- 1Quyết định 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Công đoàn 2012
- 3Bộ Luật lao động 2012
- 4Nghị định 60/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- 5Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 6Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 7Quyết định 357/QĐ-UBND năm 2015 Quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an với các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/CT-UBND | Quảng Ngãi, ngày 23 tháng 11 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ TRANH CHẤP LAO ĐỘNG, ĐÌNH CÔNG, LÃN CÔNG VÀ CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ, DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Thực hiện Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ triển khai Kết luận số 96-KL/TW ngày 07/4/2014 của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 22- CT/TW ngày 05/6/2008 của Ban Bí thư khóa X về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp;
Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tình hình tranh chấp lao động cá nhân có xu hướng tăng, tranh chấp lao động tập thể có xu hướng giảm. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến tranh chấp lao động tập thể, đình công, ngừng việc tập thể là rất cao, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật lao động trong các doanh nghiệp, tình hình an ninh trật tự và môi trường đầu tư, cơ hội phát triển của tỉnh.
Nguyên nhân chủ yếu là do chủ sử dụng lao động chưa thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật lao động, chưa quan tâm đúng mức đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần của người lao động trong khu kinh tế và các khu công nghiệp chưa được đảm bảo; công tác quản lý nhà nước về lao động còn bất cập; nhiều doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn hoặc có thành lập tổ chức công đoàn nhưng hoạt động chưa hiệu quả, chưa trở thành người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp; hầu hết các doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa có tổ chức chính trị xã hội để lãnh đạo, tập hợp, vận động, người lao động thực hiện tốt pháp luật lao động; đa số người lao động nhận thức, hiểu biết về chính sách, pháp luật lao động còn hạn chế; quan hệ cung - cầu về lao động trên địa bàn tỉnh còn mất cân đối;
Để phòng ngừa, hạn chế tranh chấp lao động và đình công, lãn công hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và phát triển trong các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng môi trường đầu tư và thực hiện hiệu quả chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn người lao động, chủ sử dụng lao động, bộ phận giúp việc, đại diện Ban chấp hành công đoàn của các đơn vị, doanh nghiệp về những nội dung liên quan đến chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động và những chính sách mới liên quan đến người lao động.
- Tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng nội quy lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể; xây dựng và đăng ký thang lương, bảng lương, quy chế trả lương, trả thưởng và phân phối thu nhập theo quy định của pháp luật lao động.
- Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đối thoại định kỳ theo quy định của pháp luật; phải công bố, công khai cho người lao động biết mức lương, mức thưởng, thời gian trả lương, trả thưởng, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tránh tình trạng nợ tiền lương, tiền thưởng của người lao động. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra doanh nghiệp thực hiện thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho người lao động đảm bảo đúng mức lương và thời gian, nhất là thời điểm cuối năm và Tết Âm lịch.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật lao động, các vấn đề dễ phát sinh tranh chấp lao động như tiền lương, làm thêm giờ, phúc lợi, ăn ca, đóng hưởng bảo hiểm xã hội, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về lao động ở các doanh nghiệp, thông báo công khai những doanh nghiệp bị xử lý vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình lao động trong các doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất- kinh doanh có nguy cơ giải thể, thu hẹp sản xuất để hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng phương án lao động, đảm bảo các chế độ, quyền lợi cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động.
- Phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Cùng với thời điểm xây dựng dự toán hàng năm, căn cứ quy định của chế độ tài chính hiện hành, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội lập dự toán kinh phí để phục vụ hoạt động của Hội đồng Trọng tài Lao động tỉnh; công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật lao động; công tác giải quyết tranh chấp lao động, đình công gửi Sở Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Khi đình công, lãn công xảy ra, chủ trì phối hợp với các ngành, các địa phương tìm hiểu nguyên nhân, hỗ trợ các bên thương lượng, giải quyết tranh chấp, sớm ổn định tình hình và kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để biết và chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp.
2. Ban Quản lý Khu Kinh tế Dung Quất và các Khu Công nghiệp Quảng Ngãi:
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lao động theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp thuộc khu kinh tế, khu công nghiệp; Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp thuộc khu kinh tế, khu công nghiệp trong việc thực hiện quy định của pháp luật lao động.
- Quản lý tốt môi trường sản xuất - kinh doanh và môi trường làm việc đối với các doanh nghiệp, đơn vị trong phạm vi quản lý; tham mưu cho cấp có thẩm quyền việc thực hiện nhà ở cho công nhân, nhà sinh hoạt văn hóa - thể dục, thể thao trong khu kinh tế và các khu công nghiệp.
- Rà soát và tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước về việc cấp phép đầu tư và giám sát quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Định kỳ phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức (hoặc tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức) các cuộc trao đổi, đối thoại với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nhằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện các chính sách và pháp luật hiện hành.
- Chủ động, nắm bắt tình hình sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, sớm phát hiện những mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ lao động, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội; tham gia phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động, đình công, ngừng việc tập thể.
3. Bảo hiểm xã hội tỉnh:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn doanh nghiệp, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật về đóng và nợ, trốn tham gia bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động.
- Định kỳ hàng quý báo cáo tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp kéo dài của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp để Uỷ ban nhân dân tỉnh nắm bắt và kịp thời chỉ đạo, xử lý nhằm đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
- Thực hiện việc rà soát, trả sổ bảo hiểm xã hội kịp thời cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật, để người lao động tự kiểm tra, giám sát quá trình đóng- hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của mình.
4. Liên đoàn Lao động tỉnh:
- Đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, thành lập và xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới; trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực của công đoàn cơ sở doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Chỉ đạo các cấp công đoàn tích cực tuyên truyền Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ tư vấn pháp luật đối với người lao động; chủ động đề xuất tham gia với người sử dụng lao động trong việc thực hiện Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 19/6/2015 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3, điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
- Tập trung nghiên cứu, xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chương trình “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết và thực hiện có hiệu quả thỏa ước lao động tập thể”. Trong đó, chú ý đến việc đại diện tập thể người lao động chủ động thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể, nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể tại các doanh nghiệp; tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần người lao động và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
- Lập đường dây nóng để người lao động phản ánh kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội và mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động; có biện pháp can thiệp kịp thời, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.
5. Sở Tài chính: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn kinh phí trong kế hoạch hàng năm trên cơ sở dự toán do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập và căn cứ khả năng ngân sách, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để phục vụ hoạt động của Hội đồng Trọng tài Lao động tỉnh; công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật lao động; công tác giải quyết tranh chấp lao động, đình công; tham mưu bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Chính phủ đến năm 2021.
6. Sở Nội vụ: Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố duy trì ổn định biên chế đối với công chức, viên chức quản lý lao động ở các huyện, thành phố (Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội), nhất là những địa phương có nhiều doanh nghiệp hoạt động và có Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp như huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, thành phố Quảng Ngãi.
7. Sở Ngoại vụ: Thông qua cơ quan đại diện ngoại giao một số quốc gia có dự án đầu tư tại tỉnh Quảng Ngãi, Sở Ngoại vụ đề nghị hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong việc thực hiện các chính sách và quy định về pháp luật lao động nhằm góp phần ổn định môi trường đầu tư của tỉnh, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, đảm bảo lợi ích đôi bên, ngăn chặn các sự vụ tranh chấp lao động, đình công, lãn công và các vấn đề phát sinh ảnh hưởng không tốt trong quan hệ lao động.
8. Công an tỉnh:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tiếp tục thực hiện hiệu quả Quyết định số 357/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an với cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong công tác đảm bảo an ninh trật tự.
- Chủ động nắm tình hình, phát hiện kịp thời những mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ doanh nghiệp để kịp thời tham mưu, giải quyết các hoạt động quá khích, lợi dụng đình công, bãi công gây mất an ninh trật tư, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại cơ quan, doanh nghiệp để kịp thời chấn chỉnh, không để xảy ra vi phạm.
- Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ Công an các huyện, thành phố nắm tình hình, phát hiện những mâu thuẫn dẫn đến nguy cơ tranh chấp lao động, đình công để tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp xử lý theo quy định.
- Hướng dẫn, phối hợp với doanh nghiệp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc và lập phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn tại các doanh nghiệp.
- Phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp giải quyết hậu quả những nội dung liên quan đến an ninh trật tự xảy ra trong quá trình đình công, lãn công, ngưng việc tập thể, không để phức tạp, phát sinh điểm nóng về an ninh trật tự.
9. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh:
- Tổ chức nâng cao vai trò của tổ chức đại diện người sử dụng lao động khi tham gia vào các hoạt động phối hợp với tổ chức công đoàn và cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển quan hệ lao động; đề xuất đối thoại với Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, những tồn tại, khó khăn trong việc thực hiện chính sách liên quan đến lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội.
- Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các thành viên của tổ chức nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ sử dụng lao động trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật lao động, nhất là trong tuyển dụng, sử dụng lao động, chính sách tiền lương, tiền thưởng, an toàn lao động và quy định về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, làm tiền đề thực hiện quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
10. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi:
- Tăng cường thời lượng đưa tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các chính sách về lao động của Nhà nước; thường xuyên đưa tin đảm bảo theo đúng quy định của Nhà nước về tình hình thực hiện pháp luật lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
11. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, quan tâm đến công tác đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, xây dựng thang lương, bảng lương, thời hạn nâng lương, định mức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, quy chế trả lương của doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện, phát huy quyền hạn, trách nhiệm của đội ngũ hòa giải viên lao động trên địa bàn, đảm bảo hoạt động hiệu quả khi có tranh chấp lao động xảy ra tại địa phương.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các ngành liên quan ở địa phương sớm phát hiện, ngăn ngừa các vụ tranh chấp lao động, đình công không đúng quy định và giải quyết nhanh chóng, hiệu quả các vụ tranh chấp lao động và đình công theo đúng trình tự, quy định.
- Chỉ đạo lực lượng Công an của địa phương thường xuyên theo dõi, nắm tình hình hoạt động của doanh nghiệp, khi xảy ra tranh chấp lao động, đình công cần thực hiện các biện pháp kiểm soát, không để đình công vượt ra ngoài hàng rào doanh nghiệp nhằm ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.
- Tăng cường tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động tại địa bàn.
12. Người sử dụng lao động:
- Có trách nhiệm thực hiện nghiêm các nội dung quy định tại Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 19/6/2015 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3, điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, thực hiện nghiêm Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật bảo hiểm xã hội, Luật An toàn Vệ sinh lao động.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện để tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Phụ nữ được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức đoàn thể; phối hợp với các tổ chức đoàn thể và các cơ quan chức năng có liên quan chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
- Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất với cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương.
13. Chế độ thông tin, báo cáo:
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện và tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện kế hoạch của sở, ngành và đơn vị mình;
- Định kỳ trước ngày 20 tháng 12 hàng năm báo cáo, đánh giá kết quả triển khai, thực hiện gửi về Sở Lao động- Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2009 tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp do tỉnh Hải Dương ban hành
- 2Chỉ thị 22/2009/CT-UBND tăng cường quản lý, giải quyết tranh chấp lao động, đình công, lãn công và chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Chỉ thị 29/2006/CT-UBND tăng cường công tác quản lý và chấp hành pháp luật lao động do tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ban hành
- 4Quyết định 3081/QĐ-UBND năm 2012 về phê duyệt Đề án "Hạn chế tranh chấp lao động và đình công không đúng quy định của pháp luật tại Khu kinh tế và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012-2015"
- 5Công văn 470/LĐLĐ năm 2020 về phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động, đình công và thực hiện sắp xếp lao động trong doanh nghiệp do Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội ban hành
- 1Quyết định 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Công đoàn 2012
- 3Bộ Luật lao động 2012
- 4Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2009 tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp do tỉnh Hải Dương ban hành
- 5Chỉ thị 22/2009/CT-UBND tăng cường quản lý, giải quyết tranh chấp lao động, đình công, lãn công và chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 6Nghị định 60/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- 7Chỉ thị 29/2006/CT-UBND tăng cường công tác quản lý và chấp hành pháp luật lao động do tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ban hành
- 8Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 9Nghị quyết 97/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động triển khai Kết luận 96-KL/TW tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp do Chính phủ ban hành
- 10Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015
- 11Quyết định 357/QĐ-UBND năm 2015 Quy chế phối hợp giữa lực lượng Công an với các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong công tác đảm bảo an ninh, trật tự
- 12Quyết định 3081/QĐ-UBND năm 2012 về phê duyệt Đề án "Hạn chế tranh chấp lao động và đình công không đúng quy định của pháp luật tại Khu kinh tế và các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2012-2015"
- 13Công văn 470/LĐLĐ năm 2020 về phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động, đình công và thực hiện sắp xếp lao động trong doanh nghiệp do Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội ban hành
Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp phòng ngừa, hạn chế tranh chấp lao động, đình công, lãn công và chấp hành pháp luật lao động trong đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 14/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 23/11/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Ngọc Căng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/11/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực