Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 26 tháng 07 năm 2021 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNHVĨNH PHÚC
Kinh doanh trên nền tảng số là lĩnh vực kinh doanh ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh số chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh lên không gian số, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên nền tảng trực tuyến. Những năm gần đây, thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh có nhiều văn bản chỉ đạo như kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2017-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 4264/QĐ-UBND ngày 28/12/2016, kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 31/12/2020 về phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025,trong đó giao Cục Thuế tỉnh triển khai các dịch vụ nộp thuế điện tử, khai thuế điện tử, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã triển khai quyết liệt, áp dụng nhiều biện pháp trong công tác thu thuế tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh số với 02 nhóm đối tượng: Tổ chức, cá nhân kinh doanh là các đối tác của các tập đoàn lớn như Google (Youtube, Google Play,...), Facebook,... và các công ty nước ngoài đang cung ứng dịch vụ đặt phòng trực tuyến tại Việt Nam như: Agoda, Booking,... Tuy nhiên, loại hình này cũng phát sinh nhiều vấn đề cần quản lý, nhất là trong công tác quản lý thuế như: chưa khai thác được các thông tin quản lý thuế từ các sàn giao dịch điện tử: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,…; các trang Facebook cá nhân, page và group bán hàng qua mạng xã hội…
Để tăng cường công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về trách nhiệm cung cấp thông tin của của cơ quan quản lý nhà nước; kê khai khấu trừ thuế đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử; Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh; Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng và các quy định khác của pháp luật có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu:
1. Sở Công Thương
Cung cấp cho Cục Thuế tỉnh thông tin hoạt động thương mại điện tử của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công thương, bao gồm: website thương mại điện tử bán hàng; website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; ứng dụng thương mại điện tử bán hàng; các tổ chức, cá nhân sở hữu website hoặc ứng dụng thương mại điện tử…để làm cơ sở quản lý thuế.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chỉ đạo các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh cung cấp chứng minh thư nhân dân, số thẻ căn cước công dân của các thuê bao di động khi Cục Thuế tỉnh đề nghị.
b) Phối hợp với Cục Thuế tỉnh quét các từ khóa liên quan đến hoạt động kinh doanh trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, … để tra soát các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh theo đề nghị của Cục Thuế tỉnh.
c) Phối hợp với Cục Thuế tỉnh để tuyên truyền, phổ biến nghĩa vụ kê khai nộp thuế, chính sách thuế, các loại thuế phải thực hiện kê khai trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên các phương tiện truyền thông trên địa bàn tỉnh để người nộp thuế biết và thực hiện.
3. Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh
Phối hợp, trao đổi và cung cấp thông tin cho Cục Thuế tỉnh về các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử có hoạt động kinh doanh chưa kê khai nộp thuế được phát hiện trong quá trình quản lý.
4. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc
Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh các ngân hàng thương mại trên địa bàn cung cấp thông tin với Cục Thuế tỉnh liên quan đến giao dịch ngân hàng của các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử theo quy định của pháp luật.
5. Cục Thuế tỉnh
a) Đề nghị các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn cung cấp thông tin liên quan đến giao dịch qua ngân hàng của các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử. Sử dụng, lưu trữ và bảo mật thông tin, tài liệu do các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại cung cấp theo đúng quy định của pháp luật.
b) Đề nghị các tổ chức, cá nhân (các sàn giao dịch thương mại điện tử, công ty phát chuyển phát thu hộ tiền bán hàng và bưu điện, công ty có các ứng dụng tiện ích; các đơn vị cung cấp dịch vụ hosting, công ty bưu chính, viễn thông …) cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cung cấp số lượng, giá trị hàng hóa vận chuyển và các thông tin có liên quan của từng tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để thu thập thông tin quản lý.
c) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để tuyên truyền, phổ biến nghĩa vụ kê khai nộp thuế, chính sách thuế, các loại thuế phải thực hiện kê khai trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên các phương tiện truyền thông trên địa bàn tỉnh để người nộp thuế biết và thực hiện.
d) Tăng cường công tác quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; thực hiện các biện pháp theo quy định để chống thất thu ngân sách nhà nước trong lĩnh vực này.
e) Phối hợp với Đài Phát thanh, Truyền hình và Báo Vĩnh Phúc để tuyên truyền về nghĩa vụ kê khai nộp thuế, chính sách thuế, các loại thuế phải thực hiện kê khai và nộp thuế trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đến tất cả người nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử nhằm đảm bảo người nộp thuế biết, nắm rõ chính sách thuế để tự thực hiện kê khai, nộp thuế. Đồng thời, hỗ trợ người nộp thuế trong việc thực hiện kê khai, nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
f) Căn cứ danh sách các website thương mại điện tử do các Sở ngành cung cấp; thông tin giao dịch qua ngân hàng của các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử do các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại cung cấp; số lượng hàng hóa vận chuyển do các đơn vị vận chuyển cung cấp… Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện các biện pháp quản lý thuế đúng theo quy định và có hiệu quả, nhằm đảm bảo chống thất thu ngân sách nhà nước.
6. Các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Có trách nhiệm cung cấp cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử cung cấp số lượng, giá trị hàng hóa vận chuyển và các thông tin có liên quan của từng tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử theo yêu cầu của cơ quan Thuế.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai Chỉ thị này. Trong quá trình triển khai có khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND tỉnh (qua Cục thuế tỉnh) để kịp thời có ý kiến chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 02/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án tăng cường công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế tỉnh Đắk Lắk
- 2Quyết định 753/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý thu thuế tài nguyên, tiền cấp quyền, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh thương mại điện tử do tỉnh Bình Định ban hành
- 4Kế hoạch 502/KH-UBND năm 2021 về quản lý thuế và giải pháp chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 5Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng số do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Quyết định 1543/QĐ-UBND năm 2021 Quy chế phối hợp quản lý hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 7Kế hoạch 231/KH-UBND năm 2021 về quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 8Kế hoạch 3412/KH-UBND năm 2021 về tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 9Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh thương mại do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 10Kế hoạch 72/UBND-KH năm 2022 về tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 1Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử
- 2Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
- 3Quyết định 4264/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020
- 4Luật Quản lý thuế 2019
- 5Nghị định 126/2020/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Quản lý thuế
- 6Quyết định 02/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án tăng cường công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế tỉnh Đắk Lắk
- 7Quyết định 753/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý thu thuế tài nguyên, tiền cấp quyền, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do Bộ Tài chính ban hành
- 9Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh thương mại điện tử do tỉnh Bình Định ban hành
- 10Kế hoạch 211/KH-UBND năm 2020 về phát triển thương mại điện tử tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- 11Kế hoạch 502/KH-UBND năm 2021 về quản lý thuế và giải pháp chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 12Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động mua bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ trên nền tảng số do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 13Quyết định 1543/QĐ-UBND năm 2021 Quy chế phối hợp quản lý hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 14Kế hoạch 231/KH-UBND năm 2021 về quản lý thuế đối với các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh doanh trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 15Kế hoạch 3412/KH-UBND năm 2021 về tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 16Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số, kinh doanh thương mại do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 17Kế hoạch 72/UBND-KH năm 2022 về tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 13/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 26/07/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Vũ Việt Văn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra