- 1Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 2Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 3Quyết định 1515/2011/QĐ-UBND về Quy định phân công trách nhiệm và phối hợp giữa sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trong quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-UBND | Phú Yên, ngày 22 tháng 09 năm 2015 |
Trong những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa đã phát huy được vai trò tích cực trong nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống xã hội. Tuy nhiên, thời gian gần đây tình hình vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa diễn ra phức tạp: Buôn bán các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng hoặc gian lận trong đo lường đối với các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu… đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ủy ban nhân dân Tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tập trung thực hiện một số nội dung sau đây:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh vi phạm về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa.
- Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất- chất lượng: Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở trong quá trình sản xuất, kinh doanh; xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (ISO 9000, ISO 14000, …); hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại; phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia và các hình thức tôn vinh khác trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Tăng cường hệ thống kiểm định phương tiện đo, đầu tư năng lực kỹ thuật, nâng cao trình độ kiểm định viên, đảm bảo đủ năng lực kiểm định các phương tiện đo thuộc danh mục phải kiểm định theo quy định trên địa bàn. Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh, kiểm tra về đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đáp ứng với tình hình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan:
Tiếp tục thực hiện công tác phối hợp theo Quyết định 1515/2011/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên về việc ban hành Quy chế phân công trách nhiệm và phối hợp giữa các Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trong quản lý nhà nước về đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng tại các Sở, ban, ngành có liên quan với các nội dung cụ thể như sau:
- Tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa bằng nhiều hình thức đến các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong phạm vi của ngành, đơn vị, địa phương mình quản lý.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định của pháp luật.
- Tiếp tục thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ngành, đơn vị mình quản lý chủ động xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo các nội dung và lĩnh vực được phân công và theo phân cấp của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
- Thực hiện việc quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm trong sản xuất trên địa bàn tỉnh, được quy định tương ứng theo lĩnh vực phân công cho các Bộ, ngành tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các Sở, ngành liên quan đề xuất xây dựng và triển khai tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
- Tổ chức tiếp nhận và quản lý bản công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, theo quy chuẩn kỹ thuật do Bộ quản lý chuyên ngành và UBND tỉnh ban hành. Trình tự và thủ tục tiếp nhận bản công bố hợp quy thực hiện theo quy định.
- Phối hợp với các cơ quan có chức năng thực hiện thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, xử lý vi phạm theo quy định và thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng theo quy định.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng có khả năng gây mất an toàn, các cơ quan chức năng có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về chất lượng quy định tương ứng theo lĩnh vực phân công cho các Bộ, ngành quy định tại Khoản 4 Điều 69 và Khoản 2 Điều 70 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát đối với các hành vi vi phạm về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đo lường trên địa bàn; nếu để xảy ra các vi phạm trên địa bàn thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Tỉnh.
- Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc lưu thông hàng hóa kém chất lượng, hàng hóa đã hết hạn sử dụng, hàng giả, hàng hóa độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường, đặc biệt vào các dịp lễ, tết.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện kiểm tra tại các chợ, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh, điểm bán buôn, bán lẻ khác trên địa bàn đối với phép đo, phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn trên địa bàn. Chỉ đạo Ban quản lý chợ bố trí điểm cân đối chứng và duy trì hoạt động cân đối chứng tại khu vực chợ để người tiêu dùng tự kiểm tra. Đồng thời phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Sở Khoa học và Công nghệ triển khai kiểm định phương tiện đo, nhất là tại các chợ, các cơ sở kinh doanh nhằm hạn chế gian lận về đo lường.
- Tiếp tục triển khai thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc địa phương mình quản lý chủ động xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008.
4. Các cơ quan thông tin đại chúng:
Có kế hoạch tuyên truyền rộng rãi trên các kênh thông tin về kết quả hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng trên địa bàn Tỉnh. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đo lường cho các doanh nghiệp và người dân.
5. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm:
- Thường xuyên cập nhật các quy định mới về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh cho cán bộ quản lý và người lao động.
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn; sử dụng chuẩn đo lường, đảm bảo thực hiện phép đo, định lượng hàng hóa, ghi nhãn hàng hóa, công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
- Chủ động đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao năng lực về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp và hội nhập kinh tế.
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện tốt các nội dung Chỉ thị này; định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả thực hiện về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh.
Chỉ thị này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 02/2011/CT-UBND về tăng cường quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn do tỉnh Cà Mau ban hành
- 2Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2015 về tăng cường quản lý nhà nước công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 4Quyết định 2281/2015/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 5Quyết định 58/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 6Quyết định 14/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp kiểm tra đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 7Quyết định 03/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 30/2006/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 8Quyết định 01/2024/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 9Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2024 tăng cường công tác quản lý nhà nước về đo lường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 1Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
- 2Nghị định 132/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- 3Quyết định 1515/2011/QĐ-UBND về Quy định phân công trách nhiệm và phối hợp giữa sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trong quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Yên do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 4Chỉ thị 02/2011/CT-UBND về tăng cường quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn do tỉnh Cà Mau ban hành
- 5Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 6Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2015 về tăng cường quản lý nhà nước công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 7Quyết định 2281/2015/QĐ-UBND Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 8Quyết định 58/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 9Quyết định 14/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp kiểm tra đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 10Quyết định 03/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 30/2006/QĐ-UBND Quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 11Quyết định 01/2024/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 12Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2024 tăng cường công tác quản lý nhà nước về đo lường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2015 về tăng cường quản lý nhà nước về công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- Số hiệu: 13/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 22/09/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Trần Quang Nhất
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/09/2015
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết