- 1Thông tư 63/2005/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ tài chính ban hành
- 2Thông tư 07/2005/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Nghị định 135/2003/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 4Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước
- 5Thông tư liên tịch 109/2004/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 6Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2007/CT-UBND | Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 12 tháng 4 năm 2007 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TIẾP TỤC CỦNG CỐ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHÁP CHẾ SỞ, NGÀNH VÀ CỘNG TÁC VIÊN CÔNG TÁC VĂN BẢN
Ngày 18/5/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp Nhà nước; ngày 24/01/2005, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT/BTP-BNV hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp Nhà nước.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện nội dung Nghị định số 122/2004/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT/BTP-BNV của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ bước đầu đạt kết quả khá tốt; đã củng cố và tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế ở một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai công tác tổ chức pháp chế trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng đúng yêu cầu về tổ chức, tiêu chuẩn, nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ.
Để củng cố tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức pháp chế, phát huy vai trò, tác dụng của công tác tổ chức pháp chế thực hiện công tác xây dựng, rà soát, kiểm tra, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong cán bộ công chức và nhân dân, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục thực hiện nhiệm vụ:
1. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp cùng Sở Tư pháp và các sở, ngành có liên quan có trách nhiệm:
a) Nghiên cứu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét kiện toàn tổ chức pháp chế (hoặc cán bộ pháp chế chuyên trách) của sở, ngành, doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh theo quy định tại Nghị định số 122/2004/NĐ-CP của Chính phủ trong quý III năm 2007;
b) Hướng dẫn các sở, ngành, doanh nghiệp Nhà nước tuyển dụng, bố trí cán bộ làm công tác pháp chế của đơn vị theo đúng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định tại Điều 11 Nghị định số 122/2004/NĐ-CP của Chính phủ. Tiếp tục rà soát về tiêu chuẩn nghiệp vụ, đạo đức, năng lực đối với đội ngũ cán bộ tổ chức pháp chế do các sở, ngành, doanh nghiệp Nhà nước đã chọn cử trong thời gian qua. Những cán bộ qua xem xét nếu thấy chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 122/2004/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT/BTP-BNV của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ thì các đơn vị cử người thay thế;
c) Hằng năm tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác tổ chức pháp chế trên địa bàn tỉnh; tham mưu đề xuất cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ dự các lớp tập huấn hoặc theo học các lớp đại học chuyên ngành khác để đáp ứng nhiệm vụ của công tác tổ chức pháp chế trong giai đoạn hiện nay.
2. Cán bộ, công chức làm công tác tổ chức pháp chế thực hiện đúng quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18/5/2004 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT/BTP-BNV ngày 24/01/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ; Thông tư số 07/2005/TT-BTP ngày 31/8/2005 của Bộ Tư pháp có trách nhiệm giúp lãnh đạo sở, ngành thực hiện nhiệm vụ của ngành về:
a) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
b) Tổ chức rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý chuyên ngành của cơ quan chuyên môn và đề xuất phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật;
c) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
d) Phổ biến giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật;
đ) Thực hiện nhiệm vụ khác do thủ trưởng cơ quan giao.
3. Đối với cán bộ làm công tác tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp Nhà nước giúp giám đốc doanh nghiệp:
a) Những vấn đề pháp lý có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp;
b) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động;
c) Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho cán bộ, công chức, người lao động; phối hợp các phòng, ban và các tổ chức đoàn thể kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế và kiến nghị biện pháp xử lý vi phạm;
d) Góp ý kiến dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước gửi xin ý kiến; kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật;
đ) Tham gia ý kiến đối với các dự thảo hợp đồng kinh tế, văn bản do các đơn vị khác của doanh nghiệp gửi đến trước khi trình giám đốc;
g) Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
4. Về kinh phí hoạt động thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 109/2004/TTLT-BTC-BTP ngày 17/11/2004 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
5. Cán bộ làm công tác tổ chức pháp chế tại các sở, ngành, doanh nghiệp Nhà nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan. Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ và phối hợp với các sở, ban, ngành, doanh nghiệp tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ này.
6. Thủ trưởng các sở, ngành, doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác tổ chức pháp chế của đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, phối hợp với Sở Nội vụ và Sở Tư pháp thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu trên.
7. Giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp cùng Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện nội dung Chỉ thị này; định kỳ có kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 12/2012/CT-UBND xây dựng, kiện toàn tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ngãi
- 2Chỉ thị 14/2012/CT-UBND về xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 3Chỉ thị 09/2013/CT-UBND năm 2013 kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 1Thông tư 63/2005/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật do Bộ tài chính ban hành
- 2Thông tư 07/2005/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Nghị định 135/2003/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 4Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước
- 5Thông tư liên tịch 109/2004/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 6Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 7Chỉ thị 12/2012/CT-UBND xây dựng, kiện toàn tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước tỉnh Quảng Ngãi
- 8Chỉ thị 14/2012/CT-UBND về xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 9Chỉ thị 09/2013/CT-UBND năm 2013 kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động tổ chức pháp chế các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Chỉ thị 16/2007/CT-UBND tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức pháp chế sở, ngành và cộng tác viên công tác văn bản do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- Số hiệu: 16/2007/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 12/04/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Hoàng Thị Út Lan
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/04/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực