đạo liên quan của Trung ương và Thành phố đến doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
- Chủ động nắm bắt tình hình doanh nghiệp, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, gửi Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan chủ động, thường xuyên thông tin, định hướng các cơ quan báo chí trên địa bàn mở các chuyên mục với vị trí tin bài và thời gian phát sóng ưu tiên để tuyên truyền các nội dung liên quan đến chủ trương, chính sách, các chỉ đạo về phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Thủ đô.
5. Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã
- Sở Tài chính tổ chức thực hiện, tham mưu UBND Thành phố đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thành phố, gắn việc cổ phần hóa với đăng ký niêm yết, giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, giảm lệ thuộc vào vốn vay ngân hàng.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, đánh giá việc thực hiện chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tham mưu, đề xuất UBND Thành phố kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Sở Xây dựng phối hợp với Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh thành phố Hà Nội, các tổ chức tín dụng và các sở, ngành liên quan rà soát, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm thực hiện chương trình tín dụng nhà ở đang triển khai trên địa bàn; nghiên cứu, mở rộng chương trình hỗ trợ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng, mở rộng đối tượng được vay vốn trong lĩnh vực nhà ở để thực hiện hiệu quả đề án phát triển nhà ở giai đoạn 2010-2020 của thành phố Hà Nội.
- Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của Thành phố.
- Chủ động rà soát các quy định hiện hành thuộc lĩnh vực chuyên môn có liên quan đến doanh nghiệp, đề xuất UBND Thành phố kiến nghị Bộ, ngành trung ương sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển theo nguyên tắc chính quyền phục vụ doanh nghiệp, xã hội.
- Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, thân thiện cho doanh nghiệp đặc biệt trong tiếp cận các nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh như nguồn lao động, đất đai, khoa học công nghệ... Chủ động nắm bắt khó khăn, vướng mắc, kịp thời có các biện pháp giải quyết cho các doanh nghiệp.
- Tích cực, chủ động tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các hình thức như: bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ tìm kiếm thị trường đầu ra, xây dựng và thực hiện mô hình liên kết chuỗi giá trị, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính, đất đai, mặt bằng, xây dựng, giấy phép xây dựng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,... để doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi.
- Phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trên địa bàn trong công tác tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, mở rộng và tăng trưởng tín dụng; đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động ngân hàng (như hỗ trợ xử lý tài sản đảm bảo là bất động sản, tài sản, rút ngắn thời gian đăng ký giao dịch bảo đảm, các thủ tục xác nhận, công chứng,...) để tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp và ngân hàng.
Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động, tích cực phối hợp Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức triển khai hiệu quả Chỉ thị để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả và các ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng tốt, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị, định kỳ hàng quý, tổng hợp, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND Thành phố; trường hợp có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, tổng hợp, đề xuất, báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND Thành phố xem xét, giải quyết theo quy định.
Yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2016 thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 2Quyết định 1952/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển Doanh nghiệp đến năm 2020 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- 3Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình 03-CTr/TU về Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 4Chương trình 03/CTr-UBND năm 2012 hành động thực hiện Nghị quyết giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước do tỉnh Cà Mau ban hành
- 5Quyết định 43/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh với các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 6Nghị quyết 41/2016/NQ-HĐND về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 do tỉnh Yên Bái
- 7Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình 02-CTr/TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025" do thành phố Hà Nội ban hành
- 1Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 do Chính phủ ban hành
- 2Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2016 thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP và 35/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 3Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2016 thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 4Quyết định 1952/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển Doanh nghiệp đến năm 2020 do Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La ban hành
- 5Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình 03-CTr/TU về Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh, bền vững giai đoạn 2016-2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 6Chương trình 03/CTr-UBND năm 2012 hành động thực hiện Nghị quyết giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước do tỉnh Cà Mau ban hành
- 7Quyết định 43/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp giữa Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh với các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 8Nghị quyết 41/2016/NQ-HĐND về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 do tỉnh Yên Bái
- 9Kế hoạch 175/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình 02-CTr/TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025" do thành phố Hà Nội ban hành
Chỉ thị 17/CT-UBND năm 2016 thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hỗ trợ doanh nghiệp phục vụ phát triển kinh tế xã hội Thủ đô do Uỷ ban nhân dân Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 17/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 23/09/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Đức Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra