Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1558/CT-UBND | Kiên Giang, ngày 13 tháng 7 năm 2018 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và các sở, ngành liên quan tích cực đóng góp ý kiến với Bộ Giáo dục và Đào tạo, góp phần hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; đồng thời hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp, rà soát cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2018 - 2019. Tuy nhiên, việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của tỉnh còn nhiều khó khăn, bất cập; việc phối hợp giữa các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện với Sở Giáo dục và Đào tạo từng lúc từng nơi chưa thực sự hiệu quả.
Ngày 21/11/2017, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 51/2017/QH14 điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Để triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo đạt chất lượng, hiệu quả và đúng lộ trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a) Tích cực triển khai kế hoạch thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Tổ chức thẩm định, giới thiệu bộ sách giáo khoa đạt yêu cầu cao để các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sử dụng trong nhà trường;
c) Rà soát, đánh giá năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng trường phổ thông; tổ chức các lớp, cung cấp tài liệu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trên phạm vi toàn tỉnh;
d) Chủ động phối hợp rà soát, sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên và thực hiện đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục;
đ) Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông rộng rãi trong xã hội về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình và điều kiện thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Chỉ đạo ngành giáo dục tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo phù hợp với điều kiện của địa phương;
b) Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu giáo viên ở từng môn học, lớp học, cấp học theo phân cấp quản lý; chủ động xây dựng kế hoạch sắp xếp, bổ sung đội ngũ và phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;
c) Tổ chức rà soát, quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Điều chỉnh, sắp xếp để sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có; xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;
đ) Bố trí ngân sách địa phương, lồng ghép có hiệu quả và sử dụng đúng mục đích nguồn vốn từ các chương trình, đề án, dự án; huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới;
e) Đẩy mạnh truyền thông về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại địa phương; biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt trong thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;
g) Tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện, hàng năm gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác truyền thông, tạo đồng thuận xã hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo bố trí, cân đối vốn đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện các chương trình, đề án, dự án nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho các địa phương theo lộ trình triển khai áp dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
5. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan xây dựng dự toán kinh phí chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề hàng năm để chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất theo lộ trình triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, bảo đảm phù hợp với phân cấp và khả năng cân đối ngân sách nhà nước; hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
6. Các sở, ngành và cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo quy định, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo yêu cầu tại các Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và hàng năm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Chỉ thị này./.
- 1Kế hoạch 8332/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Kế hoạch 415/KH-UBND năm 2017 triển khai Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 3Kế hoạch 7533/KH-UBND năm 2016 về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- 4Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2018 về đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do tỉnh Lai Châu ban hành
- 5Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do tỉnh Phú Yên ban hành
- 6Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2019 về đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 7Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2019 về tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2019-2024
- 1Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 2Quyết định 404/QĐ-TTg năm 2015 về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Kế hoạch 8332/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 5Kế hoạch 415/KH-UBND năm 2017 triển khai Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Kế hoạch 7533/KH-UBND năm 2016 về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025
- 7Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Nghị quyết 51/2017/QH14 về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Quốc hội ban hành
- 9Chỉ thị 16/CT-TTg năm 2018 về đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2018 về đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do tỉnh Lai Châu ban hành
- 11Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do tỉnh Phú Yên ban hành
- 12Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2019 về đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 13Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2019 về tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2019-2024
Chỉ thị 1558/CT-UBND năm 2018 về đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông do tỉnh Kiên Giang ban hành
- Số hiệu: 1558/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/07/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Phạm Vũ Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra