Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2009/CT-UBND | Vinh, ngày 18 tháng 05 năm 2009 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Những năm qua, lâm nghiệp Nghệ An đã thu được kết quả quan trọng trên các lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tài nguyên rừng được bảo vệ tốt, độ che phủ rừng không ngừng tăng lên. Kinh tế lâm nghiệp có bước phát triển khá, góp phần giải quyết thêm nhiều việc làm, đảm bảo tốt hơn tính năng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, việc khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; hoạt động đốt nương, làm rẫy không đúng nơi quy định và hiện tượng vi phạm quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp vẫn còn xảy ra. Để phát huy những kết quả đạt được, đồng thời sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các chủ rừng trong tỉnh tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
1. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành liên quan tuyên truyền sâu rộng, giáo dục nâng cao nhận thức về Luật bảo vệ phát triển rừng; Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ ban hành quy định về phòng cháy chữa cháy rừng; Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng; Chỉ thị số 12/2003/CT-TTg ngày 16/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng.
Hoạt động tuyên truyền, giáo dục cần được tổ chức đến từng xã, thôn, đơn vị quản lý rừng cơ sở, các hộ gia đình sống trong và gần rừng. Việc tổ chức tuyên truyền phải thường xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức khác nhau, thông qua lồng ghép với các hoạt động thông tin, truyền thông và mạng lưới giáo dục phổ thông, phù hợp với điều kiện và tập quán của từng địa phương, đơn vị; tránh tổ chức tuyên truyền hình thức, đối phó hoặc chạy theo thành tích, tốn kém nhưng hiệu quả không cao.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về Bảo vệ rừng và Phòng cháy, chữa cháy rừng phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, chủ rừng và lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương để huy động lực lượng đủ mạnh, kết hợp đồng bộ nhằm:
- Tuyên truyền, vận động kết hợp tiến hành truy quét, triệt phá những ổ, nhóm vi phạm luật pháp về bảo vệ, phát triển rừng; xử lý nghiêm những phần tử tiếp tay, bao che hoặc kích động, lôi kéo nhiều người để phá rừng, xâm phạm trái phép đất lâm nghiệp, chống đối người thi hành công vụ.
- Tiến hành kiểm tra, cưỡng chế (nếu cần) những người xâm canh, xâm cư tự do vào rừng bất hợp pháp; tập trung chỉ đạo chuyển những người này vào định cư trong các khu đã quy hoạch, cân đối bố trí đất đai để họ làm ăn sinh sống. Những trường hợp không vào định cư trong các khu quy hoạch thì phối hợp với chính quyền địa phương có dân đi, tổ chức đưa họ về tái định cư ở quê cũ.
- Tăng cường kiểm tra và chỉ đạo các chủ rừng có tuyến đường vành đai biên giới (Việt - Lào) đi qua và các khu vực được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp thực hiện tốt công tác khai thác tận dụng lâm sản để giải phóng mặt bằng, tuyệt đối tránh để kẻ xấu lợi dụng khai thác rừng trái phép, đồng thời triển khai ngay phương án phối hợp tuần tra nhằm quản lý bảo vệ tốt tài nguyên rừng.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo khẩn trương hoàn thành việc lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, xã theo Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT trong Quý II năm 2009; đồng thời phối hợp với các sở, ngành liên quan để chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn.
3. Sở Tài nguyên & Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo UBND các huyện và các chủ rừng rà soát lại toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, sử dụng không hiệu quả để trình UBND tỉnh biện pháp xử lý; đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và tiến độ phân định, cắm mốc ranh giới ba loại rừng, mốc ranh giới các đơn vị quản lý rừng.
4. Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo thực hiện tốt Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, đặc biệt là hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy và trồng rừng phòng hộ.
- Chỉ đạo đẩy mạnh giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao, khoán đất lâm nghiệp ổn định cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình để yên tâm tổ chức sản xuất, trồng rừng và hưởng lợi theo quy định.
- Tham mưu xây dựng mô hình hưởng lợi nhiều mặt từ rừng theo quy định, ưu tiên tiếp cận những phương thức hưởng lợi mới từ rừng như chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES) và bán chứng chỉ Cac-bon (chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính thông qua cơ chế phát triển sạch - CDM hoặc quản lý rừng bền vững - REDD) để rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng.
- Hướng dẫn và đôn đốc UBND các huyện tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước các cấp về rừng và đất lâm nghiệp; chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị cấp huyện trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng tại địa phương; trước mắt là sự phối hợp giữa cơ quan Công an, Quân đội, các phòng chức năng thuộc UBND cấp huyện, Hạt Kiểm lâm, chủ rừng, chính quyền các xã, phường, thị trấn làm cơ sở cho việc thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
5. Chủ rừng chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng và đất lâm nghiệp trái phép mà không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Chủ tịch UBND cấp huyện, xã và thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp và trước pháp luật nếu không kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hoạt động vi pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng tại địa bàn quản lý.
Những địa phương, đơn vị được giao quản lý rừng và đất lâm nghiệp đưa việc chấp hành pháp luật bảo vệ, phát triển rừng làm một trong các tiêu chuẩn để xem xét danh hiệu thi đua hàng năm của tổ chức, gia đình ở khu dân cư. Chú trọng công tác biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Giao Sở Nông nghiệp & PTNT thường xuyên kiểm tra, theo dõi và đôn đốc các cơ quan, đơn vị và UBND cấp huyện thực hiện tốt Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì khó khăn vướng mắc báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp & PTNT) để xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2013 tiếp tục tăng cường biện pháp cấp bách để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 2Nghị quyết 33/2012/NQ-HĐND thông qua đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 3Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 4Chỉ thị 21/1999/CT-UB về xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng thôn bản do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5Quyết định 5149/QĐ-UBND năm 2015 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ ngày 31/12/2014 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 6Quyết định 814/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần
- 1Quyết định 5149/QĐ-UBND năm 2015 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ ngày 31/12/2014 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 2Quyết định 814/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần
- 1Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- 2Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Chỉ thị 12/2003/CT-TTg về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 05/2008/TT-BNN hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2013 tiếp tục tăng cường biện pháp cấp bách để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 8Nghị quyết 33/2012/NQ-HĐND thông qua đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 9Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 10Chỉ thị 21/1999/CT-UB về xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng thôn bản do tỉnh Nghệ An ban hành
Chỉ thị 16/2009/CT-UBND tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 16/2009/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 18/05/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Đình Chi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra